Đối diện với dịch bệnh, điều người dân vùng lũ nên làm

Đối diện với dịch bệnh, điều người dân vùng lũ nên làm

Ngô Thị Huyền

Ngô Thị Huyền

Chủ nhật, 25/10/2020 22:24

Sau mưa lũ, cũng là thời điểm bùng phát của dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Quảng Bình đang tăng cường công tác phòng chống dịch, bệnh giai đoạn này.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm ban chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, đến ngày 25/10, tỉnh Quảng Bình đã có 19 người chết, 93 người bị thương, 2 người đang mất tích do mưa lũ. Toàn tỉnh Quảng Bình vẫn đang còn 326 nhà ngập trong nước lũ. Trong đó chủ yếu là tại huyện Lệ Thủy với 300 nhà tại các xã Lộc Thuỷ, An Thuỷ, Hồng Thuỷ và Sơn Thuỷ.

Hiện đa số các hộ dân được di dời ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lũ và sạt lở đã trở về nhà an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn 26 thôn, bản/4xã /3 huyện biên giới bị chia cắt do nước lũ và sạt lở đất; nhiều tuyến đường giao thông đường bộ bị hư hỏng dẫn đến ách tắc.

Tin nhanh - Đối diện với dịch bệnh, điều người dân vùng lũ nên làm

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Bình.

Với người dân ở đay, việc trải qua những ngày nước ngập mái nhà vốn dĩ đã khó khăn, thì nay, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ càng vất vả hơn nữa. Thiếu nước sạch, dịch bệnh, sửa sang nhà cửa, sắm lại những vật dụng sinh hoạt, con giống… là những khó khăn trước mắt mà người dân phải đối mặt.

Sau mưa lũ, cùng là thời điểm bùng phát của dịch bệnh. Song song với việc cứu trợ, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, thì ngành y tế tỉnh Quảng Bình cũng đang tăng cường công tác phòng chống dịch, bệnh sau lũ.

Ông Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình, cho biết, ngay từ đầu năm, Trung tâm đã có kế hoạch cấp thuốc liên quan đến bão lụt cho các trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã trong đó có thuốc phòng chống các dịch bệnh sau lũ. Đồng thời, cũng đã cung cấp hóa chất khử khuẩn môi trường và hóa chất cloraminB, viên khử khuẩn aquatabs để khử khuẩn nguồn nước sinh hoạt...

Tin nhanh - Đối diện với dịch bệnh, điều người dân vùng lũ nên làm  (Hình 2).

Sau mưa lũ, cũng là thời điểm bùng phát của các loại dịch bệnh.

“Ngay sau khi nước rút, cộng đồng tổng vệ sinh môi trường xong, Trung tâm cũng đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp phòng chống dịch sau lụt, tập trung cho việc xử lý môi trường bằng cách phun khử khuẩn, tổ chức các đoàn khám sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho dân ở những vùng ngập lụt nặng”, Giám đốc CDC Quảng Bình cho biết.

Thường sau lũ lụt, bệnh dễ gặp nhất là bệnh về tiêu hóa như: Tiêu chảy, lị, thương hàn... và một số bệnh về da liễu, đau mắt đỏ.

Giám đốc CDC Quảng Bình, khuyến cáo người dân, sau khi lũ rút, nguồn nước bị ô nhiễm rất nặng nề nên trước mắt người dân cần tuân thủ theo hướng dẫn của y tế địa phương, các biện pháp xử lý nguồn nước bằng dung dịch cloraminB (nước giếng) và viên aquatabs (nước sinh hoạt) để sử dụng và thực hiện nghiêm việc ăn chín uống sôi. Ngoài ra, khi phát hiện bệnh, người dân cũng nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.

Đặc biệt, sau lũ, các ổ dịch sốt xuất huyết cũ sẽ có nguy có bùng phát trở lại. Phương án sắp tới, Trung tâm sẽ tăng cường điều tra các chỉ số côn trùng, các vector để chủ động công tác phun hóa chất diệt muỗi phòng sốt xuất huyết. Người dân cũng phải kết hợp với cơ quan chức năng trong việc phòng chống dịch bệnh bằng cách loại bỏ các dụng cụ đựng nước đọng, vệ sinh môi trường sạch sẽ...

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.