Đổi giấy đi đường sau 2 ngày áp dụng, Công an Tp.Hồ Chí Minh nói gì?

Đổi giấy đi đường sau 2 ngày áp dụng, Công an Tp.Hồ Chí Minh nói gì?

Nguyễn Thành Nhân

Nguyễn Thành Nhân

Thứ 3, 24/08/2021 20:47

Chỉ sau 2 ngày áp dụng siết chặt giao thông bằng giấy đi đường, nhiều cơ quan, doanh nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh phải làm lại thủ tục để có giấy theo mẫu mới.

Tối 24/8, tại họp báo về phòng chống Covid-19 của Tp.Hồ Chí Minh, nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho đại diện Công an Tp.Hồ Chí Minh về việc thay đổi mẫu giấy đi đường từ ngày 25/8 trong lúc áp dụng biện pháp giãn cách tăng cường từ ngày sau khi các Sở ngành, quận huyện của địa phương vừa cấp giấy cho việc lưu thông từ ngày 23/8 trước đó.

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an Tp.Hồ Chí Minh cho biết, UBND Tp. giao Công an Tp. làm đầu mối in và quản lý cấp giấy đi đường cho các lực lượng theo nhóm được phép lưu thông của thành phố.

Dân sinh - Đổi giấy đi đường sau 2 ngày áp dụng, Công an Tp.Hồ Chí Minh nói gì?

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an Tp.Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, đại diện Công an Tp. cho rằng, nhiều đơn vị đã hiểu sai, vì cơ quan công an chỉ được giao in và cấp giấy đi đường về các đơn vị đầu mối theo văn bản của UBND Tp., đúng quy định 17 nhóm đối tượng thẩm quyền được cấp.

Đơn vị đầu mối là các Sở ngành, quận huyện có nhiệm vụ tập hợp và báo về Công an Tp. danh sách, số lượng để nhận bản in, giao lại cho đơn vị chủ quản, phân phát cho cán bộ, công nhân, viên chức, doanh nghiệp, các đơn vị quản lý.

“Công an Tp.Hồ Chí Minh không trực tiếp cấp giấy đi đường mà chỉ được giao in, quản lý cấp giấy. Chỉ quản lý được lượng giấy cấp ra bao nhiêu, cấp cho đơn vị nào, trong giấy có quy định một số nội dung về kỹ thuật để quản lý và có mã QR code để người sử dụng quét và khai báo thông tin về cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư”, Thượng tá Lê Mạnh Hà thông tin.

Theo ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Tp.Hồ Chí Minh, việc thực hiện Nghị quyết 86 của Chính phủ và Chỉ thị 11 của Tp.Hồ Chí Minh cần phải nghiêm ngặt giãn cách xã hội với mục tiêu kiểm soát dịch bệnh.

Công an Tp.Hồ Chí Minh là cơ quan được đặt nhiệm vụ in giấy đi đường, còn việc giải quyết của cơ quan chủ quản trên cơ sở danh sách đăng ký.

Cấp giấy đi đường là một trong những thao tác để góp phần cho việc thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội, nhưng ông Khuê cũng ghi nhận sự bất cập, lúng túng trong thủ tục hành chính, khiến công việc bị ảnh hưởng.

Dân sinh - Đổi giấy đi đường sau 2 ngày áp dụng, Công an Tp.Hồ Chí Minh nói gì? (Hình 2).

Công an Tp.Hồ Chí Minh áp dụng kiểm tra giấy đi đường theo mẫu mới từ ngày 25/8 để tăng cường giám sát việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn.

Vì thế, ông Khuê giao cho Công an Tp.Hồ Chí Minh và đơn vị trực tiếp nhận nhiệm vụ, cần khẩn trương hơn và có sự xem xét đặc thù, cân đối tỷ lệ hợp lý trong việc cấp giấy đi đường.

“Không thể thả dạt, cào bằng nhưng cũng cần xem xét để tạo điều kiện cho các đơn vị làm nhiệm vụ tốt”, ông Phan Nguyễn Như Khuê yêu cầu.

Từ 18h ngày 22/8 đến 11h ngày 23/8, Công an Tp.Hồ  Chí Minh đã thực hiện tổng kiểm soát với 19.129 trường hợp, lập biên bản xử lý 317 trường hợp và tạm giữ 48 phương tiện trong ngày đầu tăng cường phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Trước đó, ngày 21/8, UBND Tp. Hồ Chí Minh triển khai văn bản số 2796/UBND-VX về việc tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Theo đó, từ 0h ngày 23/8 đến ngày 6/9, tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của thành phố, của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện phương án 3 tại chỗ hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”.

Các nhóm đối tượng được phép tham gia lưu thông vẫn thực hiện theo Công văn số 2718/UBND-VX ngày 15/8 của UBND Tp.Hồ Chí Minh, bắt buộc có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.