Dồn dập đề xuất giảm sâu lãi vay: Liệu có khả thi?

Thứ 5, 26/08/2021 | 09:54
0
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chính sách giảm lãi suất cho vay chỉ là giải pháp "cấp cứu" tạm thời, vấn đề cấp bách là hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp.

Ngân hàng không tính kỹ có thể sẽ gặp nhiều rủi ro

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài, đặc biệt với làn sóng lần thứ 4 dâng cao đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Số liệu của Tổng Cục Thống kê cho thấy, trong 7 tháng đầu năm nay có gần 80.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể.

Trước những khó khăn chồng chất do dịch bệnh, các hiệp hội cũng có những kiến nghị ngân hàng về việc giảm lãi suất cho vay. Theo đó, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh mới đây vẫn đề xuất ngân hàng giảm 2% lãi suất cho vay đối với DN kinh doanh bất động sản và người mua nhà. 

Hiệp hội Nhựa Việt Nam kiến nghị NHNN sớm có chỉ đạo rà soát những khó khăn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng đại dịch, giảm từ 2 - 3 điểm % lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Đáng chú ý, mới đây Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội có đề xuất giảm từ 3% - 5% lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp.

Trước những kiến nghị của DN đang gặp khó khăn hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã có những cam kết giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, các ngân hàng thương mại cam kết giảm lợi nhuận trên 20.000 tỷ đồng của cả hệ thống để hỗ trợ và chia sẻ khó khăn cho các doanh nghiệp, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Riêng 4 ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn là Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV đã phát huy vai trò tiên phong, ngoài gói hỗ trợ chung còn cam kết thêm khoảng 1.000 tỷ đồng hỗ trợ giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, người dân ở các địa phương gặp khó khăn nhất do dịch Covid-19 và phải thực hiện giãn cách theo nguyên tắc Chỉ thị 16.

Bàn về tính khả thi trong việc giảm lợi nhuận ngân hàng để giảm lãi vay cho doanh nghiệp, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM) cho biết, việc hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh là rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn không hẳn là vấn đề lãi suất, mà là vấn đề tiếp cận được các khoản vay.

 “Giảm lãi suất là tốt nhưng cần quan tâm đến các doanh nghiệp có tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng hay không. Nếu họ đã có tình hình tài chính tốt, vay trả đúng hạn thì nhiều khả năng doanh nghiệp đó đã được ưu tiên giảm lãi suất vì ngân hàng đang có điều kiện đầu vào thấp. Tuy nhiên, vấn đề là các doanh nghiệp mà gặp khó khăn thì giảm lãi suất cho khoản vay cũ là một phần. Phần quan trọng hơn nhiều là có tiếp tục được vay để sống tiếp”, chuyên gia này nói thêm.

Tài chính - Ngân hàng - Dồn dập đề xuất giảm sâu lãi vay: Liệu có khả thi?

Đồng tình với quan điểm này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng nêu nhận định, việc giảm lãi suất cho các doanh nghiệp là cần thiết trong thời điểm hiện tại, song cần dựa vào tình hình kinh doanh của từng ngân hàng để điều chỉnh cho phù hợp.

Theo chuyên gia, tuy biên độ lợi nhuận (NIM) của các ngân hàng có tăng so với năm trước, song giá trị gia tăng có thể chưa thực sự chính xác. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch hiện nay phức tạp hơn nhiều có thể khiến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh trong các quý tới. Áp lực này cùng với sức ép giảm lãi suất cho vay, trong bối cảnh lãi suất huy động đã chạm đáy và dư địa LDR đã dần cạn sẽ tác động mạnh đến lợi nhuận ngân hàng.

“Nợ xấu tiềm ẩn còn rất lớn, ngân hàng cần có nguồn lực để trích lập dự phòng. Nếu không có đủ nguồn lực để trích lập dự phòng, xử lý nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng nói riêng, kinh tế vĩ mô nói chung. Vì vậy nếu các ngân hàng giảm lãi cho vay mà không tính kỹ có thể sẽ gặp nhiều rủi ro”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu phân tích.

Cần xây dựng “tổ hợp tín dụng”

Nêu ý kiến về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, TS.Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chính sách hỗ trợ như giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ,.. chỉ là giải pháp cấp cứu tạm thời, không giải quyết tận gốc vấn đề.

Hơn hết,  lãi suất thì phải vận động theo thị trường, lãi suất cho vay phụ thuộc vào lãi suất huy động. Nếu lãi suất huy động giảm sâu sẽ khiến dòng tiền chạy ra khỏi hệ thống ngân hàng.

Tài chính - Ngân hàng - Dồn dập đề xuất giảm sâu lãi vay: Liệu có khả thi? (Hình 2).

Theo vị chuyên gia này, để “giải cứu” các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng cần xây dựng "tổ hợp tín dụng".  Ông đưa ra ví dụ ở nước ngoài, có những dự án vốn rất lớn, một mình ngân hàng không tham gia được vì vượt hạn mức cho vay theo quy định. Họ sẽ tập hợp từ 10-20 ngân hàng vào thành một tổ hợp tín dụng và từ đó tài trợ cho dự án.

Tại Việt Nam, trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn vì dịch bệnh, Ngân hàng Nhà nước cần đứng ra tổ chức một tổ hợp tín dụng cho toàn quốc và yêu cầu các ngân hàng phải tham gia. Hạn mức cho tổ hợp này phải tương đương với gói năm ngoái là 300.000 tỷ đồng.

“Các ngân hàng tham gia với một tỷ lệ tương đương 3% tổng dư nợ hiện tại của mỗi ngân hàng. Hiện tại, tổng dư nợ của nền kinh tế là hơn 9,5 triệu tỷ đồng, vậy nên con số hạn mức đó sẽ lên tới khoảng 300.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp được vay tín chấp tuần hoàn 2 năm đầu và trả dần trong 3 năm tiếp theo với lãi suất thấp, chỉ 3%-5%/năm,” ông Hiếu khuyến nghị." - ông Hiếu khuyến nghị.

Vậy câu hỏi đặt ra là tiền đâu để cho vay với lãi suất thấp như vậy? Ông Hiếu cho rằng: Các ngân hàng có nguồn huy động tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất rất thấp, thậm chí bằng 0%. Ngân hàng nên lấy phần tiền gửi không kỳ hạn này để đóng góp vào trong tổ hợp tín dụng và cho doanh nghiệp vay với hình thức vay 5 năm, 2 năm đầu vay tuần hoàn, vay đi trả lại và 3 năm sau trả dần cho đến khi hết nợ.

"Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành quy chế cho vay, rồi đứng ra giám sát để tổ hợp tự điều hành, cần chọn ra một ngân hàng đứng đầu điều hành. Tổ hợp sẽ cho vay tín chấp mà vay tín chấp thì lại rủi ro cho các ngân hàng. Chính vì thế, tổ hợp tín dụng này phải liên kết với Quỹ bảo lãnh tín dụng Quốc gia do Chính phủ thành lập, để bảo lãnh cho ngân hàng để họ yên tâm cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp. " - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, trong thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 01 năm 2020 và thông tư 03 năm 2021 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc, lãi của khoản nợ.

Để được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoản nợ phải phát sinh trước ngày 1-8 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, thay vì phát sinh trước ngày 10-6-2020 như quy định hiện nay.

PHƯƠNG LY

Doanh nghiệp mà “sống được” thì ngân hàng mới “sống khỏe”

Thứ 5, 26/08/2021 | 08:55
Thiếu hụt dòng tiền là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp, như cơ thể bị thiếu oxy, dòng vốn tín dụng bị tắc có thể làm DN "ngộp thở" ngay lập tức.

Thời gian cơ cấu nợ, miễn giảm lãi phí ngân hàng sẽ kéo dài thêm 6 tháng

Thứ 6, 20/08/2021 | 07:51
Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa đổi Thông tư 03 theo hướng khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có thêm khoảng thời gian 6 tháng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Xem xét hạn chế tín dụng nếu ngân hàng không giảm lãi suất thực chất

Thứ 5, 19/08/2021 | 13:11
Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế tín dụng với những ngân hàng không giảm lãi suất, phí dịch vụ thực chất như cam kết.

16 ngân hàng cam kết giảm lãi suất 20.500 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp

Thứ 5, 12/08/2021 | 07:00
Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, việc tăng cường nguồn lực yểm trợ cho DN phục hồi sẽ là vấn đề mà NHNN đặc biệt ưu tiên trong thời gian tới.

Các gói hỗ trợ doanh nghiệp còn khoảng cách khá xa từ chủ trương tới thực tế

Chủ nhật, 08/08/2021 | 13:27
Đánh giá cao các gói hỗ trợ của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua, song ông Mạc Quốc Anh cho rằng vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện tính hiệu quả.
Cùng tác giả

Bất động sản “đóng băng”, Samland lãi vỏn vẹn 700 nghìn đồng

Chủ nhật, 17/10/2021 | 13:14
Tuy lãi ròng quý III chỉ vỏn vẹn vài trăm nghìn đồng, song Samland lại phát sinh thêm khoản vay nợ tài chính lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Nhựa An Phát Xanh (AAA): Lãnh đạo muốn bán toàn bộ 462.000 cổ phiếu

Chủ nhật, 17/10/2021 | 09:37
Nếu giao dịch thành công, bà Nguyễn Thị Thuỳ Vân sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh.

Một cá nhân lỗ hơn 55 tỷ sau hai tuần mua cổ phiếu TGG

Thứ 6, 15/10/2021 | 16:07
Sau hai tuần nắm giữ cổ phiếu TGG, bà Trần Duy Kiều đã bán ra với giá 28.600 đồng/CP, ước tính lỗ hơn 55 tỷ đồng.

Louis Land (BII) kinh doanh thế nào sau khi gia nhập "họ Louis"?

Thứ 6, 15/10/2021 | 10:26
Sau 9 tháng, Louis Land ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 367 tỷ đồng và 55 tỷ đồng.

Một công ty chứng khoán báo lãi quý III gấp 7 lần cùng kỳ

Thứ 5, 14/10/2021 | 15:31
Mới đây, công ty này đã điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận lên gấp 42 lần, đạt mức 200 tỷ đồng trong năm 2021.
Cùng chuyên mục

Áp lực chốt lời ngắn hạn hiện hữu, thị trường quay đầu giảm điểm

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:10
Hầu hết các nhóm ngành đều giảm điểm, tuy nhiên vẫn le lói vài ngành ngược dòng tăng điểm như dầu khí, công nghệ, các dịch vụ hạ tầng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính "nhắc nhở" công ty chứng khoán sau sự cố VNDIRECT

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:18
Phó Chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn cho biết sáng ngày 29/3, VNDIRECT đã hoàn thiện cơ bản 4 bước để đi vào hoạt động trở lại.

Thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:22
Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính gồm 20 thành viên, do ông Bùi Văn Khắng - Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng và Tổ thư ký giúp việc hội đồng.

SeABank muốn tăng vốn điều lệ lên tối đa 30.000 tỷ đồng

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:38
Theo SeABank, việc bổ sung vốn điều lệ là cơ sở để nâng cao năng lực hoạt động, thúc đẩy quá trình phát triển, tăng năng lực tài chính.

VNDIRECT dự kiến hoạt động trở lại từ ngày 1/4

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:33
Hiện VNDIRECT hoàn tất các thủ tục với cơ quan quản lý an toàn an ninh thông tin để có thể chính thức kết nối với 2 sở giao dịch chứng khoán sau 5 ngày xảy ra sự cố.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Lăng kính chứng khoán 29/3: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 6, 29/03/2024 | 06:30
Có thể áp lực chốt lời sẽ gia tăng sau nhiều phiên giữ vững sắc xanh, nhà đầu tư nên tránh tâm lý fomo mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá để hạn chế rủi ro.

Thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:22
Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính gồm 20 thành viên, do ông Bùi Văn Khắng - Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng và Tổ thư ký giúp việc hội đồng.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Cổ đông Techcombank sắp nhận cổ tức "khủng"

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:43
Techcombank lần đầu trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 15%, tức mỗi cổ phiếu TCB dự kiến được nhận 1.500 đồng.