Đơn hàng nửa cuối năm và cơ hội cho doanh nghiệp dệt may xuất khẩu

Đơn hàng nửa cuối năm và cơ hội cho doanh nghiệp dệt may xuất khẩu

Thứ 5, 27/04/2023 | 20:46
0
Kỳ vọng lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may nửa cuối năm sẽ tăng so với đầu năm, đưa tổng giá trị xuất khẩu tăng so với năm 2022.

Hy vọng giá trị xuất khẩu sẽ tăng

Theo Thời báo Tài Chính, thông tin tại hội thảo “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu” tổ chức ngày 27/4 tại TP. Hồ Chí Minh, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Vitas cho biết, trong quý I/2023, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may đạt hơn 5,8 tỷ USD, ước tính kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4 có thể đạt thêm 3 tỷ USD, trong khi mục tiêu năm 2023 của ngành dệt may đặt ra là 47 tỷ USD.

Theo Tuổi Trẻ, theo nhận định của bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), lượng khách hàng từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... tới Việt Nam tìm hiểu sản phẩm dệt may đang có xu hướng tăng nhanh, hy vọng trong nửa cuối năm giá trị xuất khẩu sẽ được cải thiện.

Theo bà Mai, dù còn nhiều khó khăn, nhưng theo thông tin từ nhiều doanh nghiệp, sau thời gian dài im ắng, gần đây số lượng các đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước, đặc biệt đối với phân khúc thời trang công sở.

Do đó, kỳ vọng lượng xuất khẩu nửa cuối năm sẽ tăng so với đầu năm, đưa tổng giá trị xuất khẩu tăng so với năm 2022.

"Năm ngoái chúng ta xuất được hơn 44 tỷ USD, và mục tiêu năm nay là 45-46 tỷ USD, trường hợp thị trường chuyển biến tốt thì có thể lên 47-48 tỷ USD. Tuy vậy, giá trị xuất khẩu các tháng đầu năm đã giảm mạnh so với năm 2022, nên để cả năm 2023 được tăng trưởng, chúng ta phải nỗ lực rất lớn ở 2 quý cuối năm", bà Mai nhận định.

Kinh tế vĩ mô - Đơn hàng nửa cuối năm và cơ hội cho doanh nghiệp dệt may xuất khẩu

Kỳ vọng lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may nửa cuối năm sẽ tăng so với đầu năm, đưa tổng giá trị xuất khẩu tăng so với năm 2022. Ảnh minh họa từ internet 

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Bình Dương cho rằng khó khăn đối với ngành dệt may bắt đầu từ giữa năm 2022, và thường theo chu kỳ, sau một năm thị trường sẽ dần cải thiện.

Ngoài ra, Việt Nam có 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực nên số lượng các thị trường áp dụng thuế suất bằng 0% đối với hàng may mặc nhập từ Việt Nam sẽ ngày càng nhiều, đây là động lực kéo sự tăng trưởng.

Tuy vậy, theo vị này, xuất khẩu may mặc đang phụ thuộc rất lớn vào các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc... Do đó, nếu giá trị xuất đi các thị trường này vẫn sụt giảm mạnh, mục tiêu năm 2023 khó đạt được.

"Những năm xuất khẩu tốt, tăng trưởng về giá trị của ngành dệt may có thể đạt trên dưới 8%/năm, nhưng năm nay chúng tôi chỉ dám kỳ vọng khoảng 0,5-1%", đại diện doanh nghiệp may mặc ở Bình Dương nói.

Theo Thời báo Tài Chính, nhiều thách thức đặt ra với ngành dệt may trong bối cảnh hiện nay. Đó là tổng cầu giảm trên toàn thế giới do lạm phát, trong khi người tiêu dùng ở các thị trường lớn có tâm lí thắt chặt chi tiêu, vấn đề xung đột địa chính trị ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.... Bên cạnh đó, hàng tồn kho của các nhãn hàng trên toàn cầu hiện vẫn tương đối lớn, tạo áp lực cho các nước sản xuất như Việt Nam.

Hiện Vitas đang tích cực kết nối với các tổ chức tài chính quốc tế như IFC Việt Nam, Olea Việt Nam để hướng đến xây dựng một chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh, có dự án đầu tư phát triển bền vững.

Những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Trong những nhóm giải pháp đặt ra cho dệt may, theo ông Vũ Đức Giang, các doanh nghiệp cần chú trọng sự linh hoạt và đa dạng hoá từ cơ cấu sản phẩm, khách hàng và thị trường. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản thì gần đây dệt may bắt đầu khai thác các thị trường mới cùng tham gia các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Trong đó có Canada, Australia, Trung Đông, châu Phi và các nước thuộc cộng đồng SNG.

Tuy nhiên, một vấn đề áp lực với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may khi tiếp cận thị trường mới là an toàn dòng tiền. Do vậy, thông qua các định chế, tổ chức tài chính quốc tế, Vitas mong muốn tìm kiếm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá mức độ tin cậy của những giao dịch quốc tế, đồng thời có giải pháp thu hồi dòng tiền khi xuất khẩu hàng sang các thị trường mới.

Bên cạnh sử dụng dịch vụ trung gian của các định chế tài chính quốc tế, lãnh đạo Vitas cho rằng, việc tham gia vào các chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng của các nhãn hàng sẽ là sự bảo lãnh quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận dòng tiền trong bối cảnh hiện nay.

Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất đang đứng trước thách thức phải thực hiện chuyển đổi sản xuất xanh. Song quá trình chuyển đổi như vậy cần nguồn lực đầu tư rất lớn. Phía Vitas dẫn ra cách làm của Bangladesh, đó là các dự án chuyển đổi xanh được ưu tiên vay vốn với lãi suất thấp

Theo Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đang dần mất lợi thế về nhân công giá rẻ, nên bắt buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng áp dụng công nghệ số, đầu tư máy móc để phát triển, tiết giảm nhân lực, đặc biệt trong ngành dệt may rất cần sự chuyển dịch này.

Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu của Việt Nam trong quý 1/2023 ước đạt 8,213 tỷ USD, giảm 24,6% so với quý 1/2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu hàng dệt may quý 1/2023 đạt 7,1 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022, do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu.

Đào Vũ (T/h)

 

Tag: dệt may

Khó khăn trong năm 2023: Kịch bản nào để ngành dệt may vượt qua thách thức?

Thứ 2, 17/04/2023 | 06:33
Năm 2023, dự báo, kinh tế thế giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tổng cầu dệt may thế giới khoảng 700 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2022.

Thiếu hụt đơn hàng, doanh nghiệp dệt may gặp khó

Chủ nhật, 09/04/2023 | 07:48
Xuất khẩu dệt may đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do sức mua từ các thị trường lớn như Mỹ, EU giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp chưa có đơn hàng tháng 4.
Cùng tác giả

338 công dân Việt Nam mắc kẹt tại khu vực giao tranh Myanmar đã về nước an toàn

Thứ 3, 05/12/2023 | 14:33
Thực hiện chủ trương nhân đạo của Nhà nước Việt Nam và nhằm bảo đảm an toàn tối đa tính mạng của công dân, toàn bộ chi phí đưa công dân về nước được Chính phủ chi trả.

Mở ra thời kỳ hợp tác phát triển mới giữa Việt Nam và Nhật Bản

Thứ 6, 01/12/2023 | 16:12
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản. Kết thúc chuyến thăm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và dấu ấn nổibật của chuyến thăm này.​

Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 5 tỷ USD

Thứ 5, 30/11/2023 | 14:39
Ngày 29/11/2023, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Việt Nam là đối tác kinh tế ưu tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 4, 29/11/2023 | 16:37
Ngày 29/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Omer Bolat.

Toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 21:28
Nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đến Nhật Bản (27-30/11), Việt Nam và Nhật Bản đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới".
Cùng chuyên mục

Horasis Bình Dương: Phát triển kinh tế hướng tới cộng đồng thông minh

Thứ 2, 04/12/2023 | 16:02
Nhiều phiên đối thoại được tổ chức tại Horasis châu Á 2023. Đây là cơ hội của nhiều doanh nghiệp, trong đó Bình Dương hướng tới phát triển cộng đồng thông minh.

Bộ trưởng Bộ KHCN: Bình Dương hướng hoạt động công nghệ thành động lực phát triển kinh tế, xã hội

Thứ 2, 04/12/2023 | 15:45
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ cho rằng, việc phát triển, áp dụng công nghệ phải bền vững làm động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Sửa đổi, bổ sung một số điều về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Thứ 2, 04/12/2023 | 15:08
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Sản xuất công nghiệp ở Đà Nẵng tiếp tục đối mặt khó khăn, thách thức

Chủ nhật, 03/12/2023 | 20:00
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành thu hút số lượng lao động nhiều nhất, nhưng cũng có mức sụt giảm lao động nhiều nhất so với tháng cùng kỳ năm 2022.

Bài toán lãng phí nguồn lực khi sân bay miền Tây vắng khách

Chủ nhật, 03/12/2023 | 19:45
Trong khi nhiều sân bay quá tải thì các sân bay ở miền Tây lại hoạt động kém hiệu quả, cần giải pháp kích cầu để tránh lãng phí.
     
Nổi bật trong ngày

Horasis Bình Dương: Phát triển kinh tế hướng tới cộng đồng thông minh

Thứ 2, 04/12/2023 | 16:02
Nhiều phiên đối thoại được tổ chức tại Horasis châu Á 2023. Đây là cơ hội của nhiều doanh nghiệp, trong đó Bình Dương hướng tới phát triển cộng đồng thông minh.

Giá vàng 4/12: Vàng thế giới tăng vọt, lập kỷ lục mới

Thứ 2, 04/12/2023 | 10:15
Giá vàng thế giới tăng vọt 25 - 75 USD mỗi ounce, lên 2.097 USD, có thời điểm lên cao nhất 2.147 USD, đây là mức giá kỷ lục cao mới của vàng.

Sửa đổi, bổ sung một số điều về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Thứ 2, 04/12/2023 | 15:08
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Giá vàng 5/12: Giá vàng trong nước và thế giới cùng lao dốc

Thứ 3, 05/12/2023 | 10:01
Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt đi xuống phiên sáng nay (5/12), trong đó thương hiệu SJC tuột khỏi mốc 74 triệu đồng mỗi lượng.

Bộ trưởng Bộ KHCN: Bình Dương hướng hoạt động công nghệ thành động lực phát triển kinh tế, xã hội

Thứ 2, 04/12/2023 | 15:45
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ cho rằng, việc phát triển, áp dụng công nghệ phải bền vững làm động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.