Đòn “trả đũa” của Trung Quốc đối với Mỹ có nguy cơ phản tác dụng

Đòn “trả đũa” của Trung Quốc đối với Mỹ có nguy cơ phản tác dụng

Thứ 3, 04/07/2023 | 17:59
0
Nỗ lực hạn chế xuất khẩu kim loại mới nhất của Trung Quốc chỉ giúp các quốc gia khác thành công giảm sự phụ thuộc vào quốc gia này.

Bộ Thương mại và Cục Hải quan Trung Quốc hôm 3/7 cho biết, các công ty xuất khẩu gali và germani, 2 khoáng chất được sử dụng trong sản xuất chip, sẽ phải xin giấy phép từ Bộ này hoặc thậm chí Hội đồng Nhà nước nếu họ muốn bắt đầu hoặc tiếp tục vận chuyển chúng ra khỏi Trung Quốc.

Quyết định của Trung Quốc cho thấy nước này có quyền lực để trả đũa các động thái của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu nhằm cắt đứt Bắc Kinh khỏi công nghệ tiên tiến.

Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thăm Bắc Kinh dường như nhằm mục đích tạo đòn bẩy cho Trung Quốc trong việc yêu cầu Nhà Trắng dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu có nguy cơ cản trở sự phát triển của quốc gia châu Á.

Động thái này cũng cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt trước những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn Trung Quốc tiếp cận những con chip cần thiết để thống trị công nghệ như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.

Tuy nhiên, biện pháp này là con dao hai lưỡi, và có thể tạo động lực mới cho các nhà sản xuất nước ngoài chuyển sản xuất ra khỏi nước này, thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng, theo các nhà nghiên cứu của công ty tư vấn Eurasia có trụ sở tại New York, Mỹ.

“Có thể có một số cú sốc ban đầu đối với thị trường và các công ty, nhưng theo thời gian, nếu những hạn chế này tiếp tục tồn tại, thị trường và các công ty sẽ điều chỉnh”, phó giáo sư khoa học chính trị Ja Ian Chong tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết.

Thế giới - Đòn “trả đũa” của Trung Quốc đối với Mỹ có nguy cơ phản tác dụng

Một công nhân sản xuất vật liệu đóng gói chất bán dẫn tại một nhà máy ở thành phố Hải An, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Foreign Policy

Trước đây, Trung Quốc từng hạn chế việc xuất khẩu đất hiếm, nhưng điều đó chỉ khơi mào cho một cuộc chạy đua tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế, khiến quốc gia này bị mất đi vị trí thống trị trên thị trường. 

Sản lượng đất hiếm tại Úc và Mỹ sau đó tăng lên, đẩy tỉ trọng sản lượng khai thác của Trung Quốc xuống 70% nguồn cung toàn cầu vào năm 2022 từ mức cao nhất 98% vào năm 2010, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ.

Trung Quốc hiện chiếm khoảng 94% sản lượng gali của thế giới, theo Trung tâm Thông tin Khoáng sản Quan trọng của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, các kim loại này không phải loại hiếm có khó tìm, dù chi phí khai thác tương đối cao.

Trung Quốc cho biết, các yêu cầu cấp phép mới đối với việc xuất khẩu gali và gecmani, cùng với các hợp chất hóa học của chúng, là nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Đây cũng là lý do mà Mỹ và các đồng minh đưa ra cho việc kiểm soát xuất khẩu của họ.

Tuy nhiên, Trung Quốc được cho là có nhiều thứ để mất hơn Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế ngày càng gia tăng.

Công cụ hiệu quả nhất mà Bắc Kinh có thể áp dụng để trừng phạt các nước khác là cắt đứt khả năng tiếp cận thị trường khổng lồ này, hoặc hạn chế xuất khẩu hàng hóa quan trọng chiến lược, nhưng điều này càng thúc đẩy việc tách rời khỏi Trung Quốc.

Đây không phải là điều Bắc Kinh mong muốn, vì nó sẽ làm suy yếu mục tiêu trở thành quốc gia chiếm ưu thế trong các công nghệ mới và thiết yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, “ngay bây giờ, an ninh quốc gia, công nghệ và lãnh đạo kinh tế đang được ưu tiên hơn toàn cầu hóa. Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thiên về cạnh tranh hơn là hợp tác”, ông Morris Chang, người sáng lập “gã khổng lồ” bán dẫn TSMC có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc) cho biết tại một sự kiện ở Đài Bắc hôm 4/7.

Nguyễn Tuyết (Theo Bloomberg, SCMP)

Mỹ giáng thêm đòn vào ngành công nghiệp AI Trung Quốc

Thứ 3, 04/07/2023 | 15:19
Mỹ đang chuẩn bị hạn chế quyền truy cập của các công ty Trung Quốc vào các dịch vụ điện toán đám mây của Amazon và Microsoft.

Trung Quốc “ăn miếng trả miếng” trước các lệnh cấm chip của phương Tây

Thứ 3, 04/07/2023 | 10:19
Trung Quốc đã đặt ra các hạn chế xuất khẩu đối với 2 loại khoáng sản mà Mỹ cho là quan trọng đối với việc sản xuất chất bán dẫn, hệ thống tên lửa và pin mặt trời.

Nấc thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Thứ 4, 28/06/2023 | 13:07
Trí tuệ nhân tạo có thể là chiến trường mới trong cuộc chiến giành ưu thế công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Pháp nâng mức độ nguy cơ cúm gia cầm lên mức “cao”

Thứ 5, 07/12/2023 | 07:00
Trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, Pháp đã nâng mức độ nguy cơ cúm gia cầm lên mức “cao” vào ngày 5/12 vừa qua.

Đảng cầm quyền Hungary phản đối Ukraine gia nhập EU

Thứ 4, 06/12/2023 | 21:08
Hungary luôn khiến NATO và EU “đau đầu” khi một trong 2 tổ chức này mong muốn thể hiện một mặt trận thống nhất.

EU mang thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc

Thứ 4, 06/12/2023 | 14:49
Các nhà lãnh đạo hàng đầu EU sẽ tìm cách trấn an các nhà lãnh đạo Trung Quốc về kế hoạch giảm thiểu rủi ro của khối này.

Nga không kích sân bay quân sự chiến lược của Ukraine

Thứ 4, 06/12/2023 | 14:00
Trang AVP thông tin, Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào nhiều mục tiêu của Ukraine, trong số đó có sân bay Starokonstantinov.

Gã khổng lồ năng lượng Nga cân nhắc bán nhà máy lọc dầu bên Biển Đen

Thứ 4, 06/12/2023 | 12:17
Bulgaria có kế hoạch chấm dứt tất cả hoạt động nhập khẩu dầu thô Nga trước thời hạn, và áp thuế 60% đối với lợi nhuận của gã khổng lồ dầu mỏ Nga Lukoil.
     
Nổi bật trong ngày

Lính dù và hỏa lực Nga chặn đứng nỗ lực đổ bộ của lực lượng Ukraine

Thứ 4, 06/12/2023 | 10:00
Theo AVP, Bộ chỉ huy Lực lượng Vũ trang Ukraine tiếp tục triển khai các nhóm đổ bộ để vượt sông Dnieper nhằm tạo đầu cầu ở tả ngạn vùng Kherson.

Đảng cầm quyền Hungary phản đối Ukraine gia nhập EU

Thứ 4, 06/12/2023 | 21:08
Hungary luôn khiến NATO và EU “đau đầu” khi một trong 2 tổ chức này mong muốn thể hiện một mặt trận thống nhất.

Nga không kích sân bay quân sự chiến lược của Ukraine

Thứ 4, 06/12/2023 | 14:00
Trang AVP thông tin, Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào nhiều mục tiêu của Ukraine, trong số đó có sân bay Starokonstantinov.

Những mặt hàng Mỹ, EU, Trung Quốc coi là “tối quan trọng”

Thứ 4, 06/12/2023 | 06:47
Nhu cầu về nguyên liệu tối quan trọng của Mỹ, EU và Trung Quốc giao nhau ở 10 loại, bao gồm coban, lithium, than chì và đất hiếm.

EU mang thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc

Thứ 4, 06/12/2023 | 14:49
Các nhà lãnh đạo hàng đầu EU sẽ tìm cách trấn an các nhà lãnh đạo Trung Quốc về kế hoạch giảm thiểu rủi ro của khối này.