Đông Nam Á cần chú trọng hồi phục kinh tế qua các giải pháp bao trùm

Đông Nam Á cần chú trọng hồi phục kinh tế qua các giải pháp bao trùm

Nguyễn Lê Tùng Phong

Nguyễn Lê Tùng Phong

Thứ 4, 16/03/2022 15:07

Chú trọng tăng trưởng bao trùm và tập trung hỗ trợ phụ nữ là những bài học được các chuyên gia từ ADB và các bên rút ra trong buổi thảo luận sáng 16/3.

Sáng 16/3, trong khuôn khổ của Hội nghị chuyên đề Phát triển Đông Nam Á (SEADS), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phối hợp với các đối tác tổ chức buổi thảo luận về các giải pháp tăng trưởng bao trùm nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. 

Buổi thảo luận có sự tham gia của Phó Chủ tịch ADB khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương Ahmed M. Saeed, Thống đốc ngân hàng trung ương Philippines Benjamin Diokno, Tổng thư ký CARE International Sofia Sineiro và Chủ tịch Trung tâm Tăng trưởng Bao trùm của Mastercard Shamina Singh.

Đứng từ góc độ của một tổ chức nhân đạo toàn cầu, bà Sofia Sineiro cho rằng đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ và khiến tiến bộ về bình đẳng giới bị lùi lại một thế hệ. 

Nhiều phụ nữ làm việc trong khu vực không chính thức và do đó không được hệ thống an sinh xã hội bảo vệ đầy đủ. Bạo lực đối với phụ nữ cũng là một vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn do đại dịch. Do đó, chính sách phục hồi sau đại dịch sẽ cần tập trung giải quyết các vấn đề này, đồng thời tăng cường khả năng lãnh đạo của phụ nữ. 

Kinh tế vĩ mô - Đông Nam Á cần chú trọng hồi phục kinh tế qua các giải pháp bao trùm

Các đại biểu tham gia buổi thảo luận thuộc sự kiện SEADS.

Theo bà Sineiro, tăng cường bình đẳng giới cũng có thể là một cơ hội đi cùng quá trình “chuyển đổi xanh” nền kinh tế. Đầu tư vào các lĩnh vực mới, cải tổ các ngành nghề như an sinh xã hội vốn sử dụng nhiều lao động nữ có thể là một cách tiếp cận cho sự thụt lùi về bình đẳng giới do đại dịch gây ra. 

Ông Ahmed M. Saeed thì cho rằng Covid-19 đã làm lộ ra nhiều điểm yếu trong chính sách hợp tác trong nước và giữa các quốc gia cũng như khả năng đối phó với các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu.

Ông Saeed nói: "Tôi cho rằng một điều mà Covid-19 đã phơi bày sự mong manh của hệ sinh thái mà chúng ta đã xây dựng - một hệ thống chuỗi cung ứng dựa trên nguyên tắc sản xuất tinh gọn và kịp thời (just-in-time - JIT) thay vì chiến lược phòng bị (just-in-case - JIC)."

Theo ông Saeed, hợp tác giữa các bên cả công và tư sẽ là một yêu cầu thiết yếu đối với phục hồi kinh tế và mục tiêu tăng trưởng bao trùm sau đại dịch.

"Tin tốt là chúng ta đang thấy các bên càng ngày càng có động lực hơn; rất nhiều tổ chức đã có cam kết về mục tiêu phát triển bền vững, phát thải ròng bằng không và bình đẳng giới."

Còn theo bà Shamina Singh, khu vực Đông Nam Á đang trên con đường phục hồi tốt hơn, nhưng vẫn còn nhiều thử thách đặc biệt từ khu vực lao động không chính thức. Quan trọng là chính sách cần như thế nào để bao trùm khu vực lao động này vào nền kinh tế chính thức. 

Bản thân Mastercard cũng đang chú ý xây dựng sản phẩm và dịch vụ lấy trọng tâm là góc nhìn của khách hàng, đồng thời nỗ lực tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho đối tượng cần thiết và chưa có khả năng sử dụng các sản phẩm tín dụng truyền thống tại châu Á.

Bà Singh cho biết: "Chúng tôi đang mang đến sự minh bạch trong tiếp cận tín dụng cho phụ nữ và chủ doanh nghiệp nhỏ.".

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.