Đột quỵ mùa nắng nóng: Xử lý và phòng tránh như thế nào?

Đột quỵ mùa nắng nóng: Xử lý và phòng tránh như thế nào?

Thứ 6, 02/07/2021 | 13:51
0
Những ngày tới đây nhiều vùng trên cả nước được dự báo có nắng nóng gay gắt, có nơi chạm mốc 40 độ C. Vậy cần làm gì để phòng tránh nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ hôm nay (2/7) đến cuối tuần (4/7), do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn nên phía Đông Bắc Bộ, phía nam Sơn La, Hòa Bình và khu vực Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35-38 độ C; riêng khu vực Trung Bộ có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi chạm mốc 40 độ C.

Đáng nói nắng nóng gay gắt đổ bộ cũng là lúc bệnh đột quỵ vào guồng gia tăng. Nắng nóng là yếu tố làm gia tăng đột quỵ là bởi đối với cơ thể người, nhiệt độ phù hợp nhất là khoảng 25 độ C. Trong khoảng từ 20-30 độ C cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt. Tuy nhiên, nếu vượt xa ngưỡng này, cơ thể không thể điều chỉnh kịp sẽ dẫn đến các tai biến do nhiệt độ, điển hình và nguy hiểm nhất là đột quỵ.

Oi bức và đột quỵ liên quan đến nhau là vì trời nắng nóng, sự bài tiết mồ hôi nhiều nên dễ mất nước, làm máu trở nên đặc quánh, tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối. Mất nước cũng làm giảm lượng máu lên não nên sẽ tăng khả năng gây ra đột quỵ.

Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng nóng

Dẫn đầu nhóm đối tượng dễ bị đột quỵ mùa nắng nóng là người già trên 60 tuổi, kế đến là những người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần,…

Người già và trẻ em (trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi) dễ gặp phải biến cố đột quỵ do nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác. Tuy nhiên những người trẻ có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước, người hay phải chịu áp lực công việc/cuộc sống… cũng rất dễ bị đột quỵ vào mùa hè. 

Bên cạnh đó, đột quỵ thường xảy ra với người thành thị hơn nông thôn. Nguyên nhân là bởi đô thị hóa, bê-tông hóa khiến nhiệt độ môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết. Trong khi đó, vào ban đêm lại xảy ra hiện tượng “đảo nhiệt”, tức là nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn. Ngoài ra cú sốc nhiệt khi bước ra từ phòng máy lạnh đã khiến các chuyên khoa đột quỵ ở các thành phố lớn quá tải rất nhiều.

Theo các chuyên gia, nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời dao động từ 32 độ C trở lên. Với mức nhiệt độ này, các bác sĩ khuyến cáo không nên hoạt động mạnh ngoài trời hay đang ngồi điều hoà trong nhà đột ngột ra ngoài đường vì dễ dẫn đến sốc nhiệt và đột quỵ.

Các dấu hiệu của đột quỵ do nắng nóng

Đời sống - Đột quỵ mùa nắng nóng: Xử lý và phòng tránh như thế nào?

Choáng váng, hoa mắt là một trong những biểu hiện của đột quỵ do nắng nóng. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng điển hình nhất là nhiệt độ cơ thể tăng cao, có khi lên đến 40 độ C, kèm theo ngất xỉu. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác, bao gồm:

-Đau nhức đầu

-Choáng váng, hoa mắt.

-Không đổ mồ hôi, mặc dù cơ thể đang rất nóng

-Da đỏ, khô, nóng hừng

-Chuột rút, tê người

-Buồn nôn và nôn

-Tim đập nhanh, thở nông

-Những thay đổi về hành vi, như rối loạn tâm thần, mất phương hướng

-Phát cơn co giật, động kinh

-Ngất xỉu, bất tỉnh.

Cách xử trí khi bị đột quỵ do nắng nóng

Nếu gặp người bị đột quỵ do nắng nóng, cần đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát. Đầu tiên phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi bỏ bớt quần áo; chườm bằng nước mát khắp người (Chườm vào các vùng bẹn, nách, vì đây là những vị trí có nhiều mạch máu gần với da, khi được làm mát có thể nhanh chóng làm giảm thân nhiệt) hoặc phun nước hay nhúng cả người nạn nhân vào bể nước mát. Khi thân nhiệt nạn nhân giảm xuống 38 độ C, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị.

Bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao.

Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ trong mùa nắng nóng

Khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài đường, nhất là những lúc nắng gắt, buổi trưa đứng nắng.

Đời sống - Đột quỵ mùa nắng nóng: Xử lý và phòng tránh như thế nào? (Hình 2).

Người già nên hạn chế ra ngoài đường, nhất là những lúc nắng gắt, để tránh nguy cơ đột quỵ. (Ảnh minh họa)

Những người mắc các bệnh mạn tính dẫn đến nguy cơ cao bị đột quỵ nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa như uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh vì việc này cũng giúp kiểm soát được yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

Với người mắc bệnh tim mạch, nên dùng máy điều hòa để làm mát. Khi dùng điều hòa, chỉ nên để nhiệt độ ở khoảng 27 độ C và mức chênh lệch trong và ngoài phòng tốt nhất không vượt quá 7 độ C. Không để điều hòa thổi thẳng vào mặt, không nằm điều hòa ngay sau khi tắm vì ảnh hưởng xấu tới hoạt động của tim và huyết áp. Trước khi ra khỏi phòng, nên tăng nhiệt độ hoặc tắt điều hòa, ngồi nghỉ trong phòng để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.

Khi đi nắng về, cơ thể ra nhiều mồ hôi không nên tắm nước lạnh ngay mà phải ngồi nghỉ chừng 30 phút, để mồ hôi khô ráo, lỗ chân lông thu nhỏ lại, không giãn ra mới được đi tắm.

Ngoài ra, thời tiết nắng nóng khiến cho cơ thể dễ mất nước, do đó cần chú ý bổ sung đủ nước trong ngày. Việc này sẽ giúp tăng thể tích dịch cơ thể, tránh máu tăng đặc dẫn tới sự hình thành huyết khối (cục máu đông). Nên tập thói quen khi không khát cũng phải uống đủ nước, có thể bổ sung nước qua việc uống nước ép trái cây, ăn bổ sung canh rau, củ quả mỗi ngày. Đặc biệt, sáng sớm sau khi ngủ dậy nên uống một cốc nước, mỗi ngày nên bổ sung đủ từ 2 lít nước cho cơ thể. Nếu tập thể dục, trước khi tập nên uống 1 cốc nước và cứ sau 20 phút vận động mạnh thì nên bổ sung nước 1 lần.

Mùa nắng nóng nên mặc quần áo nhẹ, rộng, màu sáng, tránh mặc đồ bó khó chịu, đội mũ rộng vành và nên đeo kính bảo vệ mắt. Bên cạnh đó cần hạn chế rượu bia hoặc cà phê, bởi thành phần cồn và cafein sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước nhiều hơn, dễ dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng.

Trời oi bức cũng đừng quên rèn luyện cơ thể, nên lựa chọn các phương pháp luyện tập trong nhà như yoga, chạy trên máy chạy bộ, tập các bài thể dục trong nhà hoặc tập lúc sáng sớm khi trời mát hay đợi buổi chiều khi trời tắt nắng, nhiệt độ ngoài trời giảm thì mới ra ngoài đi tập. Không tập luyện quá gắng sức, xen kẽ các bài tập là thời gian nghỉ ngơi thư giãn.

Minh Hoa (t/h)

5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ đến sớm, chớ nên chủ quan

Thứ 3, 08/06/2021 | 12:36
Trước đây đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi), tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng.

Sâu răng và đột quỵ: Mối liên hệ bất ngờ

Thứ 7, 03/04/2021 | 06:46
Ít người biết tình trạng sâu răng và nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não có mối liên hệ mật thiết.

Thói quen gội đầu dẫn đến đột quỵ nhanh chóng

Thứ 5, 24/12/2020 | 19:44
Gội đầu sai thời gian, sai thời điểm có thể là nguyên nhân khiến những người trẻ đột quỵ.

5 điều đại kỵ khi tắm vào mùa đông, muốn không bị đột quỵ thì phải nhớ

Thứ 7, 19/12/2020 | 19:42
Thói quen tưởng chừng như vô hại trong ngày đông lạnh giá có thể khiến cơ thể bạn nhiễm lạnh, thậm chí là đột quỵ.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cải tạo ngôi nhà, cặp vợ chồng sốc nặng khi phát hiện ra giếng bí mật

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:36
Một cặp vợ chồng đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một cái giếng bí mật 200 năm tuổi bên dưới hành lang khi họ bắt đầu cải tạo ngôi nhà của mình.

Th.S Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Thuật ngữ 'chữa lành' đang bị lạm dụng"

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:50
Trò chuyện cùng Người Đưa Tin, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những lý giải cặn kẽ về khái niệm chữa lành đang được sử dụng một cách tràn làn.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.