Du lịch đường thủy tại Tp.HCM: Chưa tận dụng được ưu thế

Du lịch đường thủy tại Tp.HCM: Chưa tận dụng được ưu thế

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 6, 14/07/2023 | 15:00
0
Sản phẩm du lịch đường thủy phát triển chưa như kỳ vọng là “điểm giao” trong phần trả lời chất vấn của lãnh đạo 2 Sở ngành trước HĐND Tp.HCM.

Du lịch chờ giao thông “mở đường”

HĐND Tp.HCM khóa X đã bế mạc kỳ họp thứ 10 với nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết về Chất vấn và trả lời chất vấn Giám đốc Sở GTVT, Giám đốc Sở Du lịch và UBND quận 1.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Tp.HCM Nguyễn Thị Ánh Hoa, du lịch đường thủy ở Tp.HCM còn tồn tại các vấn đề khiến sản phẩm này chưa thể phát huy hiệu quả. Cụ thể, ngành du lịch cần cơ chế để sử dụng hiệu quả quỹ đất dọc bờ sông, ven kênh rạch.

Về vấn đề này, bà Hoa cho biết, ngành tài nguyên môi trường đang tham mưu các cơ chế để khai thác các quỹ đất dọc bờ sông; đồng thời các ngành cũng quan tâm việc xây dựng các quy chế xã hội hóa đầu tư, cũng như sử dụng nguồn ngân sách và nguồn lực để phát triển hạ tầng du lịch đường thủy.

Một khó khăn khác trong việc phát triển du lịch đường thủy Tp.HCM là thói quen lưu thông thủy của người dân còn chưa đáng kể. Thống kê của Sở Du lịch Tp.HCM chỉ ra, lượng khách sử dụng phương tiện du lịch đường thủy còn khiêm tốn, mỗi năm có khoảng 300.000 lượt khách, thấp hơn nhiều so với tiềm năng khai thác hệ thống đường thủy của thành phố.

Vì vậy, thời gian tới, Sở Du lịch Tp.HCM tiếp tục cùng sở ban ngành phát triển các phương án đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông đường thủy; tạo thêm các hoạt động như thể thao dưới nước, mua sắm, văn hóa giải trí trên bờ và trên tàu thuyền. Đồng thời áp dụng công nghệ trên các tour tuyến đường thủy như thuyết minh tự động...

Kinh tế vĩ mô - Du lịch đường thủy tại Tp.HCM: Chưa tận dụng được ưu thế

Tp.HCM có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy.

Cũng nói về du lịch đường thủy, tại phiên họp, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM Trần Quang Lâm khẳng định, phát triển du lịch, giao thông đường thủy được thành phố xác định là một trong những mục tiêu hàng đầu.

Giao thông thủy đóng vai trò lớn với việc chia sẻ hơn 20% lượng hành khách cho giao thông đường bộ. Hiện tại, vận tải hành khách đường thủy trên địa bàn phục vụ khoảng 60 triệu hành khách mỗi năm, với hơn 20 nhà hàng trên tàu tấp nập dọc sông Sài Gòn về đêm. Thành phố cũng có các tuyến giao thông thủy đi Vũng Tàu, Bình Dương, các tuyến ngắn và một số tuyến du lịch ven sông.

"Nếu hỏi thành phố đã phát huy hết tiềm năng giao thông đường thủy chưa, thì chúng ta phải phấn đấu rất nhiều. Để phát huy hết tiềm năng trên bến dưới thuyền, thành phố không chỉ cần dòng sông sạch đẹp, an toàn mà không gian 2 bên bờ cũng phải tập trung chỉnh trang", ông Trần Quang Lâm cho hay.

Giám đốc Sở GTVT Tp.HCM nêu thực tế, để thu hút khách du lịch quốc tế đến 2 bên bờ sông Seine như hiện nay, Paris (Pháp) có lộ trình 15-20 năm phát triển. Đối với Tp.HCM, việc chờ đợi lâu như vậy là điều không thể. Do đó, Sở GTVT và Sở Du lịch đã họp bàn giải pháp phát triển giao thông thủy.

Tp.HCM đã lên kế hoạch từ nay đến năm 2025, ít nhất 5 tuyến giao thông thủy sẽ được hình thành về Bình Dương, Cần Giờ, khu Bến Đình - Bến Dược (huyện Củ Chi). Đồng thời, dọc 2 bên bờ sông Sài Gòn cần có thêm khu neo đậu, các bến thuyền.

Chưa có quy hoạch đồng bộ

Trao đổi với Người Đưa Tin, qua nhiều năm khai thác du lịch tàu biển và có sản phẩm du lịch trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, ông Phan Xuân Anh, Tổng Giám đốc Công ty Du ngoạn Việt nhận định, du lịch đường thủy của Tp.HCM độc đáo, khác biệt. Hiếm có bến sông nào nằm ngay vị trí trung tâm thành phố như khu vực Bến Bạch Đằng hay dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè xuyên qua khu vực trung tâm.

“Với đường sông, Tp.HCM là trung tâm trung chuyển để khách quốc tế sẽ đi tiếp về các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long rồi tới Campuchia, Thái Lan... Tuy nhiên, du lịch đường sông đang thiếu sự quy hoạch bài bản và đồng bộ nên chưa thật sự được khai thác hết tiềm năng", ông Phan Xuân Anh nói.

Là một trong những đơn vị đầu tư lớn trong ngành giao thông vận tải đường thuỷ, Công ty Công nghệ Xanh DP đã vận hành 9 tuyến giao thông vận tải từ đất liền ra đảo. Tuy nhiên, ông Trần Song Hải, Giám đốc Công ty này cho rằng, có một số khó khăn trong việc phát triển giao thông vận tải đường thuỷ kết hợp với phát triển du lịch. Ví dụ như tuyến nội đô có nhưng đoạn sông kênh rạch còn bị ô nhiễm bởi rác thải ảnh hưởng đến tổ chức chương trình du lịch trên sông, hay tĩnh không của cầu đường sắt Bình Lợi còn thấp,…

Đồng thời, theo các doanh nghiệp, nếu so với một số quốc gia có sản phẩm du lịch đường sông phát triển mạnh như Pháp, Trung Quốc hay Thái Lan, có thể nhận thấy Tp.HCM chưa đầu tư về cảnh quan hai bên bờ sông, thiếu vắng các tòa kiến trúc đẹp, các điểm vui chơi giải trí hấp dẫn...

PGS.TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức, Trường Đại học Việt Đức đánh giá, Tp.HCM có thế mạnh là mạng lưới đường thủy dày đặc cùng với bề dày văn hóa lịch sử lâu đời, có thể thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, hiện ngân sách đầu tư cho đường thủy rất hạn chế, chỉ chiếm 5% so với đường bộ.

Ông Tuấn cho rằng Thành phố này cần nghiên cứu quy hoạch tổng thể, tạo cơ chế thu hút đầu tư. Trước tiên phải khảo sát đánh giá thị trường thật chi tiết dựa trên nhu cầu người dân, tình hình thực tế… từ đó, có thể mở đường ven sông, mở phố đi bộ dọc sông, đường riêng cho xe đạp để làm sao kết nối với buýt đường sông và tạo không gian công cộng cho người dân.

Còn đại diện Công ty Cổ phần In Holdings nhận xét, Tp.HCM chưa có sản phẩm du lịch đường thủy hấp dẫn, chưa có hệ thống các cầu cảng chuyên dụng cho khách du lịch, chưa khai thác các loại hình dịch vụ phụ trợ, chưa có chiến lược xúc tiến quảng bá, đặc biệt chưa có giải pháp thích hợp để kêu gọi đầu tư, mà chủ yếu là các doanh nghiệp tự khai thác nên chưa đồng bộ.

Phát biểu tại hội nghị, ông Ngô Đặng Quá Hải, Phó phòng Quản lý đường thủy, Sở Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết TP.HCM có mạng lưới giao thông đường thủy có khả năng khai thác gồm 101 tuyến, với tổng chiều dài là 913km. Đặc biệt lợi thế với 4 tuyến đường sông chính tạo thành mạng lưới đường thủy liên kết với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Đặt mục tiêu cho du lịch đường thủy

Tháng 6/2023, Sở Du lịch Tp.HCM có văn bản về việc ban hành kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy Tp.HCM giai đoạn 2023-2025.

Theo đó, Tp.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025, sản phẩm du lịch đường thủy được khai thác trên tất cả các tuyến sông Sài Gòn (Nhà Bè, Soài Rạp, Lòng Tàu), liên kết với Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bến Tre… và các tuyến kênh nội đô với ít nhất 10 chương trình du lịch đường thủy…

Ngành du lịch Tp.HCM kỳ vọng, trong năm 2023 và 2024, lượng khách du lịch đường thủy đạt khoảng 500 ngàn lượt khách/năm và tăng khoảng 10% trong những năm tiếp theo; doanh thu đạt 300 tỷ đồng/năm và tăng khoảng 10% trong những năm tiếp theo; số lượng khách quốc tế đến bằng đường tàu biển đạt khoảng 100 ngàn lượt khách/năm và tăng khoảng 12% – 15% trong những năm tiếp theo; doanh thu du lịch từ tàu biển đạt 500 tỷ đồng/năm và tăng khoảng 12% trong những năm tiếp theo.

Báo cáo của Phòng Quản lý đường thủy, Sở Giao thông vận tải Tp.HCM đầu tháng 7/2023 chỉ ra, du lịch đường thủy ở Tp.HCM đã khai thác tuyến buýt đường sông số 1 (Bạch Đằng - Linh Đông), tuyến du lịch từ Bạch Đằng - bến Đình (huyện Củ Chi) - tỉnh Bình Dương, 2 bến phà, 25 bến khách ngang sông...

Các tàu khách quốc tế có thể vào ngay trung tâm Tp.HCM tại khu vực cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, bến Bạch Đằng mà không phải trung chuyển, tạo thuận tiện cho giao thông đường thủy.

Tp.HCM: Ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ, thu hơn 3.000 tỷ đồng dịp lễ

Thứ 3, 02/05/2023 | 15:00
Trong 3 ngày nghỉ lễ (29/4-1/5), doanh thu du lịch của Tp.HCM ước đạt 3.130 tỷ đồng, tăng 94,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Tàu cao tốc đường thủy TP.HCM đi Côn Đảo: Khi giao thông mở đường cho du lịch

Thứ 2, 28/01/2019 | 16:24
Sau nhiều nỗ lực phát triển giao thông đường thủy, một tàu cao tốc đi từ TP.HCM đến Côn Đảo sắp được đưa vào vận hành. Nỗ lực của ngành giao thông đang tháo gỡ khó khăn ban đầu cho du lịch TP.HCM.
Cùng tác giả

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.

Tp.HCM lên phương án gắn chip để quản lý chó, mèo tại cộng đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:26
Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.
Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Đồng Nai: Chạy đua tiến độ xuyên lễ trên công trường cầu Nhơn Trạch

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:15
Dự án thi công cầu Nhơn Trạch nối liền tỉnh Đồng Nai và Tp.HCM có tổng chiều dài 2,6km, đường dẫn 2 đầu cầu dài 5,6km với 500 kỹ sư, công nhân thi công xuyên lễ.

Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:50
Theo ĐBQH, phát triển bền vững là vấn đề sống còn của nền kinh tế, đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Thu lợi từ rừng và bài toán phát triển kinh tế từ tín chỉ carbon

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:16
Tín chỉ carbon được xem là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế xanh, là tiền đề để các doanh nghiệp phát triển bền vững, giảm phát thải, bảo vệ môi trường…

Đồng Nai: Thi công ngày đêm trên công trường sân bay Long Thành

Thứ 2, 29/04/2024 | 15:31
Hàng trăm kỹ sư, công nhân làm việc ngày đêm, xuyên lễ 30/4 - 1/5 trên công trường thi công sân bay Long Thành.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:50
Theo ĐBQH, phát triển bền vững là vấn đề sống còn của nền kinh tế, đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng 29/4: Vàng SJC vẫn neo cao trên 85 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:26
Sáng nay (29/4), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao trên 85 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 76 triệu đồng/lượng.

Sửa đổi điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:44
Nghị định 45/2024/NĐ-CP đã sửa đổi điều kiện vay vốn Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ ngày 10/6/2024 theo hình thức cho vay trực tiếp.