Du lịch Việt Nam: Thay đổi để định vị

Du lịch Việt Nam: Thay đổi để định vị

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 3, 20/06/2023 14:32

Sau đại dịch Covid-19, “ván cờ” du lịch dường như được chơi lại từ đầu, đây cũng là thời điểm chúng ta cần sớm có một thương hiệu rõ ràng trên bản đồ du lịch thế giớ

“Xóa đi làm mới” hình ảnh du lịch

Trước câu hỏi cần có những thay đổi gì trong cách thức quảng bá sản phẩm, xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch của Việt Nam đến các du khách? Ông Nguyễn Sơn Thuỷ - Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Nam bày tỏ: “Sau đại dịch mọi thứ đã khá thay đổi, chúng tôi gần như bắt đầu trở lại, “xóa đi làm mới” hình ảnh du lịch. Vì vậy ngành du lịch Việt Nam cần định vị càng rõ ràng và nhất quán hơn”.

Ở đây ông Thuỷ đưa ra vấn đề rằng chúng ta cần đặt ra câu hỏi hình ảnh du lịch Việt Nam là gì trong tâm trí du khách? Là du lịch sang trọng, thân thiện, thiên nhiên, biển đảo, sự kiện, hội nghị hội thảo,... hay là tổng hợp các yêu cầu vui chơi giải trí, đa dạng hóa nhu cầu du lịch theo kiểu “thượng vàng hạ cám”?

“Để từ đó có chiến dịch truyền thông xuyên suốt, nhất quán với các chủ đề. Khi xác định chủ đề du lịch quốc gia, xác định thông điệp rõ ràng với khách hàng, ... thì mới có cách truyền thông hiệu quả và lâu dài. Như Amazing Thái Land, Truly Asia của Malaysia, 100% Pure Của New Zealand, ... họ làm chiến dịch hàng chuc năm với 1 thông điệp duy nhất, nhất quán và xuyên suốt, chiến lược, chiến thuật toàn cầu”, ông Thuỷ đánh giá.

Kinh tế - Du lịch Việt Nam: Thay đổi để định vị

Ông Nguyễn Sơn Thuỷ - Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Nam.

Ngoài ra, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, vấn đề ngân sách cho đầu tư quảng bá du lịch là vấn đề khó khăn trong ngành. Ông cho rằng Chính phủ nên mạnh mẽ đầu tư ngân sách cho quảng bá, thì mới đảm bảo các kế hoạch mục tiêu đạt được theo mong muốn và yêu cầu. “Với mức hiện tại thì không thể đạt yêu cầu cao. Mới đảm bảo trở lại đà tăng trưởng và ngành kinh tế mũi nhọn chiếm 10% tổng GDP quốc gia”, ông Thủy nhận định.

Trước những khó khăn của ngành, đại diện Hiệp hội du lịch Quảng Nam đánh giá báo chí có vai trò không nhỏ trong việc chuyển tải các thông điệp trung thực từ đời sống doanh nghiệp và xã hội. Từ đó góp phần giới thiệu các giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước con người Việt Nam ra thế giới nhanh nhất. “Trong ngành du lịch chúng ta có nền tảng bản địa tốt, tài nguyên du lịch phong phú được đóng gói trong các sản phẩm du lịch sẽ không được “bay xa và bay cao” nếu thiếu công tác truyền thông của báo chí”, ông Thuỷ cho hay.

Chúng ta không “ăn mày” di sản

Ông Phạm Hà – Chủ tịch Lux Group cho rằng mỗi một quốc gia dân tộc đều có bản sắc riêng, chính bản sắc đó tạo ra sự khác của mình và thế giới. Từ đó, sẽ có chiến lược để xây dựng hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp dựa trên câu chuyện lịch sử của dân tộc.

“Nếu làm theo hướng du thuyền hiện đại, sang trọng thì ở đâu cũng có và thậm chí họ làm trước và tốt hơn rất nhiều. Nhưng một du thuyền cảm hứng từ quá khứ, từ câu chuyên cụ Bạch Thái Bưởi, xây dựng con tàu chở những tinh hoa văn hoá Việt Nam, những giá trị tinh thần của người Việt thì du khách phải đến Việt Nam mới có thể trải nghiệm”, ông Hà cho hay.

Kinh tế - Du lịch Việt Nam: Thay đổi để định vị (Hình 2).

Ông Phạm Hà – Chủ tịch Lux Group cho rằng nên tận dụng những lợi thế để phát triển du lịch.

Đại diện doanh nghiệp cho rằng, đây chỉ là những câu chuyện rất nhỏ trong hàng nghìn những chất liệu dân gian, di sản của Việt Nam. “Nhưng cần phải được nâng tầm, chúng ta không “ăn mày” di sản mà thay vào đó nâng tầm chúng ở mức độ cao hơn, phù hợp với nhu cầu của du khách”, ông Phạm Hà chia sẻ.

Đặc biệt sau đại dịch, hình ảnh, sản phẩm du lịch của Việt Nam đã dần thay đổi, khi hiện nay khách hàng quan tâm đến thân – tâm – tuệ.

Ông Phạm Hà đánh giá: “Chúng ta cũng đang hướng những sản phẩm mạnh về thế chất, lành về tinh thần. Du khách cần những trải nghiệm nhiều cảm xúc, họ đi theo nhóm nhỏ, quan tâm đến tour chăm sóc sức khoẻ toàn diện”.

Tìm ra điểm mạnh và sự khác biệt

Kinh tế - Du lịch Việt Nam: Thay đổi để định vị (Hình 3).

Ông Bùi Thanh Tú – Giám đốc Marketing Công ty Best Price.

Bàn về giải pháp trong việc thay đổi cách thức quảng bá sản phẩm, xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch của Việt Nam đến các du khách, ông Bùi Thanh Tú – Giám đốc Marketing Công ty Best Price Travel nhận định trong thời gian gần đây, Việt Nam có khá nhiều các hoạt động quảng bá tới bạn bè trên thế giới.

Ví dụ như cuối năm 2022 chúng ta đã quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNN. Mới nhất, đầu năm 2023, Việt Nam tham dự hội chợ du lịch Quốc tế ITB tại Berlin.

“Đây là những sự kiện hết sức thiết thực và hiệu quả, vì thế tôi nghĩ để quảng bá du lịch Việt Nam thì chúng ta nên tích cực tham gia các hoạt động như vậy. Các đơn vị nhà nước sẽ là đầu mối liên hệ và tổ chức, quảng bá, còn các doanh nghiệp sẽ là đơn vị triển khai đưa khách tới Việt Nam.

Bên cạnh đó thì việc mở rộng đường bay, nới lỏng chính sách nhập cảnh, gia hạn thời gian nhập cảnh cũng là những yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút du khách đến với Việt Nam’, ông Tú đưa ra đánh giá.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.