Dư nợ margin tăng vọt, nhà đầu tư mạnh dạn sử dụng đòn bẩy tài chính

Phạm Hồng Nhung

Phạm Hồng Nhung

Thứ 6, 28/07/2023 17:29

So với thời điểm dư nợ margin đạt đỉnh hồi quý I/2022, lượng ký quỹ tại các công ty chứng khoán cuối tháng 6/2023 chỉ thấp hơn khoảng 41.000 tỷ đồng.

Trải qua khoảng thời gian thăng trầm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở lại trong quý II với những khởi sắc từ điểm số đến thanh khoản, thậm chí trong một số phiên, mức thanh khoản có thể lên tới “tỷ đô”.

Sự cải thiện thanh khoản thời gian qua có đóng góp không nhỏ từ dòng tiền trở lại bởi các nhà đầu tư mới, đặc biệt là nhóm cá nhân. Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong tháng 6, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 145.864 tài khoản trong tháng 6, tăng hơn 45.000 tài khoản so với tháng trước, mức cao nhất trong vòng 10 tháng kể từ tháng 9/2022.

Tính từ đầu năm 2023 đến hết tháng 6, nhà đầu tư trong nước mở mới tổng cộng hơn 2,3 triệu tài khoản. Đến ngày 31/6/2023, số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt 7,25 triệu tài khoản, tương đương khoảng hơn 7,2% dân số.

Cùng với đó, các yếu tố bên ngoài cũng hỗ trợ thanh khoản như xu hướng lãi suất hạ nhiệt, các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản được ban hành cùng việc các yếu tố nền tảng vĩ mô và cân đối lớn cơ bản được giữ vững.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thời gian qua cũng đã có 3 đợt giảm lãi suất, trong đó lãi suất huy động hiện đã giảm 2,5-3 điểm phần trăm so với đầu năm. Cơ quan này cũng quán triệt quan điểm yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất đầu ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh khó khăn.

Dù gặp hạn chế từ triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết, triển vọng lãi suất tiếp tục là một động lực hỗ trợ thị trường chứng khoán.

Tính đến 30/6/2023 , dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán trên thị trường đạt khoảng 143.500 tỷ đồng, tăng 20,5% so với quý trước đó và tăng 0,9% so với cùng kỳ 2022. So với thời điểm dư nợ margin đạt đỉnh, lượng ký quỹ tại các công ty chứng khoán cuối tháng 6/2023 chỉ thấp hơn khoảng 41.000 tỷ đồng.

Trong top 10 công ty chứng khoán có quy mô cho vay margin lớn nhất, quán quân của cả hai quý vẫn trụ vững là CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam với 13.502 tỷ đồng, tăng 10,6% so với quý II/2022.

Ở vị trí thứ hai cũng là Chứng khoán SSI đạt dư nợ cho vay ký quỹ lên đến 13.104 tỷ đồng, giảm nhẹ 10% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên từ vị trí thứ sáu, Chứng khoán VPS đã vươn lên vị trí thứ tư khi đạt mức cho vay margin 10.220 tỷ đồng, tăng mạnh 16,8%, dù dẫn đầu về thị phần môi giới trên cả ba sàn giao dịch.

Còn Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) với dư nợ vào con số 9.809 tỷ đồng, giảm đến 30% so với quý trước. Nhiều đơn vị cũng ghi nhận dư nợ margin quý II/2023 giảm so với quý trước như: Chứng khoán VNDirect (giảm 20%), Chứng khoán TP.HCM (giảm 21%), Chứng khoán VIETCAP (giảm 16%),...

Trong top 10 công ty có dư nợ cho vay lớn nhất, chỉ có Chứng khoán VPS và Chứng khoán KIS ghi nhận lượng cho vay ký quỹ có tốc độ tăng nhanh so với mức nền cao cùng kỳ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.