Dự thảo Luật An toàn thực phẩm: Tăng mức phạt, siết chặt quảng cáo gian dối

Đặng Ngọc Thuỷ

Đặng Ngọc Thuỷ

Thứ 4, 23/07/2025 09:10

Dự thảo Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi) đang được xây dựng theo hướng nâng cao trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong sản xuất chế biến thực phẩm, đồng thời tăng mức phạt và xiết chặt hành vi quảng cáo gian dối.

Nâng cao tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm

Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo Luật An toàn thực phẩm (ATTP - sửa đổi) vfa lấy ý kiến nhân dân nhằm kịp thời khắc phục các hạn chế, bất cập và vướng mắc sau hơn 15 năm thi hành Luật hiện hành.

Theo Bộ Y Tế Luật ATTP 2010 còn chưa thống nhất trong quản lý, công tác hậu kiểm, kiểm tra, giám sát sau khi thực phẩm tự công bố và đăng ký bản công bố còn chưa thường xuyên; tình trạng thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng diễn ra phổ biến gây bức xúc dư luận trong thời gian vừa qua.

Dự thảo Luật An toàn thực phẩm: Tăng mức phạt, xiết chặt quảng cáo gian dối - Ảnh 1.

Dự thảo Luật ATTP yêu cầu bắt buộc phải có đủ các giấy chứng nhận với các cơ sở sản xuất thực phẩm có nguy cơ cao (Hình ảnh một hộp sữa giả trong vụ án Công ty Rance Pharma và Hacofood Group sản xuất).

Về điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm, nguyên liệu làm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm theo Luật trước đây, các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao như: thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;… chỉ quy định áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn

Do đó, dự thảo Luật mới yêu cầu bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) hoặc Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 hoặc Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS) hoặc Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC) hoặc Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc chứng nhận tương đương.

Dự thảo Luật mới cũng được xây dựng theo hướng làm rõ quyền và trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, bổ sung quyền và trách nhiệm cơ sở đứng tên đăng ký lưu hành. Luật ATTP 2010 chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Do vậy, thực tiễn khi xảy ra vi phạm chưa có cơ sở pháp lý để yêu cầu cơ sở đứng tên đăng ký lưu hành phối hợp xử lý.

Kết cấu lại điều kiện bảo đảm an toàn theo hướng đưa các điều kiện cụ thể đối với từng loại thực phẩm trên cơ sở kế thừa các quy định về điều kiện chung đối với thực phẩm và bổ sung các quy định đặc thù đối với từng loại thực phẩm (tại Chương III).

Tăng mức phạt, xiết chặt quảng cáo

Dự thảo Luật mới đã Bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện quảng cáo, kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử. Theo đó, nghiêm cấm quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng; sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, ý kiến của người bệnh, lời nói, bài viết của nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

Cấm tiết lộ thông tin người mua hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin để truy xuất hàng hóa theo quy định khi thực hiện kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử.

Dự thảo Luật An toàn thực phẩm: Tăng mức phạt, xiết chặt quảng cáo gian dối - Ảnh 2.

Việc quảng cáo của Thuỳ Tiên về kẹo rau củ Kera có dấu hiệu lập lờ, thiếu minh mạch trong việc công khai mối quan hệ với thương hiệu. Sau khi xảy ra lùm xùm, cô xóa bài để né tránh tư cách cổ đông rồi hợp thức hóa vai trò quảng cáo.

Người quảng cáo là người có ảnh hưởng (KOL) - phải không công khai mối quan hệ tài trợ khi quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 Luật Quảng cáo.

Dự thảo sửa đổi mức phạt tại Điều 6. Theo đó, mức phạt với hành vi vi phạm hành chính với việc xác định rõ là phạt tiền tối đa là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.

Trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về ATTP tùy theo tính chất, mức độ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về ATTP, tùy theo tính chất, mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.