Đức, Pháp đi “tiền trạm” chuẩn bị cho cuộc đua “xanh” với Mỹ

Thứ 6, 03/02/2023 | 14:57
0
Một trọng tâm trong chuyến công du tới Washington của các đại diện Pháp và Đức lần này là tìm kiếm cho châu Âu một “sự đối xử tương xứng” so với Mexico và Canada.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck và Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire sẽ tới Washington vào tuần tới để bày tỏ quan ngại về trợ cấp khí hậu của Mỹ và thúc giục đối xử thuận lợi với các doanh nghiệp châu Âu.

Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu hoan nghênh động lực mới hướng tới quá trình chuyển đổi năng lượng xanh mà Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của chính quyền Biden đưa ra, họ cũng lo ngại rằng khoản trợ cấp trị giá 369 tỷ USD chủ yếu nhắm vào các nhà sản xuất có trụ sở tại Bắc Mỹ có thể thu hút các công ty rời khỏi châu Âu.

Một số người ở châu Âu cho rằng, các khoản trợ cấp vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng họ không muốn xảy ra thương chiến với Mỹ, và thừa nhận rằng hy vọng tốt nhất của châu Âu nằm ở việc tác động đến cách Washington sẽ áp dụng kế hoạch này trong thực tế.

Bà Tanja Goenner, Tổng Giám đốc Hiệp hội Công nghiệp BDI của Đức, cho biết: “Từ quan điểm của ngành công nghiệp Đức, điều quan trọng là các hướng dẫn thực hiện của chính quyền Mỹ hiện nay cần tránh phân biệt đối xử càng nhiều càng tốt”.

Ông Habeck và ông Le Maire sẽ gặp các đối tác Mỹ vào ngày 7/2, tức 2 ngày trước khi một Hội nghị Thượng đỉnh EU diễn ra ở Brussels, nơi các nhà lãnh đạo sẽ nghiên cứu kế hoạch tăng cường viện trợ nhà nước và các động thái khác để cho phép châu Âu cạnh tranh với tư cách là một trung tâm sản xuất xe điện và các sản phẩm xanh khác.

Thế giới - Đức, Pháp đi “tiền trạm” chuẩn bị cho cuộc đua “xanh” với Mỹ

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck (trái) và Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire trong một cuộc họp báo ở Berlin, ngày 31/3/2022. Ảnh: Politico.eu

Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington hồi tháng 11/2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có một “cuộc thảo luận dài” với Tổng thống Mỹ Joe Biden về những lo ngại của Pháp và châu Âu về IRA, và những điều chỉnh mà Nhà Trắng có thể thực hiện để có thể giúp các nước châu Âu tham gia dễ dàng hơn và/hoặc chủ động trong vấn đề này.

“Pháp không đến đây để yêu cầu một số loại ngoại lệ cho nền kinh tế của mình. Chúng tôi đến để chia sẻ hậu quả của quy định này tác động đến chúng tôi như thế nào”, ông Macron đã nói khi đó.

Đối xử tương xứng

“Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt của EU vào ngày 9-10/2 tới gửi tín hiệu rằng châu Âu sẽ phản ứng với IRA của Mỹ bằng một IRA của châu Âu, với các công cụ, phạm vi và biện pháp tương xứng”, một phát ngôn viên của hãng xe Đức Volkswagen cho biết.

Cuộc thảo luận xung quanh IRA ở Đức tập trung vào những bất lợi tiềm ẩn đối với ngành công nghiệp ô tô địa phương – vốn là xương sống cho thành công xuất khẩu của Đức trong nhiều thập kỷ nhưng hiện đang phải đối mặt với thách thức chưa từng có từ việc chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Theo IRA, các khoản tín dụng thuế xe điện mới được áp dụng cho những xe có khâu lắp ráp cuối cùng cũng như các đầu vào chính được sản xuất ở Bắc Mỹ, bao gồm Canada và Mexico – những quốc gia có hiệp định thương mại tự do với Mỹ.

Một trọng tâm trong chuyến đi của các đại diện Pháp và Đức lần này là tìm kiếm cho châu Âu một sự đối xử tương xứng so với Mexico và Canada, một quan chức cấp cao của EU cho biết.

Trưởng bộ phận đối ngoại của hãng xe hơi Đức Mercedes-Benz cho biết: “Nếu các Bộ trưởng Habeck và Le Maire thành công làm được điều này, thì đó sẽ là một thành công lớn”.

Thế giới - Đức, Pháp đi “tiền trạm” chuẩn bị cho cuộc đua “xanh” với Mỹ (Hình 2).

Công nhân kết nối dây cáp trong ô tô điện Volkswagen ID.3 trên dây chuyền lắp ráp tại một cơ sở sản xuất ở Dresden, Đức. Ảnh: Getty Images

Bộ Tài chính Mỹ cho biết vào tháng 12 rằng, xe điện do người tiêu dùng thuê có thể đủ điều kiện nhận khoản tín dụng thuế xe sạch thương mại lên tới 7.500 USD, một quyết định sẽ khiến những chiếc xe được lắp ráp bên ngoài Bắc Mỹ đủ điều kiện. Một mục tiêu của chuyến thăm Washington của các Bộ trưởng Đức và Pháp là để xác nhận điều khoản trên.

Ông Hildegard Mueller, chủ tịch hiệp hội ô tô VDA của Đức, cho biết mặc dù khả năng trợ cấp cho các phương tiện cho thuê ở châu Âu được hoan nghênh, nhưng nó sẽ chỉ áp dụng cho một phần xe xuất khẩu của châu Âu.

Các chuyên gia ước tính rằng khoảng một nửa số xe điện của Đức đã đăng ký tại Mỹ là được cho thuê.

Vấn đề thực sự

Trong khi quy mô trợ cấp của Mỹ thu hút nhiều sự chú ý nhất, thì EU cũng có những nguồn lực tiềm năng lớn của riêng mình. Một nguồn tin chính phủ Đức cho biết, một phân tích ban đầu cho thấy nguồn lực của EU thậm chí có thể sánh ngang với những ưu đãi có sẵn trong IRA.

Thủ tướng Olaf Scholz cho biết vào tháng trước, gần 180 tỷ Euro sẽ có sẵn cho giai đoạn 2023-2026 trong quỹ chuyển đổi và khí hậu của Đức, một ngân sách bổ sung để thúc đẩy đầu tư xanh, trong khi 369 tỷ USD của IRA ở Mỹ sẽ có hiệu lực trong 10 năm.

“Số lượng trợ cấp ở châu Âu tương đương hoặc thậm chí nhiều hơn ở Mỹ, đó không phải là vấn đề”, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu cho biết.

“Vấn đề thực sự là động cơ khiến các công ty chuyển sản xuất sang Mỹ”, vị quan chức này nói, đề cập đến các yêu cầu về hàm lượng địa phương.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô châu Âu khẳng định có nguy cơ doanh nghiệp sẽ chuyển hướng sang Mỹ khi các điều khoản của Mỹ kết hợp với các yếu tố sản xuất khác khiến châu Âu trông “kém hấp dẫn hơn”.

“Do IRA và giá điện và năng lượng rất cao, đặc biệt là ở Đức, châu Âu ngày càng trở nên kém cạnh tranh hơn”, vị phát ngôn viên của Volkswagen cho biết.

Để đảm bảo châu Âu có thể cạnh tranh với Mỹ, Ủy ban châu Âu (EC) hôm 1/2 đã đề xuất các biện pháp, bao gồm nới lỏng các quy tắc viện trợ của nhà nước trong EU và tái sử dụng các quỹ hiện có của EU.

Ông Mueller của VDA cho biết, điều quan trọng là “Kế hoạch Công nghiệp Thỏa thuận Xanh của EU” có thể được “thực hiện nhanh chóng và không quan liêu”.

Minh Đức (Theo Reuters, CNN)

EU hành động để “giữ cho ngành công nghiệp châu Âu hấp dẫn”

Thứ 4, 18/01/2023 | 14:57
Liên minh châu Âu (EU) tính nới lỏng các quy định về trợ cấp cho công nghệ xanh để cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc.

[E] Những nhịp còn thiếu trong “cây cầu” đến năng lượng tái tạo

Thứ 2, 23/01/2023 | 16:00
Nếu ví con đường từ nhiên liệu hóa thạch đến năng lượng tái tạo như một cây cầu, thì cây cầu này đang bị “thiếu một vài nhịp”.

Thượng đỉnh Mỹ-Pháp: Điều cả ông Biden và ông Macron đều muốn và cần

Thứ 3, 29/11/2022 | 15:36
Trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Washington, Tổng thống Pháp Macron mang theo một danh sách các mong muốn đối với Mỹ - đồng minh lâu năm.

Tổng thống Mỹ Biden chuẩn bị ký dự luật 430 tỷ USD về chống lạm phát

Thứ 7, 13/08/2022 | 10:06
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi gọi dự luật này là một đảm bảo cho sự phát triển của các gia đình và sự tồn tại của hành tinh.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Đức muốn: Berlin và Bắc Kinh thảo luận giúp cho hòa bình ở Ukraine

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:55
Chuyến thăm này là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Đức tới Trung Quốc kể từ khi Berlin đưa ra chiến lược “giảm thiểu rủi ro” đối với Bắc Kinh.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề xuất kế hoạch phức tạp để viện trợ cho Ukraine và Israel

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:39
Rủi ro là sự ủng hộ của ông Johnson đối với vấn đề viện trợ cho Ukraine có thể càng kích động những thành viên bảo thủ theo chủ nghĩa dân túy tại Hạ viện Mỹ.

Nga tấn công, đẩy lùi 7 cuộc phản công của Ukraine ở Avdeyevka

Thứ 3, 16/04/2024 | 09:45
Sau những trận chiến, quân đội Nga đã đẩy lùi 7 đợt phản công của Lực lượng Vũ trang Ukraine, từ đó cải thiện tình hình chiến thuật ở hướng Avdeyevka.

Đằng sau việc OpenAI chọn Tokyo để mở văn phòng đầu tiên ở châu Á

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:15
Việc mở văn phòng mới ở Tokyo rất quan trọng đối với OpenAI. Nó nhấn mạnh cơ hội mà công ty nhìn thấy trong việc kinh doanh ở “xứ sở mặt trời mọc”...
     
Nổi bật trong ngày

Nga tạo “vòng lửa”, bao vây ở ngoại ô Chashi Yar, lực lượng Ukraine gặp khó

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:00
Không quân Nga đã tăng cường các cuộc không kích để hỗ trợ cho các hoạt động tấn công trên mặt đất.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Xả súng tại Chicago (Mỹ) khiến nhiều người thương vong

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:03
Ít nhất 10 người đã bị bắn - trong đó có một trẻ em tử vong trong vụ xả súng hàng loạt vào tối 13/4 (giờ địa phương) ở thành phố Chicago, Mỹ.

Nga tấn công chính xác, hệ thống phòng không Ukraine bị phá hủy, khói bụi bốc cao hàng chục mét

Thứ 2, 15/04/2024 | 13:55
Quân đội Nga vừa phá hủy hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Đức sản xuất của lực lượng Kiev trên hướng Kharkov.

Đức chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau cú sốc năng lượng

Thứ 3, 16/04/2024 | 06:00
Năng lực công nghiệp ở châu Âu sẽ khó phục hồi về mức trước xung đột, trong khi các nhà sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang Mỹ.