Đức Phật: 'Thành đạt là có càng nhiều của cải càng tốt'

Đức Phật: 'Thành đạt là có càng nhiều của cải càng tốt'

Thứ 7, 26/10/2013 | 14:18
0
Quan điểm của Đức Phật về sự phát đạt, sung túc được coi là một trong những khía cạnh thường bị hiểu lầm nhất trong giáo lý của Ngài. Nhiều tác giả đã tuyên bố thẳng hay ám chỉ rằng Đức Phật không khuyến khích người cư sĩ thăng tiến và trở nên giàu có.

Quan niệm sai lầm này khiến chúng ta thường nghĩ rằng khi thành đạt hay được sung túc là đi ngược lại với lời dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, chúng ta hãy xét xem Đức Phật thật sự quan niệm như thế nào về sự thành đạt, sung túc của người cư sĩ.

Tự do thành đạt

Trước hết, Đức Phật chẳng bao giờ áp đặt bất cứ sự hạn chế nào trên các nỗ lực để thành công của hàng cư sĩ; trái lại, Đức Phật còn khuyến khích họ cố gắng đạt được thành công. Dầu trong ‘kinh doanh, nuôi gia súc, làm thủ công, làm công chức, hay bất cứ ngành nghề, công nghiệp nào”, người cư sĩ cũng phải cố gắng để thăng tiến trong lãnh vực ngành nghề nghiệp của mình. Nhất là quyết tâm để đạt được thành công, đó là điều tiên quyết, quan trọng trong cuộc đời của bất cứ ai và thái độ ‘tôi có công việc làm để kiếm sống là đủ rồi’, không có mặt trong giáo lý của Đức Phật.

Kế đến, Đức Phật cũng không giới hạn tài sản mà người cư sĩ có thể sở hữu và chẳng bao giờ khuyên hàng cư sĩ tại gia giàu có của Ngài phải dừng lại hay giảm thiểu tài sản của họ. Trái lại, Đức Phật đã dứt khoát khuyên họ phải có kế hoạch, phải biết tổ chức và phải nỗ lực để thành công hơn nữa.

Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng Đức Phật không đặt ra một chế định nào đối với tài sản cá nhân của người cư sĩ.  Sử dụng thuật ngữ ‘tài sản lớn’, Đức Phật muốn nói đến số lượng mà ta có thể hướng tới để đạt được – nói cách khác, càng nhiều của cải, tài sản càng tốt.

Thiền++ - Đức Phật: 'Thành đạt là có càng nhiều của cải càng tốt'

Sự thành đạt và mục đích của nó

Điều quan trọng cần nhớ là sự tự do mà Đức Phật dành cho người cư sĩ, để họ trở nên càng phát đạt, sung túc càng tốt, dựa vào hai điều kiện. Thứ nhất, chúng ta phải tuân theo một số nguyên tắc trong nỗ lực để làm giàu. Thứ hai, ta phải sử dụng tài sản một cách đúng đắn. Nếu hai điều kiện trên không được thỏa mãn, thì “tài sản lớn’ đó sẽ không bao giờ được Đức Phật chấp nhận như thế “sự tự do vô hạn” để được giàu có, phát đạt, ám chỉ số lượng tài sản chứ không phải phương tiện sử dụng để đạt được nó. Hơn thế nữa, chẳng bao giờ nên coi sự thành đạt, giàu sang là mục đích tối hậu, mà chỉ là một phương tiện để đưa ta đến những mục đích cao thượng hơn.

Đức Phật đã nói đến cả hai vấn đề, sự tự do cá nhân để thành đạt và sự quan trọng của việc sử dụng tự do đó một cách đúng đắn như sau:

Niềm hạnh phúc của việc sở hữu tài sản là gì? Một số người tích lũy tài sản lớn và của cải dồi dào bằng những phương tiện chánh đáng, nỗ lực tinh tấn, và nghĩ rằng, “Giờ tôi đã có của cải, có tài sản bằng những phương tiện chánh đáng”.

Khi nghĩ như thế, người đó cảm thấy hạnh phúc, hài lòng. Đó là điều mà ta gọi là atthi sukha.

Rõ ràng là việc sở hữu tài sản cá nhân được chấp nhận, miễn là người cư sĩ đã sử dụng những “phương tiện chân chánh, và tinh tấn nỗ lực”. Để lãnh hội được lời dạy của Đức Phật khi nói đến “phương tiện chân chánh và nỗ lực tinh tấn”, trước hết ta hãy xem xét một vài quan điểm về việc tích lũy tài sản của các vị lãnh đạo tinh thần đồng thời với Đức Phật.

Một số vị thầy cho rằng việc tôn trọng các giá trị đạo đức là không cần thiết. Họ khuyên người khác, kể cả vị vua đầy quyền lực Ajatasattu, hãy thâu gom tài sản, bằng bất cứ phương tiện nào cần thiết, mà không cần phải quan tâm đến những tác hại mà các phương tiện ấy có thể mang đến cho người khác. Kassapa, một vị thầy nổi tiếng trong thời Đức Phật, không thấy gì sai đối với việc trộm cắp hay lẻn vào nhà lấy của người khác. Một số các vị thầy thực dụng khác như là Ajita và Kaccayana cũng có những quan niệm tương tự, họ không kể đến đạo đức gì trong việc làm giàu. Truyền thống Carvaka, một trường phái tư tưởng Ấn Độ nổi tiếng trong thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, đã tóm tắt mọi thứ như thế này: Cách dễ nhất để làm giàu là “suốt đời đi vay mượn, tận hưởng của cải đó mà không cần phải lo đến việc trả lại”.

Bên cạnh những quan điểm đầy thực dụng tai hại này, chúng ta có thể phân tích để thấy con đường đi đến sự phát đạt, giàu sang của Đức Phật đầy danh dự và hữu ích hơn nhiều.

Hút mật mà không làm hại đến hoa

Đức Phật đã giới thiệu cho người cư sĩ một hệ thống đạo đức trong quá trình tích lũy tài sản. Dĩ nhiên, các giới luật của Đức Phật nói chung – như kêu gọi lòng từ bi đối với kẻ khác - đều được áp dụng trong bất cứ lãnh vực nào, nhưng Đức Phật cũng đặt ra những điều cụ thể, liên quan đến vấn đề kinh doanh.

Trước hết, người tham gia vào việc làm ra của cải không được gian dối hay làm hại khách hàng hay bất cứ người nào khác có liên quan. Người đó làm ‘tăng trưởng tài sản dần dần chứ không chèn ép người khác, cũng như các chú ong hút mật mà không làm hại hoa’. Như thế, bất cứ tài sản nào mà ta sở hữu cần phải đạt được “bằng các phương tiện chân chánh”. Công bằng, chân chánh là những yếu tố rất quan trọng trong việc tạo ra của cải, đến nỗi trước khi bắt tay vào việc kinh doanh hay hành một nghề nghiệp đầy hứa hẹn nào, ta cần phải thệ nguyện không lạm dụng người khác.

Lời dạy của Đức Phật đối với sự chăm sóc cho công nhân, người làm công, càng thể hiển rõ hơn con đường đi đến sự thành đạt, làm giàu một cách danh dự. Cụ thể, Đức Phật đã nói đến năm điều mà người chủ cần phải quan tâm trong việc đối xử với người công nhân của mình:

- Giao công việc và bổn phận tùy vào khả năng và sức lực của họ.

- Trả tiền lương phù hợp với công việc và dịch vụ của họ.

-Có phương tiện chăm sóc sức khỏe cho họ.

- Tạo thực dưỡng cho họ.

- Cho họ được nghỉ phép vào thời điểm thích hợp.

Các tư duy mới mẻ, tốt đẹp này lần nữa xác định rằng giáo lý của Đức Phật đã dạy, người kinh doanh không đáng được có của cải, tài sản nếu họ không tuân theo các nguyên tắc kinh doanh đạo đức. Trong bất cứ nỗ lực để sinh lợi nào, người chủ cần phải kiềm chế không ép buộc người khác phải lao động nặng nhọc quá sức. Phải trả đồng lương xứng đáng cho công nhân của mình và tạo điều kiện để họ được chăm sóc sức khỏe miễn phí, được ăn uống đầy đủ và được nghỉ ngơi. Dựa trên quan điểm của Đức Phật, những ai không tạo điều kiện tốt đẹp, không chăm sóc cho công nhân của mình thì không xứng đáng được giàu sang, lợi lộc.

Nói chung, các vị doanh nhân, những người muốn tạo ra của cải, muốn thăng tiến được nhắc nhở phải chánh niệm về đạo đức của họ. Các vị doanh nhân, trong vai trò lãnh đạo, phải làm hài lòng khách hàng của mình, đồng thời phải bảo vệ quyền lợi của công nhân. Nếu họ tuân theo những điều này, ít nhất họ cũng phần nào xứng đáng để được phát đạt hơn. Một điều kiện khác nữa để được phát đạt là việc sử dụng tài sản một cách đúng đắn.

Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Thanh (theo Tỳ Kheo Tiến sĩ Basnagoda Rahula)

Chuyện vị đại đệ tử nổi tiếng nhất của Đức Phật

Thứ 2, 21/10/2013 | 08:18
Là đệ tử rất được Phật tổ yêu mến và là người đứng đầu Tăng già trong giáo hội, Đại Ca Diếp là người đã đứng ra tổ chức lần kết tập kinh điển Phật giáo đầu tiên và quan trọng nhất của Phật giáo. Chính vì thế, người ta vẫn nhắc tới Đại Ca Diếp như một người có công lao đặc biệt trong sự phát triển của Phật giáo sau khi Thích ca Mâu ni nhập diệt.

Sự phục vụ của Đức Phật cho thế gian này

Thứ 4, 09/10/2013 | 08:00
Đức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng. Trong suốt 45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và để lại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiết thực.

Nhìn gương Đức Phật, chăm lo muôn người

Thứ 3, 08/10/2013 | 09:33
Tịch Thiên khẳng định rằng sự quyết tâm mang lại sự an lành cho tất cả chúng sinh có giác cảm sẽ làm dâng lên hạnh phúc và hân hoan trong lòng mình.

Nếu Đức Phật là 'giám đốc điều hành'

Thứ 5, 03/10/2013 | 16:40
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.

Hoàng hậu quyền uy quy ngưỡng Đức Phật

Thứ 5, 26/09/2013 | 14:54
Đức Phật Thích Ca giải thích, rằng cuộc sống và đặc điểm của cư dân ở từng nơi đều là phản ánh của những hành vi từ kiếp trước của họ. Vẻ đẹp bắt nguồn từ sự nhẫn nại và hiền lành, sự giàu có bắt nguồn từ bố thí, còn quyền lực bắt nguồn từ việc không đố kỵ với sự thành công của người khác.

Gọi Đức Phật bằng bạn

Thứ 7, 21/09/2013 | 08:12
Như thuốc hay thì bệnh sẽ lành, không cần phải biết ai làm nên vị thuốc hoặc nó từ đâu lại.

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Thứ 4, 11/09/2013 | 15:10
Đức Phật dạy, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và hai phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời.

Nụ cười màu nhiệm của Đức Phật

Thứ 6, 30/08/2013 | 14:50
Mong nhân gian luôn gặp nhau trong nụ cười từ ái đầy tình thương yêu, tỉnh thức của Đức Thế Tôn.

Chuyện vị đại đệ tử nổi tiếng nhất của Đức Phật

Thứ 2, 21/10/2013 | 08:18
Là đệ tử rất được Phật tổ yêu mến và là người đứng đầu Tăng già trong giáo hội, Đại Ca Diếp là người đã đứng ra tổ chức lần kết tập kinh điển Phật giáo đầu tiên và quan trọng nhất của Phật giáo. Chính vì thế, người ta vẫn nhắc tới Đại Ca Diếp như một người có công lao đặc biệt trong sự phát triển của Phật giáo sau khi Thích ca Mâu ni nhập diệt.

Sự phục vụ của Đức Phật cho thế gian này

Thứ 4, 09/10/2013 | 08:00
Đức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng. Trong suốt 45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và để lại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiết thực.

Nhìn gương Đức Phật, chăm lo muôn người

Thứ 3, 08/10/2013 | 09:33
Tịch Thiên khẳng định rằng sự quyết tâm mang lại sự an lành cho tất cả chúng sinh có giác cảm sẽ làm dâng lên hạnh phúc và hân hoan trong lòng mình.

Nếu Đức Phật là 'giám đốc điều hành'

Thứ 5, 03/10/2013 | 16:40
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.

Hoàng hậu quyền uy quy ngưỡng Đức Phật

Thứ 5, 26/09/2013 | 14:54
Đức Phật Thích Ca giải thích, rằng cuộc sống và đặc điểm của cư dân ở từng nơi đều là phản ánh của những hành vi từ kiếp trước của họ. Vẻ đẹp bắt nguồn từ sự nhẫn nại và hiền lành, sự giàu có bắt nguồn từ bố thí, còn quyền lực bắt nguồn từ việc không đố kỵ với sự thành công của người khác.

Gọi Đức Phật bằng bạn

Thứ 7, 21/09/2013 | 08:12
Như thuốc hay thì bệnh sẽ lành, không cần phải biết ai làm nên vị thuốc hoặc nó từ đâu lại.

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Thứ 4, 11/09/2013 | 15:10
Đức Phật dạy, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và hai phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời.

Nụ cười màu nhiệm của Đức Phật

Thứ 6, 30/08/2013 | 14:50
Mong nhân gian luôn gặp nhau trong nụ cười từ ái đầy tình thương yêu, tỉnh thức của Đức Thế Tôn.