Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. Triệu chứng ban đầu ở trẻ thường là sốt và kèm theo tình trạng đau họng, khiến trẻ khó chịu và lười ăn. Khoảng 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, vết loét gây đau và mụn nước sẽ xuất hiện trong vùng miệng, họng.
Mụn nước có khả năng xuất hiện ở tay, chân, miệng, lưỡi, bên trong má và đôi khi ở mông. Những nốt phát ban này thường tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm. Bên cạnh đó, trẻ bị tay chân miệng cũng có thể bị mệt mỏi, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Con đường lây nhiễm virus tay chân miệng thường thông qua:
- Người khoẻ mạnh tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy mũi, chất mủ từ các vết loét, hoặc phân của người bệnh.
- Hạt bắn nước bọt từ miệng hoặc mũi của người bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Bệnh tay chân miệng có biểu hiện đặc trưng là các mụn nước mọc ở tay, chân, miệng
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do các virus thuộc nhóm Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Trong đó, Enterovirus 71 có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể gặp ở trẻ bị tay chân miệng bao gồm:
Biến chứng thần kinh
Biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng gây ra tình trạng: Viêm não, viêm màng não, viêm não tủy, với những biểu hiện: Rung giật cơ (giật mình chới với); Trẻ bứt rứt, ngủ gà, chới với, run chi, đi loạng choạng, mắt nhìn ngược; Rung giật nhãn cầu; Tăng trương lực cơ; Yếu, liệt chi; Liệt dây thần kinh sọ não; Hôn mê…
Biến chứng tim mạch, hô hấp
Biến chứng tim mạch, hô hấp của bệnh tay chân miệng sẽ gây ra tình trạng: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Những dấu hiệu nhận biết bao gồm: Mạch nhanh (trên 150 lần/phút); Rối loạn vận mạch, da nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh; Huyết áp tăng cao, không đo được mạch và huyết áp; Trẻ khó thở (thở nhanh, khò khè, ngực rút lõm, hơi thở rít); Phù phổi cấp…
Cha mẹ cần cẩn trọng với các biến chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ
Gel Subạc giúp làm sạch da, kháng khuẩn, cải thiện bệnh tay chân miệng
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu với bệnh tay chân miệng, mục tiêu chủ yếu là giải quyết triệu chứng. Nếu trẻ sốt và đau, có thể sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen. Đồng thời, do trẻ bị sốt và tiêu chảy dễ bị mất nước nên cần tăng cường bù nước, điện giải để tránh tình trạng mất nước.
Với trẻ tay chân miệng cần cho trẻ nghỉ học khoảng 10 ngày, hạn chế tiếp xúc với các trẻ khỏe mạnh khi ở chung nhà vì bệnh rất dễ lây lan.
Để bệnh tay chân miệng mau cải thiện và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, khi điều trị cho bé, cha mẹ nên cho con kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi Subạc với thành phần gồm nano bạc, dịch chiết neem, chitosan.
Subạc là giải pháp hiệu quả giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chăm sóc và bảo vệ da, làm dịu da khi bị tay chân miệng, thủy đậu, bỏng, rôm sảy, mụn nhọt, zona, herpes, viêm da, bị sưng tấy do côn trùng đốt/ muỗi đốt; góp phần kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo.
Gel Subạc giúp làm sạch da, kháng khuẩn cho trẻ
Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả, cha mẹ nên cho trẻ kết hợp uống cốm thảo dược Subạc có thành phần từ L- lysine, cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao lá xoài, cao tạo giác thích… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng khi bé bị bệnh tay chân miệng.
Cốm Subạc - Hỗ trợ tăng đề kháng, kháng virus, kháng khuẩn bị bệnh tay chân miệng
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các dấu hiệu cũng như biến chứng của bệnh tay chân miệng. Để mau chóng cải thiện tình trạng tay chân miệng cho bé, ba mẹ hãy chăm sóc trẻ đúng cách, kết hợp cho con dùng bộ đôi sản phẩm Subạc mỗi ngày!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Anh Thư