Giao phó ông bà trông cháu là bất hiếu

Giao phó ông bà trông cháu là bất hiếu

Thứ 7, 31/07/2021 | 22:25
0
Vợ chồng tôi xác định đẻ con được thì nuôi con được, không dựa dẫm hay ỷ lại vào bố mẹ hai bên. Nếu không tự chăm được thì thuê giúp việc.

Ở nơi tôi làm vẫn còn một số người cho rằng sinh con là trách nhiệm và nghĩa vụ của người phụ nữ. Họ cũng nghĩ việc ông bà trông cháu là điều hiển nhiên.

Có chị đồng nghiệp mẹ chồng từ quê lên chăm cho hai cháu (đẻ cách nhau 1 năm) cho đến bây giờ cũng đã được gần 4-5 năm. Khi tôi hỏi sao không cho hai bé đi nhà trẻ để bà đỡ vất vả, ông bà được sống bên nhau thì chị bảo đi nhà trẻ không yên tâm lại tốn kém. Tôi cho rằng quan điểm này chính là sự ích kỷ của người con. 

Ở nhà tôi, từ trước khi sinh con hai vợ chồng đã thống nhất chăm con là việc của mình chứ không phải của ông bà. Nếu ông bà giúp được thì tốt nhưng không nên bắt ép hay coi đó là nghĩa vụ. Còn nếu không thể tự chăm được thì thuê giúp việc.

Cha mẹ là người sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã khổ hơn nửa đời người vì con cái nên giờ có thời gian thảnh thơi thì nên để ông bà nghỉ ngơi, sống cho bản thân, hưởng thú vui tuổi già. Hơn nữa, ông bà đã có tuổi, sức khỏe không còn như xưa. Mình trẻ khoẻ khi chăm con còn vất vả, mệt mỏi đến mức stress mà lại bắt ông bà chăm con cho mình, có khi làm cả việc nhà thì không nên.

Khi sinh cháu thứ nhất năm 23 tuổi, vì mới sinh lần đầu còn lóng ngóng nên tôi phải nhờ bà ngoại vào phụ giúp (khi đó mẹ tôi 48 tuổi, ông bà nội vì ở trong Nam nên không ra được). Khi con được 10 tháng tuổi, cứng cáp hơn vợ chồng tôi quyết định thuê một chị giúp việc trông cháu để giải phóng cho bà ngoại. Khi con được khoảng 3 tuổi tôi gửi cháu đến trường mầm non.

Khi sinh cháu thứ 2, vì đã có kinh nghiệm nên ngoài thời gian nghỉ thai sản 6 tháng theo quy định, tôi xin nghỉ thêm 5 tháng để ở nhà chăm con. Sau đó cũng thuê người giúp việc đến khi bé được 4 tuổi mới cho đi học lớp mẫu giáo. Dù vất vả nhưng hai vợ chồng tự sắp xếp công việc thay nhau đón các con. Thỉnh thoảng vợ chồng tôi chỉ mời ông bà dưới quê lên chơi với cháu mấy tuần chứ không phiền ông bà trông cháu nữa.

Bản thân tôi sau này lên chức ông bà cũng sẽ như vậy. Khi con khôn lớn, lấy vợ gả chồng và sinh con, vợ chồng tôi sẽ sống cho mình; sang chơi, thăm cháu chứ không bế cháu cả năm trời như bao người ông, người bà khác. Nếu các con khó khăn, chúng tôi sẽ hỗ trợ tiền thuê người giúp việc đến khi cháu đến tuổi đi nhà trẻ. Tôi chỉ hỗ trợ các con ở thời điểm sau khi sinh và một số lần bí người trông cháu. Hai vợ chồng chúng tôi phải ở cùng nhau, còn chăm vườn cây cảnh, tập dưỡng sinh, đi du lịch...

Tôi quan niệm "con ai đẻ thì đứa đấy chăm, đừng đổ trách nhiệm lên đầu người già. Ông bà trông hộ cho được thì tốt, không thì phải tự tìm cách". 

Tôi cũng đồng ý với quan điểm của một số người cho rằng: Con cái tận dụng sức bố mẹ già, giao phó cho ông bà chăm cháu, ở một góc độ nào đó là sự bất hiếu! 

K.V 

 

Bạn nghĩ gì về việc nhiều người trẻ tìm đến cái chết một cách dễ dàng?

Thứ 5, 16/05/2019 | 09:00
Trong thời buổi tuổi trẻ làm gì cũng khó thì có một thứ lại dường như dễ vô cùng. Đó là… chết! Chưa bao giờ, tôi thấy có nhiều vụ các bạn trẻ tự tử một cách dễ dàng, nếu không muốn nói là dại dột.

Phải làm gì khi bạn thân phải nghỉ học vì gian lận thi cử?

Thứ 6, 19/04/2019 | 13:00
Em có đứa bạn thân đang học một trường nổi tiếng ở Hà Nội, đang yên đang lành thì nghỉ học. Hóa ra do trước kia bố mẹ chạy điểm, vì xấu hổ với bạn bè nên bạn tự viết đơn xin nghỉ. Nhìn bạn suy sụp, em không biết phải làm gì nữa.

Bạn nghĩ gì khi nhiều đàn ông cho rằng: "Bán xăng cho phụ nữ là tội ác"?

Thứ 4, 10/04/2019 | 07:42
Không biết “bán xăng cho phụ nữ là tội ác” là câu nói vui hay chứa đựng hàm ý gì, nhưng quả thực tôi không đồng tình với quan điểm này của một bộ phận đàn ông.

Bạn nghĩ gì về tin đồn? Kể một tin đồn về bản thân mà bạn tình cờ nghe được

Thứ 6, 22/03/2019 | 09:00
Ở đời, tin đồn nó không thường xuyên như “cơm ăn, nước uống” nhưng tôi cũng chưa từng thấy ai mà chưa dính phải nó.
Cùng chuyên mục

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Những cái tên xưa

Thứ 2, 01/04/2024 | 07:00
Những tên riêng làng xã, có những cái tên tồn tại đã hàng mấy trăm năm, đều có đời sống riêng của nó, đều có nguyên do, đều có yếu tố lịch sử và văn hóa.

Cuộc sống có đôi khi...

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Cuộc sống có đôi khi, có rất nhiều những điều xảy đến, cái mà ta không thể nào lường trước được.

Củi tươi

Thứ 2, 11/03/2024 | 07:00
Đang khi xử vụ đại án Vạn Thịnh Phát với rất nhiều kỷ lục thì cùng lúc Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra Trung ương lại tiếp tục... "đốt lò".
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.