“Em dương tính rồi Linh”

“Em dương tính rồi Linh”

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 01/09/2021 | 06:00
0
Câu thông báo vỏn vẹn vài từ của đồng nghiệp qua điện thoại không hề khiến bác sĩ Linh cảm thấy lo lắng, chị càng cảm nhận rõ hơn điều mà F0 phải đối diện.

Khi bác sĩ là F0

Ths.BS. Đào Nguyễn Phương Linh công tác tại khoa Sơ sinh, bệnh viện đại học Y Dược Tp.HCM vẫn thường hay được mọi người đặt biệt danh “Bác sĩ em bé”. Hiện đã quay trở lại khoa công tác nhưng những câu chuyện, kỷ niệm tại nơi tuyến đầu chống dịch với bác sĩ Linh đó sẽ là những ký ức không thể nào quên. 

Mới đây, bác sĩ Linh đã dành thời gian chia sẻ với Người Đưa Tin về những ngày mình là F0, được cùng các đồng đội “chiến đấu” tại bệnh viện dã chiến thu dung số 2.

Bác sĩ Linh chia sẻ, ngày 9/7 đoàn bệnh viện đại học Y Dược Tp.HCM được điều động lên đường chi viện nhiều nơi. Trong đó, tại bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2 (phường Tân Thới Nhất, quận 12) chỉ có Linh là bác sĩ nữ duy nhất.

Bĩnh tĩnh sống - “Em dương tính rồi Linh”

Bác sĩ Linh thực hiện nhiệm vụ mình được phân công.

Khi vào bệnh viện Dã chiến làm nhiệm vụ, các đồng nghiệp của bác sĩ Linh bị dương tính khá nhiều. “Cứ 3 ngày là nhân viên y tế phải test một lần và luôn có những ca mắc mới là nhân viên y tế”, bác sĩ Linh chia sẻ.

Là bác sĩ nhi khoa, nên lúc nào bác sĩ Linh cũng ưu tiên đón, sắp xếp theo dõi điều trị cho các bệnh nhi trước nhất, tại bệnh viện thu dung số 2 cũng vậy. Thời điểm biết mình mắc Covid-19 bác sĩ Linh đang tiếp nhận một bệnh nhi để “đoàn tụ gia đình” (Đưa các em bé F0 về ở gần với ba mẹ cũng là F0- PV). Lúc này, bác sĩ Linh nhận được điện thoại của một người anh đồng nghiệp đáng kính trong đoàn. Theo lời nữ bác sĩ, tuy anh đã dạn dày kinh nghiệm đối mặt với dịch bệnh nhưng khi thông báo chị dương tính qua điện thoại, anh chỉ vỏn vẹn nói một câu và sau đó rất ngậm ngùi “Em dương tính rồi Linh”.

Bĩnh tĩnh sống - “Em dương tính rồi Linh” (Hình 2).

Nhớ lại về giây phút nhận tin mình là F0, bác sĩ Linh điềm tĩnh trả lời qua điện thoại: “Không sao đâu anh, em đang tiếp nhận bệnh nhân ạ”.

“Cảm giác lúc đó của tôi là “À! vậy là mình khỏi cần lo bị nhiễm nữa” (cười) vì mình nhiễm rồi. Bình thường khi tiếp nhận và tiếp xúc bệnh nhân thì chúng tôi phải mặc đồ bảo hộ rất kín để hạn chế lây nhiễm. Khi tôi nhận được tin mình nhiễm thì điều đầu tiên trong đầu tôi nghĩ là không sao cả, bây giờ mình có thể tiếp xúc được với bệnh nhân một cách dễ dàng hơn, nếu cần đặt nội khí quản cho bệnh nhân thì có thể thay đồng nghiệp mình để giảm nguy cơ lây nhiễm (do đây là thủ thuật dễ lây nhiễm nhất-PV). Sau khi giao tận tay bệnh nhi cho ba của bé lên khu cách ly, tôi cũng bắt đầu cởi bỏ bộ đồ bảo hộ để quay trở về khu sinh hoạt chung thu dọn đồ đạc để cách ly”, bác sĩ Linh kể.

Bác sĩ Linh ví von việc thu dọn đồ đạc, hành lý tại khu sinh hoạt chung giống như chị đang đi thi "Next Top Model" phải lầm lũi quay về nhà chung thu dọn hành lý và rời khỏi chỗ.

“Tôi quay lại dọn thì mọi người không ai nói gì cả, các bạn muốn phụ tôi nhưng tôi tránh né vì muốn bảo vệ mọi người khỏi nguy cơ lây nhiễm. Sau đó có đội khử khuẩn vào khử khuẩn khu vực mà tôi đã ở. Dọn đồ xong, tôi sẽ vào khu của F0 – tôi đi một mình trong con đường dành riêng cho F0, lúc đó tôi không cảm thấy sợ nhưng lại thấy cô đơn, tôi hiểu hơn cảm giác của bệnh nhân khi họ bước vào con đường đó. Và khi bước vào con đường đó tôi cũng hiểu được rằng “à mình là người bệnh”, mình sắp sửa phải đối mặt với điều gì, bởi bản thân tôi là bác sĩ điều trị nên tôi hình dung được triệu chứng của bệnh sẽ như thế nào”, bác sĩ Linh nói.

Không cho phép ngơi nghỉ bất kể ngày đêm

Trong 11 ngày cách ly, bác sĩ Linh nghĩ chắc thời gian sẽ trôi qua lâu lắm, nhưng không ngờ lại trôi tuột rất nhanh. Bởi lẽ, dù là F0 nhưng chị Linh không cho phép mình ngơi nghỉ, vẫn cùng đồng nghiệp làm việc cả ngày lẫn đêm.

“Đợt công tác của đoàn chúng tôi sẽ là 30 ngày, sau đó sẽ cách ly dưỡng thương và trở về công tác tiếp. Các đồng nghiệp dương tính trước đó đều ngưng hẳn công việc và đi cách ly ở một nơi khác. Nhưng, tại thời điểm tôi là F0 thì công việc cũng đã vào guồng, thay vì đi cách ly ở nơi khác thì tôi tiếp tục ở lại bệnh viện dã chiến thu dung số 2 để tiếp tục cùng đồng đội tiếp tục công tác cho đến hết đợt. Điều này đồng nghĩa với việc là mình sẽ hỗ trợ đồng nghiệp từ xa, làm thủ tục cho bệnh nhân xuất viện và tư vấn khi F0 trở về cách ly tại nhà”, bác sĩ Linh nói.

Trong cuộc trò chuyện với Người Đưa Tin, bác sĩ Linh ước rằng thời điểm đó một ngày có 48 giờ đồng hồ để chị có thể giúp đỡ được nhiều bệnh nhân hơn. Bởi lẽ, quãng thời gian dương tính là khi dịch ở Tp.HCM vẫn rất căng thẳng. Dù đang ở trong khu cách ly thì bệnh nhân vẫn gọi cho chị, cả bệnh nhân trong bệnh viện dã chiến, người quen và người biết đến số điện thoại của chị xin được giúp đỡ, tư vấn cấp cứu, nhận bệnh, chuyển viện. “Tôi đã làm việc liên tục, khi bệnh nhân gọi đến thì tìm mọi cách để giúp đỡ họ, chứ không thể nào bỏ rơi bệnh nhân được”, bác sĩ Linh chia sẻ.

Bĩnh tĩnh sống - “Em dương tính rồi Linh” (Hình 3).

Bất cứ bệnh nhân nào cần gọi đến mình, bác sĩ Linh đều tìm mọi cách giúp đỡ.

Liên tục nhận được cuộc gọi xin tư vấn kể cả khi là F0, nên những câu nói của bệnh nhân qua điện thoại dù không biết là ai nhưng đến nay bác sĩ Linh vẫn nhớ và ám ảnh. “Câu mà tôi thường nghe khi bắt máy đó là “Bác ơi cứu em”, chỉ nghe đến đây là tôi đau lòng. Rồi tôi cũng tìm mọi cách để cứu giúp bệnh nhân”, bác sĩ Linh nói thêm.

Trong khoảng thời gian điều trị 11 ngày đó, bác sĩ Linh vừa điều trị và vừa làm việc sốt rất nhiều và ho cảm giác rất khó chịu, chưa kể phải đeo thêm khẩu trang. Nhưng là bác sĩ điều trị nên chị biết lúc nào thì dùng thuốc hạ sốt, khi ho thì chị dùng siro ho…

“Trong quá trình cách ly 11 ngày, tôi chỉ ngừng làm việc đúng 1 hôm ở đỉnh điểm của trận bệnh, tôi sốt và mệt nhiều. Tôi có nhờ một bạn đồng nghiệp hỗ trợ thay công việc của tôi đang làm một ngày”, bác sĩ Linh nói.

Ở ngoài cánh cửa cách ly, đồng nghiệp rất thương và lo lắng cho chị, thậm chí đồng nghiệp ưu ái bảo dùng oxy. Mặc dù vậy, bản thân là bác sĩ nên chị Linh tự biết theo dõi triệu chứng của mình, làm những việc cần thiết, chị tự theo dõi điều trị, tự chụp X-quang, tự đọc phim X-quang và thấy rằng không cần phải thêm thuốc hay thở oxy nên chị từ chối yêu cầu của đồng nghiệp.

“Tôi nói không sao đâu, chỉ cần nằm sấp, tập thở, uống nhiều nước thì sẽ không sao. Nhiều bệnh nhân F0 khác họ cũng bị hoảng loạn, mất ngủ… nên tôi cho rằng điều quan trọng đó là phải biết theo dõi dấu hiệu nặng, không cho phép mình ở không, rồi không nghĩ linh tinh về bệnh. Nếu cứ tập trung vào việc mình bị ốm thì sẽ khó vượt qua được, nên phải hiểu về bệnh và sau đó điều trị triệu chứng sốt thì uống hạ sốt, ho uống thuốc ho, uống thật nhiều nước, phải theo dõi triệu chứng nặng, tự trấn an bản thân và vượt qua”, bác sĩ Linh nói về quãng thời gian bản thân đã vượt qua Covid.

Bên cạnh đó, ngoài thời gian làm việc để tránh nhàm chán và chia sẻ kiến thức thực chiến điều trị F0 của mình đến cộng đồng, nữ bác sĩ đã quay những video, clip đăng tải trên tiktok, facebook, youtube hướng dẫn F0 theo dõi tại nhà ra sao, những việc F0 cần lưu ý…. có những video nhận được hàng triệu lượt xem, chia sẻ và phản hồi rất tốt, bác sĩ Linh thấy vui vì điều đó.

Bĩnh tĩnh sống - “Em dương tính rồi Linh” (Hình 4).

Về phía gia đình, bác sĩ Linh không hề thông tin mình bị F0 vì sợ rằng người nhà không hiểu bệnh sẽ lo lắng thêm, chỉ mới đây chị chia sẻ trên truyền thông, mạng xã hội thì gia đình mới biết và vẫn luôn âm thầm ủng hộ công tác của chị.

Hiện, dù đã kết thúc chuyến điều động, nhưng chị Linh và mọi người trong đoàn không thôi nhiệm vụ, mà tiếp tục thực hiện tư vấn từ xa. Trong tâm trí của nữ “bác sĩ em bé” này vẫn luôn sẵn sàng lên đường khi tổ chức cần.

Kết thúc cuộc trò chuyện với chúng tôi, bác sĩ Linh dành lời động viên cho các F0 đang điều trị: “Với những bệnh nhân F0 hãy luôn giữ cho mình một tinh thần vững chắc, hiểu về bệnh và việc kết nối với nhân viên y tế là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong trường hợp cấp bách. F0 cần tỉnh táo và cần sự hỗ trợ của người thân, tuyệt đối không để họ đơn độc một mình thì mới chiến thắng được con virus này”.

Info: Các kỹ năng giữ an toàn mùa dịch Covid-19

Thứ 4, 25/08/2021 | 14:47
Ths.BS. Dương Quốc Phong, giảng viên khoa Y - ĐHQG Tp.HCM, bác sĩ tại bệnh viện Thống Nhất Tp.HCM đã có những giải đáp về các kỹ năng giữ an toàn mùa dịch Covid-19.

“Người nhà bệnh nhân rất lo lắng, tôi phải trấn an rất nhiều”

Thứ 2, 23/08/2021 | 08:00
Đó là lời chia sẻ của ThS.BS Dương Quốc Phong khi nhận được các yêu cầu nhờ hỗ trợ trong đêm với trường hợp diễn tiến nặng do nhiễm Covid-19.

[E] Nữ tài xế chuyên chở bệnh nhân mùa dịch: “Biết ơn cuộc sống rất nhiều"

Chủ nhật, 22/08/2021 | 08:31
Chị Diệu Linh tâm niệm, “trao đi yêu thương thì cũng nhận lại yêu thương nhiều hơn”.
Cùng tác giả

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán Nhà nước

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:24
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Kiểm toán Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Tin học.

Trình Quốc hội lựa chọn một chuyên đề giám sát tối cao năm 2025

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:37
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong hai chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn trình Quốc hội.
Cùng chuyên mục

Nữ sinh có điểm thi tốt nghiệp cao nhất tỉnh ngậm ngùi tính nghỉ học

Thứ 2, 31/07/2023 | 08:39
Có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất tỉnh Quảng Bình nhưng vì hoàn cảnh gia đình, Ngọc đành ngậm ngùi tính chuyện nghỉ học... đi xuất khẩu lao động.

Nam sinh mắc bệnh hiểm nghèo giành học bổng Đại học Anh quốc Việt Nam

Thứ 3, 09/05/2023 | 09:00
Mặc dù mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh, hàng tháng phải đi viện truyền máu nhưng Nhật vẫn giành được học bổng “Trái tim sư tử” của Đại học Anh quốc Việt Nam.

Chuyện về những chuyến "xe 0 đồng" dành cho bệnh nhân nghèo

Thứ 2, 27/03/2023 | 14:35
Những chuyến "xe 0 đồng" đầy nghĩa tình đã trở thành điểm tựa tinh thần cho bệnh nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

“Chưa bao giờ là muộn để học tiếng Anh với người theo nghề y!”

Thứ 2, 27/02/2023 | 08:06
Đó là chia sẻ về tầm quan trọng của tiếng Anh với nghề y của chàng bác sĩ trẻ có trình độ IELTS 8.0 ở Huế.

Chuyện về người “cha” 18 năm chôn cất hơn 1000 thai nhi xấu số

Chủ nhật, 26/02/2023 | 15:00
18 năm qua, ông Trọng cùng nhóm của mình lặng lẽ đến từng phòng khám, bệnh viện, cơ sở nạo phá thai,… để đưa thai nhi xấu số về chôn cất.