EU thống nhất tăng gần gấp đôi sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030

EU thống nhất tăng gần gấp đôi sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030

Thứ 7, 01/04/2023 | 07:00
0
Các nhà đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận chính trị đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn để mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo đến năm 2030.

Chia sẻ trên trang Twitter, nghị sĩ châu Âu Markus Pieper nêu rõ, các nước EU và Nghị viện châu Âu (EP) đã nhất trí đến năm 2030, khối sẽ đạt mục tiêu 42,5% năng lượng từ các nguồn tái tạo như gió và Mặt trời. Thỏa thuận này phải được EP và các nước thành viên EU thông qua trước khi được ban hành thành luật.

Luật mới cũng sẽ thay thế mục tiêu hiện tại của EU là đến năm 2030 sẽ có 32% năng lượng sử dụng từ các nguồn tái tạo.

Động thái này của EU là để tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga sau khi Moscow cắt nguồn cung khí đốt vào năm ngoái. EU cũng đã cấm dầu thô vận chuyển bằng đường biển và các sản phẩm dầu mỏ khác từ Nga.

"Năng lượng tái tạo sẽ góp phần đảm bảo chủ quyền năng lượng của chúng ta bằng cách giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch", ông Frans Timmermans, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, nói.

Ông Timmermans thông tin thêm, việc tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo và giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch đồng nghĩa với việc người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp cận được năng lượng rẻ hơn.

Tuy nhiên, các cơ quan môi trường đã chỉ trích thỏa thuận này của EU vì cho rằng mục tiêu vẫn còn thấp. “Mục tiêu khoảng 45% là thấp. Việc đặt mục tiêu thấp hơn 45% cho thấy sự mất đoàn kết và thiếu tham vọng của châu Âu”, Cosimo Tansini, chuyên viên chính sách về năng lượng tái tạo tại Cục Môi trường Châu Âu (EEB), cho biết.

Theo thống kê, đến năm 2021, khoảng 22% năng lượng sử dụng tại EU có được từ các nguồn tái tạo nhưng tỉ lệ ở mỗi nước có sự chênh lệch đáng kể. Trong đó, Thụy Điển dẫn đầu với tỉ lệ năng lượng tái tạo là 65% nhưng ở các nước như Luxembourg, Malta, Hà Lan và CH Ireland năng lượng tái tạo chỉ chiếm khoảng 13% tổng năng lượng sử dụng.

Việc nhanh chóng chuyển đổi sang năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng nếu EU muốn đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu, trong đó có mục tiêu đã được luật hóa là giảm mức phát thải ròng gây hiệu ứng nhà kính 55% vào năm 2030 so với mức ghi nhận năm 1990.

Các mục tiêu liên quan năng lượng tái tạo cũng trở nên quan trọng hơn khi EU tìm cách giảm phụ thuộc và tiến tới chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào năm 2027. Các kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu này chủ yếu dựa vào nguồn năng lượng phát thải thấp, tự sản xuất.

Để đạt được những mục tiêu mới đề ra, EU cần đầu tư quy mô lớn cho các trang trại năng lượng gió và Mặt Trời, mở rộng quy mô sản xuất khí đốt tái tạo và củng cố mạng lưới điện châu Âu để có thể tích hợp nhiều năng lượng tái tạo hơn.

Ủy ban châu Âu (EC) ước tính đến năm 2030, khối này sẽ cần các khoản đầu tư bổ sung trị giá 113 tỷ euro (123 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo và hydrogen nếu các nước thành viên muốn chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu từ Nga.

Minh Hoa (t/h)

Quốc gia EU chỉ trích Mỹ

Thứ 5, 23/02/2023 | 23:55
Thủ tướng Hungary chỉ trích chính quyền của Tổng thống Joe Biden trong một cuộc họp kín với các thành viên của đảng cầm quyền. 

EU thông qua lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga

Thứ 7, 25/02/2023 | 10:20
Tiếp bước Mỹ và một số đồng minh phương Tây khác, EU đã công bố vòng trừng phạt thứ 10 nhằm vào Moscow. 

Tái khởi động đàm phán FTA với Thái Lan, EU mong đợi gì?

Thứ 5, 16/03/2023 | 15:44
Việc tái khởi động các vòng đàm phán FTA với Thái Lan đã bổ sung thêm một quốc gia nữa vào danh sách mong muốn thương mại tự do của EU.

Anh, EU đạt được thỏa thuận mới thay thế cho Nghị định thư Bắc Ireland

Thứ 3, 28/02/2023 | 08:42
Vấn đề Bắc Ireland là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất liên quan đến việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) vào năm 2020.
Cùng chuyên mục

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.