EVFTA và chiến lược “dễ làm trước, khó làm sau” của Việt Nam

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 04/11/2021 | 08:00
0
Theo VERP, Việt Nam đang đi theo chiến lược “dễ làm trước, khó làm sau”, dự báo tốc độ thay đổi cải cách luật pháp ở Việt Nam sẽ chậm dần so với yêu cầu của EVFTA.

Lợi thế và cơ hội của người đi trước

Một trong những nội dung đáng chú ý trong “Báo cáo Đánh giá một năm thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA): Tác động đến kinh tế Việt Nam và sự thay đổi chính sách” của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đó là hệ thống pháp luật Việt Nam đang từng bước chuyển biến tích cực nhằm đáp ứng những yêu cầu của EVFTA.

Theo nhận định của VEPR, Việt Nam đang đi theo chiến lược “dễ làm trước, khó làm sau” nên có thể dự báo tốc độ thay đổi cải cách luật pháp ở Việt Nam sẽ chậm dần so với yêu cầu của EVFTA.

Một số vấn đề được bản báo cáo đề cập là việc tăng tính hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật, trong đó những lĩnh vực đáng lưu ý nhất là Sở hữu trí tuệ, quyền của người lao động, doanh nghiệp nhà nước và vấn đề bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu.

Theo ông Phạm Văn Long – thành viên nhóm nghiên cứu, tác động tích cực của Hiệp định EVFTA đến thương mại giữa hai bên là Việt Nam và EU được chứng minh dù chỉ mới được một năm trôi qua.

Tuy nhiên, các lợi ích thương mại của cả Việt Nam và EU vẫn chưa được khai thác đúng mức tiềm năng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Nhu cầu nhập một số hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ các nước EU đều giảm, mặc dù các mặt hàng này đều được giảm thuế suất theo các cam kết trong Hiệp định.

Kinh tế vĩ mô - EVFTA và chiến lược “dễ làm trước, khó làm sau” của Việt Nam

Toàn cảnh hội thảo Báo cáo Đánh giá một năm thực hiện EVFTA.

Đại diện nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cùng với những kết quả đạt được sau một năm EVFTA có hiệu lực, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ bên trong cũng như bên ngoài.

Chi phí thương mại của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực ASEAN. Các biện pháp phi thuế quan và thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp và gây cản trở cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.

Mặc dù Việt Nam đang là nước dẫn đầu trong thương mại hai chiều với EU, có thể coi như một cửa ngõ của EU vào Đông Nam Á và có thể là cả Trung Quốc, nhưng EU cũng đang đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippin và Indonesia. Đây đều là các quốc gia cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa sang khu vực EU.

“Do đó, Việt Nam cần tận dụng tối đa lợi thế và cơ hội của người đi trước để duy trì và phát huy lợi thế sẵn có trong quan hệ thương mại với EU so với các khu vực”, ông Long nhìn nhận.

Kinh tế vĩ mô - EVFTA và chiến lược “dễ làm trước, khó làm sau” của Việt Nam (Hình 2).

PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhìn nhận, trên thực tế, cải cách của Việt Nam nhằm đáp ứng đòi hỏi của EVFTA sẽ ngày càng khó và chậm hơn, trong khi đó, lợi thế tương đối của EVFTA cho Việt Nam đối với các nước trong khu vực sẽ ngày càng giảm đi nhanh hơn.

Vì vậy, bà Thu cho rằng, cần khẩn trương rà soát, sửa đổi và bổ sung các văn bản pháp luật sao cho phù hợp với các cam kết trong Hiệp định. Đồng thời, giảm bớt các thủ tục hải quan và các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

Ngoài ra, tăng năng lực điều hành cũng như giám sát đối với các biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS) Việt Nam nhằm hạn chế vi phạm các qui định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật tại các nước nhập khẩu.

Quan trọng vẫn là năng lực cạnh tranh

Ông Frauke Schmitz Bauerdick - Giám đốc Cục xúc tiến thương mại và Đầu tư Đức tại Việt Nam (GTAI) nhìn nhận, EVFTA mang lại cả cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Vị này cho rằng, EU là một đối tác lớn hơn ở trong Hiệp định EVFTA so với Việt Nam, chính vì thế, những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt là không nhỏ.

Vị này gợi ý Việt Nam nên khoanh vùng lại những thách thức đang đặt ra do EVFTA mang lại, có thể liên quan đến những tiêu chuẩn về luật pháp. Đồng thời, các cơ quan hoạch định chính sách cần đẩy mạnh hơn nữa việc công bố và chia sẻ thông tin với cộng đồng, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp họ có thể khai thác được tối đa hiệp định này.

Ông cũng nhấn mạnh, Hiệp định EVFTA sẽ tăng tính cạnh tranh trong khu vực ASEAN và đồng thời tăng tính cạnh tranh cho cả các công ty của EU.

"Hơn hết, Việt Nam cần gia tăng chất lượng về nguồn lực, vì đây chính là tài sản chính của quốc gia. Tăng cường về trình độ học thuật kỹ năng làm kinh tế, ngoại ngữ sẽ thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa EU với doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam", ông nói.

Kinh tế vĩ mô - EVFTA và chiến lược “dễ làm trước, khó làm sau” của Việt Nam (Hình 3).

TS.Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương).

Đồng quan điểm, TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá, thách thức lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam khi vào thị trường EU vẫn là năng lực cạnh tranh, khi yếu tố này còn thấp.

“Mặc dù đã trải 14 FTA, nhưng năng lực cạnh tranh ở cấp doanh nghiệp và cấp quốc gia còn thấp. Bài toán đặt ra là chúng ta phải tích cực hơn nữa việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa, đây là việc hết sức quan trọng”, ông Phương nói.

Dẫn số liệu về việc Việt Nam hiện đang đứng thứ 31 về xuất khẩu trong số 240 nền kinh tế trên thế giới, ông Phương nói rằng “Việt Nam có thể được xem là cường quốc xuất khẩu nhưng lại là về số lượng chứ không phải chất lượng”.

Theo TS.Lê Quốc Phương, để có giải pháp dài hạn và để thúc đẩy xuất khẩu một cách thực chất, phải thúc đẩy về giá trị gia tăng.

“Ước tính năm 2020, Việt Nam xuất khẩu được 272,6 tỷ USD, còn năm 2021 dự báo sẽ hơn 300 tỷ USD. Thế nhưng giá trị gia tăng vào lại thấp, chúng ta vẫn còn kém xa các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippin về giá trị gia tăng”, ông Phương nói và nhấn mạnh, yếu tố giá trị gia tăng trong thời gian tới cần phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.

Theo nội dung từ Báo cáo, trong năm đầu tiên thực thi EVFTA, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt 39,8 tỷ USD (tính đến ngày 1/8/2021), tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU như linh kiện điện tử, hàng dệt may đều giảm.

Tác động của việc giảm thuế quan đối với các mặt hàng của Việt Nam vào EU giúp thúc đẩy các mặt hàng được hưởng lợi từ Hiệp định.

Tuy tổng kim ngạch xuất của Việt Nam vào EU tăng trong giai đoạn kể từ khi EVFTA có hiệu lực, nhưng hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU lại giảm như điện thoại các loại và kinh kiện đạt 7,1 tỷ USD, giảm đến 27,9% so với năm 2020; hàng dệt may giảm 15,2% so với 2020, giày dép các loại giảm 11,3%.

Xem thêm:

[Info] Nhìn lại một năm thu “quả ngọt” từ Hiệp định EVFTA

“Thị trường EU như miếng bánh, đến càng sớm càng ăn được nhiều”

"EVFTA là cửa ngõ trong lúc khó khăn"

Những rào cản trên đường xuất khẩu vào thị trường EU

Doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng vào Hiệp định EVFTA trong năm 2022

TS. Võ Trí Thành: “Có nhiều cơ sở để hy vọng về tương lai của EVFTA”

[E] “EVFTA là cửa ngõ mở trong lúc khó khăn”

Thứ 4, 27/10/2021 | 06:30
Hiệp định EVFTA xuất hiện đúng lúc nền kinh tế Việt Nam và EU rơi vào khó khăn, đã mở ra nhiều cơ hội cho sản xuất trong nước.

TS. Võ Trí Thành: “Có nhiều cơ sở để hy vọng về tương lai của EVFTA”

Thứ 5, 28/10/2021 | 09:30
Theo TS.Võ Trí Thành, dù doanh nghiệp đã phần nào tận dụng lợi thế từ EVFTA, nhưng trong bối cảnh bình thường mới thì doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng vào Hiệp định EVFTA trong năm 2022

Thứ 5, 28/10/2021 | 07:00
Ví EVFTA như “đường cao tốc”, doanh nghiệp Việt Nam xác định đã đi trên cao tốc thì không thể đi phương tiện thô sơ, hàng hoá vì thế càng phải đảm bảo chất lượng.
Cùng tác giả

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Nợ vay của Tập đoàn Hoà Phát tăng cao kỷ lục

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:21
Quý I/2024, tổng nợ vay của Tập đoàn Hòa Phát tăng hơn 12.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức cao kỷ lục – đạt hơn 77.500 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:51
Thủ tướng mới ký Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Đạm Hà Bắc tiếp tục được xoá hơn 140 tỷ đồng lãi vay trong quý I/2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:39
Nhờ được xóa nợ lãi tính trên lãi chậm trả từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Đạm Hà Bắc tiếp tục báo lợi nhuận sau thuế đạt 38 tỷ đồng trong quý I/2024.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.
Cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai khảo sát thực địa các khu tái định cư

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:26
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề nghị các sở, ngành và UBND Tp. Biên Hòa tập trung nguồn lực cho công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

Cà Mau: Phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:54
Ngày 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.