EVN giải thích việc tăng giá điện nhưng vẫn đem gửi hàng vạn tỷ đồng

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 07/06/2023 | 13:55
1
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa gửi đến đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên - Phó Ban Công tác đại biểu về một số vấn đề được đại biểu nêu tại kỳ họp thứ 5.

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) đã đặt vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của EVN khi năm 2022 báo lỗ 26.000 tỷ đồng.

Theo bà Yên, từ năm 2010 đến nay, EVN đã 8 lần điều chỉnh tăng giá điện, giá bình quân từ 1.058 đồng/kWh lên 1.864,44 đồng/kWh (vào năm 2019) và vẫn tiếp tục báo lỗ và đề nghị điều chỉnh tăng giá điện.

Hồ sơ doanh nghiệp - EVN giải thích việc tăng giá điện nhưng vẫn đem gửi hàng vạn tỷ đồng

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (Ảnh: Quochoi.vn).

Đặc biệt, công ty mẹ thì báo lỗ trong khi các công ty con vẫn công bố lợi nhuận cao trong năm 2022. Cụ thể, hai doanh nghiệp thuộc EVN là Tổng Công ty Phát điện 3, Tổng Công ty Phát điện 2 đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2022 là 2.550 tỷ đồng và 3.668 tỷ đồng…

"Vậy nguyên nhân chính của khoản lỗ này do đâu? Nếu nói rằng do giá đầu vào tăng cao, gồm nhiên liệu, lãi vay hay bị lỗ tỉ giá thì các công ty con cũng đối diện với khó khăn này. Tại sao ra kết quả khác nhau, đây có phải là vấn đề về năng lực quản lý không?", đại biểu nêu câu hỏi.

Số dư tiền gửi ngân hàng dùng để làm gì?

Vấn đề “EVN xin tăng giá điện, nhưng một loạt công ty con đưa hàng vạn tỷ đồng gửi ngân hàng” như phản ánh của báo chí, EVN giải thích, số tiền gửi cần được xem xét với số dư nợ ngắn hạn (60.045 tỷ đồng) tại cùng thời điểm của các Tổng Công ty Điện lực.

“Chưa nói đến khoản dư nợ dài hạn, chỉ xét riêng khoản dư nợ ngắn hạn trên thì rõ ràng số nợ vay tại các đơn vị là rất lớn, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao nên đòi hỏi nhiều đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho khoản vay trong thời gian tới”, EVN lý giải.

Hồ sơ doanh nghiệp - EVN giải thích việc tăng giá điện nhưng vẫn đem gửi hàng vạn tỷ đồng (Hình 2).

EVN cho biết số dư tiền gửi ngân hàng được dùng để thanh toán trả nợ cho nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện (Ảnh: EVN).

Ngoài ra, theo EVN, số dư tiền gửi trên được dùng để thanh toán trả nợ cho nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái nhà và nhà máy thuỷ điện nhỏ vào đầu tháng sau theo hợp đồng đã ký kết để đầu tư hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các Tổng Công ty Điện lực phải chủ động cân đối dòng tiền phù hợp để đảm bảo thanh toán nợ gốc và lãi vay kịp thời cho đơn vị tín dụng, thanh toán cho nhà cung cấp, nhà máy điện theo quy định, đồng thời có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị mình.

Nguyên nhân EVN lỗ 26.000 tỷ đồng

Về vấn đề tại sao lại nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời, EVN cho biết sản lượng điện nhập khẩu tương đối nhỏ, trong đó nhập từ Lào khoảng 7 triệu kWh/ngày, Trung Quốc 4 triệu kWh/ngày.

Sản lượng điện toàn quốc là trên 850 triệu kWh/ ngày, riêng miền Bắc cũng là 450 triệu kWh/ngày trong khi tổng sản lượng điện nhập khẩu khoảng hơn 10 triệu kWh/ngày nên tỉ trọng điện nhập khẩu rất thấp, chưa tới 1,3% toàn quốc.

Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân bán cho khách hàng sử dụng điện theo biểu giá điện do Chính phủ quy định thực hiện trong năm 2022 là 1.882,73 đồng/kWh, trong khi đó giá thành mua điện từ các nhà máy điện (bao gồm cả chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) là 2.032,26 đồng/kWh.

“Vì vậy, với mỗi kWh bán cho khách hàng sử dụng điện năm 2022 thì EVN lỗ 149,53 đồng/kWh, làm EVN lỗ sản xuất kinh doanh điện là 36.294,15 tỷ đồng năm 2022. Nhờ có thu nhập từ các hoạt động khác liên quan tới sản xuất kinh doanh điện là 10.058,36 tỷ đồng, nên số lỗ tổng hợp năm 2022 của EVN là 26.235,78 tỷ đồng”, EVN giải thích.

Theo EVN, giá thành mua điện từ các nhà máy điện bán tới khách hàng bao gồm giá thành khâu phát điện, giá thành khâu truyền tải, khâu phân phối - bán lẻ, khâu phụ trợ. Trong đó, giá thành khâu phát điện chiếm tỉ trọng chủ yếu.

Năm 2022, giá thành khâu phát điện chiếm tỉ trọng 83,6%; các khâu truyền tải, phân phối-bán lẻ và phụ trợ chỉ chiếm tỉ trọng 16,4%. Do các thông số đầu vào khâu phát điện năm 2022 tăng đột biến làm giá thành khâu phát điện tăng mạnh, từ 1.506,4 đồng/kWh năm 2021 lên 1.698,45 đồng/kWh năm 2022.

Tập đoàn này cũng cho biết, năm 2022, các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN sản xuất với sản lượng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng điện năng của hệ thống với giá điện bình quân là 859,9 đồng/kWh.

Với vai trò là người mua duy nhất, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, EVN cho biết đã phải mua 80% sản lượng điện năng còn lại từ các nhà máy điện độc lập theo các hợp đồng mua bán điện và giá điện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với giá điện bình quân 1.757,5 đồng/kWh (chưa bao gồm chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) để cung cấp cho khách hàng.

Ngoài nhiệm vụ của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, EVN còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Chính phủ giao trong đầu tư lưới truyền tải và mạng lưới bán điện đến cả vùng núi, hải đảo và bán thấp hơn giá thành để góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng tại các địa bàn trọng điểm.

"Với cơ chế điều tiết giá bán lẻ điện như hiện tại của Chính phủ, EVN đang là doanh nghiệp đứng ra chịu toàn bộ khoản lỗ sản xuất kinh doanh năm 2022 thay cho các khách hàng sử dụng điện", EVN nêu rõ.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc quản lý, cung ứng điện của EVN

Thứ 4, 07/06/2023 | 06:51
Thủ tướng giao Bộ Công Thương thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN từ 1/1/2021 đến 1/6/2023.

EVN gặp khó, chuyển điện khí Ô Môn 3 và 4 sang PVN làm chủ đầu tư

Thứ 3, 30/05/2023 | 11:31
Do tình hình khó khăn của EVN, các bộ, ngành kiến nghị Thủ tướng đồng ý chuyển 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 bị chậm tiến độ sang cho PVN làm chủ đầu tư.

Yêu cầu EVN làm rõ việc tăng giá điện có phải do thua lỗ?

Thứ 6, 26/05/2023 | 18:07
Cử tri Quảng Ninh kiến nghị việc tăng giá điện sinh hoạt do EVN thua lỗ lớn, kéo dài và do tổn thất của điện năng là chưa phù hợp.

Khoản lỗ 26.000 tỷ đồng của EVN nằm trong báo cáo tại Quốc hội

Thứ 2, 22/05/2023 | 12:13
Theo Uỷ ban Kinh tế, năng lực quản lý đối với các tổ chức tín dụng còn hạn chế, tình trạng “sở hữu chéo”, cho vay các doanh nghiệp “nội bộ”, “sân sau” còn phức tạp.
Cùng tác giả

Chỉ còn 3 tháng để tiêu hết số vốn của Chương trình phục hồi kinh tế

Thứ 2, 02/10/2023 | 13:50
Ước giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đến ngày 30/9/2023 đạt khoảng 49.740 tỷ đồng.

Hé lộ thủ đoạn lừa đảo 20.000 người của Công ty Nhật Nam

Thứ 7, 30/09/2023 | 19:46
Công ty bất động sản Nhật Nam (Công ty Nhật Nam) đã thu tổng số tiền khoảng hơn 8.941 tỷ đồng của 20.000 cá nhân, thông qua 45.525 hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Vì sao không lập phương án nghỉ Tết Nguyên đán cố định hàng năm?

Thứ 7, 30/09/2023 | 19:45
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc định kỳ mỗi năm đều lập phương án nghỉ Tết Nguyên đán nhằm tính toán có lợi nhất cho người lao động.

Bộ Công an thông tin vụ bắt Giám đốc công ty VIETSE và 2 cán bộ EVN

Thứ 7, 30/09/2023 | 19:12
Cơ quan chức năng bắt giữ bà Ngô Thị Tố Nhiên - Giám đốc Công ty VIETSE cùng 2 người khác do liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài liệu mật của EVN.

Bộ Xây dựng: Không tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội

Thứ 7, 30/09/2023 | 19:11
Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, nếu nâng lợi nhuận cho các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội sẽ khiến tăng giá bán nhà ở cho người thu nhập thấp.
Cùng chuyên mục

Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi phát hành cổ phiếu ESOP để bổ sung vốn

Thứ 2, 02/10/2023 | 19:42
Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi dự kiến phát hành hơn 1,12 triệu cổ phiếu ESOP, với giá 37.000 đồng/cổ phiếu để thu về hơn 41,7 tỷ đồng, bổ sung vào vốn lưu động.

Chủ sở hữu Pin Con thỏ sắp chia cổ tức tỉ lệ 30%, ai hưởng lợi nhất?

Thứ 2, 02/10/2023 | 19:42
GP Batteries International Limited đang là cổ đông lớn nhất tại Habaco với tỉ lệ sở hữu đạt 49%, sau đó là ông Lê Xuân Lương và Chủ tịch HĐQT Phạm Văn Nghĩa.

Tập đoàn Thành Nam sẽ làm gì để cổ phiếu TNI sớm thoát diện cảnh báo?

Thứ 2, 02/10/2023 | 16:22
Từ ngày 18/2/2022 đến nay, cổ phiếu của Tập đoàn Thành Nam luôn trong tình trạng bị cảnh báo dù đã có nhiều văn bản giải trình nguyên nhân và phương án khắc phục.

Tracodi đem 35,6 triệu cổ phần BCG Land đảm bảo cho khoản vay 299 tỷ đồng

Thứ 2, 02/10/2023 | 16:19
Giá trị của toàn bộ số tài sản đảm bảo trên được Tracodi định giá 427,2 tỷ đồng, tương ứng mỗi cổ phần BCG Land có giá trị 12.000 đồng.

Một quỹ đầu tư ngoại quốc cam kết rót ít nhất 200 triệu USD vào Masan

Thứ 2, 02/10/2023 | 12:50
Quỹ đầu tư Bain Capital đồng ý đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan với giá 85.000 đồng/cổ phần.
     
Nổi bật trong ngày

Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi phát hành cổ phiếu ESOP để bổ sung vốn

Thứ 2, 02/10/2023 | 19:42
Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi dự kiến phát hành hơn 1,12 triệu cổ phiếu ESOP, với giá 37.000 đồng/cổ phiếu để thu về hơn 41,7 tỷ đồng, bổ sung vào vốn lưu động.

Giá vàng 2/10: Chuyên gia dự đoán vàng sẽ khởi sắc đầu quý 4

Thứ 2, 02/10/2023 | 09:55
Giá vàng thế giới sáng 2/10 giảm còn 1.846 USD/ounce. Mặc dù vàng đang gặp nhiều khó khăn nhưng nhiều chuyên gia cho rằng giá sẽ phục hồi trở lại trong đầu quý 4.

Tracodi đem 35,6 triệu cổ phần BCG Land đảm bảo cho khoản vay 299 tỷ đồng

Thứ 2, 02/10/2023 | 16:19
Giá trị của toàn bộ số tài sản đảm bảo trên được Tracodi định giá 427,2 tỷ đồng, tương ứng mỗi cổ phần BCG Land có giá trị 12.000 đồng.

Một quỹ đầu tư ngoại quốc cam kết rót ít nhất 200 triệu USD vào Masan

Thứ 2, 02/10/2023 | 12:50
Quỹ đầu tư Bain Capital đồng ý đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan với giá 85.000 đồng/cổ phần.

Tập đoàn Thành Nam sẽ làm gì để cổ phiếu TNI sớm thoát diện cảnh báo?

Thứ 2, 02/10/2023 | 16:22
Từ ngày 18/2/2022 đến nay, cổ phiếu của Tập đoàn Thành Nam luôn trong tình trạng bị cảnh báo dù đã có nhiều văn bản giải trình nguyên nhân và phương án khắc phục.