Gã “lâm tặc” hoàn lương và tâm nguyện bảo vệ quần thể lim cổ thụ

Gã “lâm tặc” hoàn lương và tâm nguyện bảo vệ quần thể lim cổ thụ

Phạm Xuân Chinh
Thứ 4, 03/03/2021 | 17:50
0
Từng làm “lâm tặc”, tàn phá nhiều cánh rừng tự nhiên, hoàn lương, anh Mười đang làm giàu từ kinh tế rừng và quyết tâm bảo vệ quần thể lim cổ thụ hiếm có.
Lim 1

Một ngày đầu xuân Tân Sửu, trong chuyển công tác tại huyện miền núi Như Xuân của tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi vô tình gặp “lâm tặc” hoàn lương Lục Văn Mười. Anh Mười sinh năm 1985 trong gia đình dân tộc Thái có đông anh chị em. Là con thứ 10 nên anh được bố mẹ đặt tên là Mười.

Trong bữa cơm đậm chất dân tộc Thái đãi khách, sau khi ngà men rượu, anh Mười đã trải lòng về quãng đời làm “lâm tặc” và việc hoàn lương của mình.

Tin nhanh - Gã “lâm tặc” hoàn lương và tâm nguyện bảo vệ quần thể lim cổ thụ (Hình 2).

PV theo chân anh Mười đi thăm quần thể lim cổ thụ.

Dốc cạn chén rượu, anh Mười kể: “Bố mẹ mình sinh được mười anh chị em, mình là con út – thứ 10 nên đặt tên là Mười. Gia đình đông con nên cuộc sống quanh năm nghèo túng. Từ năm 2010 trở về trước, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào việc lên rừng chặt gỗ. Khi lên 17 tuổi, ngoài thời gian tới trường, mình cùng với bố và các anh lên rừng chặt gỗ lấy tiền mua gạo”.

Nghề “lâm tặc” vận vào Lục Văn Mười từ đó. Cái nghèo, cái đói khiến gã thanh niên ấu trĩ tính kế lên rừng chặt gỗ để kiếm sống. Tốt nghiệp THPT, Lục Văn Mười thi đậu vào trường Đại học Vinh. Mỗi khi nghỉ hè về quê, Mười vẫn thường xuyên lên rừng đốn gỗ. 

Tin nhanh - Gã “lâm tặc” hoàn lương và tâm nguyện bảo vệ quần thể lim cổ thụ (Hình 3).

 

Tin nhanh - Gã “lâm tặc” hoàn lương và tâm nguyện bảo vệ quần thể lim cổ thụ (Hình 4).

Cây lim có đường kính hơn một người ôm được gã "lâm tặc" hoàn lương bảo vệ nhiều năm nay.

Tốt nghiệp đại học ra trường về quê, nhưng không có được công việc ổn định, lấy vợ sinh con, Mười vẫn không thể từ bỏ được nghề “lâm tặc” và từng nhiều lần bị xử lý hành chính về hành vi phá rừng.

“Có thời điểm tôi đã đứng ra mua nhiều ha rừng tự nhiên được Nhà nước chuyển đổi, khai thác gỗ vận chuyển ra Hà Nội bán. Lợi nhuận từ việc khai thác rừng lớn nhưng tiền làm ra dễ, nhất là từ rừng đều không giữ được” – Anh Mười nhớ lại.

Tin nhanh - Gã “lâm tặc” hoàn lương và tâm nguyện bảo vệ quần thể lim cổ thụ (Hình 5).
Anh Mười phát đường, dẫn chúng tôi mục sở thị quần thể lim hiếm có trên đất của gia đình.
Tin nhanh - Gã “lâm tặc” hoàn lương và tâm nguyện bảo vệ quần thể lim cổ thụ (Hình 6).
Anh Mười bên một cây lim hàng trăm năm tuổi.

Năm năm gần đây, ngoài diện tích rừng sản xuất được Nhà nước giao, anh Mười đã vay mượn người thân, bạn bè để mua lại hàng chục ha đất rừng sản xuất của người dân địa phương để trồng keo tràm.

Nhận thấy sống ở rừng thì phải dựa vào rừng, nhưng không nhất thiết phải phá rừng, sau nhiều đêm suy nghĩ, được sự động viên của người vợ “đầu ấp tay gối”, Lục Văn Mười đã quyết định bỏ nghề lâm tặc.

Hiện tại trong tay anh Mười đã có hơn 10 ha đất rừng sản xuất đã được phủ xanh bằng những đồi keo bạt ngàn. Đây là một gia tài lớn, là niềm mơ ước của nhiều người dân địa phương. 

Tin nhanh - Gã “lâm tặc” hoàn lương và tâm nguyện bảo vệ quần thể lim cổ thụ (Hình 7).
Vỏ sần sùi, rêu phong của cây lim khiến gã "lâm tặc" hoàn lương quyết tâm bảo vệ chúng.

Trong số diện tích đất rừng sản xuất do anh Mười quản lý có 2 quần thể lim cổ thụ, với khoảng 35 cây. Chúng phân bố trên những quả đồi thuộc thôn Đồng Phống, xã Thanh Xuân. Đường kính mỗi cây lim từ 30 – 90 cm, với tuổi thọ từ 15 đến gần 100 năm. Nhiều người “nhăm nhe” hỏi mua những cây lim này để đốn lấy gỗ, nhưng anh Mười đều khước từ.

Vượt qua nhiều quả đồi hiểm trở, cuối cùng chúng tôi đã theo chân anh Mười tiếp cận được quần thể lim hàng chục năm tuổi, hiểm có tại đất Như Xuân. Phần diện tích này rộng khoảng hơn 2ha, được anh Mười mua lại của người dân địa phương. Mười say sưa phát những cây bụi, dây leo bám vào cây lim để chúng tôi được chiêm ngưỡng rõ hơn những thân cây quý giá này.

“Tôi muốn bảo vệ, giữ những cây lim lại cho con cháu sau này. Nếu không phải ở trên đất của tôi thì không biết chúng có tồn tại tới ngày hôm nay hay không” – Anh Mười chia sẻ.

Tin nhanh - Gã “lâm tặc” hoàn lương và tâm nguyện bảo vệ quần thể lim cổ thụ (Hình 8).
Nhiều cây lim với đường kính và tuổi đời khác nhau mọc thành quần thể.
Tin nhanh - Gã “lâm tặc” hoàn lương và tâm nguyện bảo vệ quần thể lim cổ thụ (Hình 9).

 

Tin nhanh - Gã “lâm tặc” hoàn lương và tâm nguyện bảo vệ quần thể lim cổ thụ (Hình 10).
Hình ảnh phần thân và ngọn của một cây lim 100 tuổi được anh Mười chăm sóc, bảo vệ. 

Khi được hỏi vì sao lại bỏ nghề “lâm tặc” để hoàn lương và hiện anh đã thật sự hoàn lương chưa, anh Mười điềm tĩnh nói: “Giờ động vào rừng là phạm pháp, mà trên địa phương rừng có trữ lượng gỗ quý còn rất ít. Sống dựa vào rừng không có nghĩa là phải phá rừng, trồng keo vừa phủ xanh tái tạo rừng, vừa cho thu nhập”.

Tin nhanh - Gã “lâm tặc” hoàn lương và tâm nguyện bảo vệ quần thể lim cổ thụ (Hình 11).

Từ trên núi phóng tầm mắt nhìn xuống là bản làng, ruộng đồng của người Thái nơi anh Mười sinh ra và lớn lên.

Ông Trịnh Ngọc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân cho biết, ông Lục Văn Mười đã từng bị chính quyền địa phương xử phạt hành chính về hành vi phá rừng. Phần diện tích có cây lim được nhà nước giao cho người khác, ông Mười nhận chuyển nhượng lại để trồng keo. 

Ông Ngô Văn Tuấn - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Như Xuân cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, cây gỗ mọc tự nhiên trong rừng sản xuất, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm quản lý, bảo vệ chứ không có quyền định đoạt (chặt hạ, mua bán, vận chuyển).

Gia Lai: Điều tra vụ "lâm tặc" phá nát rừng huyện Mang Yang

Thứ 7, 20/02/2021 | 16:14
Một đoàn gần 40 người, điều khiển 12 xe công nông độ chế vào phá rừng. Tại hiện trường “lâm tặc” quá đông, lãnh đạo xã phải xin huyện chi viện hỗ trợ gấp.

Lâm tặc khét tiếng hoàn lương trở thành cán bộ bảo vệ rừng

Thứ 4, 28/10/2020 | 20:00
Ông Kiếm từng là lâm tặc tiếng khét tiếng một thời. Tuy nhiên, được sự động viên của cán bộ, ông Kiếm quyết định "rửa tay gác kiếm" .

Khởi tố 5 đối tượng phá rừng gỗ lim tại Quảng Bình

Thứ 4, 08/05/2019 | 22:11
Liên quan tới vụ phá rừng gỗ lim nghiêm trọng tại Quảng Bình, cơ quan điều tra Công an huyện Quảng Ninh, đã ra quyết định khởi tố 5 đối tượng về hành vi vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.
Cùng tác giả

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Tìm thấy 3/4 ngư dân Thanh Hóa mất tích vụ lật tàu đánh cá trên biển

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:53
Cơ quan chức năng và người thân đã tìm thấy 3 thi thể trong số 4 ngư dân Thanh Hóa mất tích sau vụ lật tàu khi đánh cá trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ

Hơn 1.000 cảnh sát tham gia bảo đảm ANTT đêm khai mạc du lịch Sầm Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Công an tỉnh Thanh Hóa sẽ huy động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia đảm bảo an ninh trật tự cho đêm khai mạc Lễ hội du lịch Biển Sầm Sơn năm 2024.

Lật thuyền trên biển khiến 8 người gặp nạn, 4 ngư dân vẫn mất tích

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:06
Khi đang đánh cá trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, tàu cá của ngư dân gồm 8 người không may gặp nạn bị chìm, hiện 4 người vẫn đang mất tích.

Tạm dừng làm mặt bằng tập kết rác vì 100 người dân dựng rạp phản đối

Thứ 2, 22/04/2024 | 16:00
Huyện Cẩm Thủy đã yêu cầu dừng thi công mặt bằng bãi tập kết và trung chuyển rác thải tại xã Cẩm Bình để tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ, đồng thuận.
Cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức loạt hoạt động hấp dẫn dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 21:05
Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn để phục vụ du khách đến vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:20
Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Ninh ra Công văn đề nghị địa phương không cấp phép cho các tàu đón khách du lịch xem Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tìm người mất tích trong vụ lật thuyền

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:20
Tại Công điện số 40/CĐ-TTg, Thủ tướng yêu cầu tìm người mất tích trong vụ chìm thuyền tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với tinh thần khẩn trương, kịp thời nhất.

Sớm bàn giao các dự án cao tốc đã hoàn thành cho đơn vị quản lý

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:27
Dù nhiều dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã hoàn thành tuyến chính và đưa vào khai thác nhưng vẫn chưa được bàn giao cho đơn vị quản lý.
     
Nổi bật trong ngày

Dốc tổng lực thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước giờ thông xe

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Các nhà thầu đang dốc toàn lực, huy động hàng ngàn người làm việc xuyên ngày đêm trên cao tốc đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt để đảm bảo thông xe theo đúng tiến độ.

Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:21
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 không cho phép phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã trên cả nước.

Quảng Ninh: 4 phụ nữ mất tích do lật thuyền nan

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Hiện cơ quan chức năng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đang khẩn trương tìm kiếm 4 phụ nữ mất tích trong vụ lật thuyền nan xảy ra rạng sáng 25/4 trên sông Chanh.

Ông Lê Đình Thọ làm Tổ trưởng Tổ cố vấn của Bộ trưởng Bộ GTVT

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Trước khi nghỉ hưu theo chế độ, ông Lê Đình Thọ có gần 10 năm đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ GTVT.

Thanh Hóa: Thu ngân sách 4 tháng bằng nửa năm dự toán

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:25
Chỉ sau 4 tháng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt trên 18.200 tỷ đồng, tương đương 51% dự toán thu ngân sách của địa phương này trong năm 2024.