Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam Chất lượng cao: Gần 3 thập kỷ “xây bệ đỡ” cho thương hiệu Việt

Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam Chất lượng cao: Gần 3 thập kỷ “xây bệ đỡ” cho thương hiệu Việt

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 5, 04/05/2023 | 11:00
0
Để cạnh tranh được trên sân nhà cũng như vươn ra “biển lớn”, doanh nghiệp, nông dân cần thay đổi tư duy sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn hội nhập.

Đó là chia sẻ của bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao với Người Đưa Tin.

“Đến cửa không qua được vòng gửi xe”

Người Đưa Tin: Là người có công đầu trong việc khởi động dự án xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam từ cuối những năm 1990, bà đánh giá thế nào về các doanh nghiệp trong nước với chương trình này?

Bà Vũ Kim Hạnh: Tôi còn nhớ, hơn 20 năm trước các doanh nghiệp Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể về thương hiệu, nhưng qua chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao và dự án xây dựng thương hiệu cho hàng Việt, đến nay nhiều doanh nghiệp đã ý thức được việc xây dựng thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành bại.

Muốn vững vàng, lớn mạnh và đủ sức vươn xa, doanh nghiệp phải luôn đảm bảo hàng hóa sản xuất ra chất lượng tốt, đúng với nhu cầu của thị trường, liên tục xây dựng thương hiệu.

Người Đưa Tin: Nhiều năm làm công tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chất lượng sản phẩm, bà đánh giá như thế nào về tiêu chuẩn hàng hóa Việt Nam trước đòi hỏi hội nhập quốc tế?

Bà Vũ Kim Hạnh: Về vấn đề tiêu chuẩn của nông sản, hàng hóa Việt để xuất khẩu, mình vào nhà ai thì cũng phải được phép của người ta. Mình đi ra thế giới cũng phải có passport, giấy thông hành. Hàng hóa cũng vậy. Người ta muốn đón nhận hàng hóa của mình thì người ta phải biết được mình đã có những nỗ lực gì để đạt được tiêu chuẩn hàng hóa lên kệ siêu thị, có thể sánh vai với hàng hóa của họ trên những không gian phục vụ cho người tiêu dùng.

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam nghĩ rằng, mình có hàng hóa tốt, tìm được một nhà phân phối là có thể bước vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, “đến cửa không qua được vòng gửi xe” mới thấy sự đời không phải đơn giản như vậy.

Tiêu dùng & Dư luận - Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam Chất lượng cao: Gần 3 thập kỷ “xây bệ đỡ” cho thương hiệu Việt

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thông thái khi chọn lựa ủng hộ hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn.

Người Đưa Tin: Nhưng thực tế là vẫn có tình trạng “chạy” giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng như câu chuyện về rau sạch bán trong siêu thị mà báo chí từng phản ánh?

Bà Vũ Kim Hạnh: Đúng vậy, rau VietGAP giả vào các hệ thống phân phối lớn là một câu chuyện về niềm tin. Khi người ta đi mua giấy chứng nhận để vào được các hệ thống phân phối, bán lẻ, người ta không hiểu rằng, bản thân những chứng nhận đó là con đường cần thiết buộc mỗi cá nhân, doanh nghiệp phải trải qua.

Tất cả những việc mình học, thực hành, tất cả những quy trình, kỷ luật giúp cho mình đảm bảo ổn định trong sản xuất, ổn định về chất lượng, tạo được niềm tin vững chắc với nhà phân phối, người tiêu dùng.

Nhà sản xuất, cung ứng cần phải hiểu rằng, thế nào là sản xuất an toàn, thế nào là sản phẩm đảm bảo được an toàn và sức khỏe người tiêu dùng. Khi ấy, họ sẽ thực hiện nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật để được cấp chứng nhận.

Vươn ra quốc tế nhưng không lơ là “sân nhà”

Người Đưa Tin: Theo bà, doanh nghiệp và người nông dân phải làm gì để chủ động hơn trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, vốn là điều không dễ?

Bà Vũ Kim Hạnh: Những lần đi khảo sát, nhiều nông dân nói với chúng tôi, "tự nhiên bày ra nhiều tiêu chuẩn làm gì, tôi đẩy bán hết cho thương lái là xong”. Nhưng chính vì suy nghĩ như vậy mà người nông dân không làm chủ được sản phẩm của họ và họ trao hết hiệu quả lao động của mình vào tay thương lái. Chúng ta vẫn cần thương lái, nhưng nếu không có tiêu chuẩn, công bằng, luật pháp thì người nông dân sẽ mãi mãi bị chèn ép.

Chất lượng của sản phẩm, sự an toàn của sản phẩm được thẩm thấu trong toàn bộ chuỗi sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào, cho đến phân bón, vật tư, quy trình sản xuất... đến khâu cuối cùng.

Do đó, nếu tuân thủ thực hiện quy trình này một cách có nề nếp, kỷ luật, tuân thủ nghiêm túc từng yêu cầu nhỏ nhất trong suốt quá trình sản xuất, tiêu thụ thì nông dân, doanh nghiệp phát triển ổn định bền vững và đạt được các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Ví dụ như chuối của ông Võ Quan Huy, tỉnh Long An xuất khẩu đi Nhật, Hàn Quốc phải đạt hơn 200 chỉ tiêu và tất cả nông dân đều phải tuân thủ tất cả những tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, khi đã thành nếp, tuân thủ nghiêm túc thì người ta không còn so đo đếm từ 1 đến 200 chỉ tiêu vì tất cả đã trở thành điều cần phải làm.

Khi làm ăn với quốc tế, không có cách nào để “lách” được đâu mà buộc chúng ta phải tuân thủ, tôn trọng đúng quy trình, những tiêu chuẩn khắt khe về nhà máy, đất đai, nguyên liệu, nguồn nước, phân bón… trong suốt quá trình sản xuất, qua đó nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm, hàng hóa của Việt Nam, tạo lòng tin với bạn bè quốc tế, tham gia vào thị trường toàn cầu một cách bền vững và ngày càng phát triển.

Tiêu dùng & Dư luận - Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam Chất lượng cao: Gần 3 thập kỷ “xây bệ đỡ” cho thương hiệu Việt (Hình 2).

Gần 30 năm đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, bà Vũ Kim Hạnh luôn trăn trở câu chuyện chất lượng hàng hóa trước đòi hỏi của thị trường.

Người Đưa Tin: Trong lúc chúng ta tìm cách đưa hàng Việt Nam ra quốc tế thì tại thị trường trong nước những năm qua đã có nhiều chuyển biến khó lường phải không, thưa bà?

Bà Vũ Kim Hạnh: Hội nhập sâu, thị trường mở cửa, bên cạnh những cái được cũng phải chấp nhận những khó khăn là hàng hóa từ các nước khác sẽ tràn vào Việt Nam, đặc biệt là hàng trong khối ASEAN.

Thời gian qua đã diễn ra những thương vụ của các tập đoàn nước ngoài mua lại các kênh bán lẻ, phân phối lớn tại Việt Nam, như: BigC, Metro, Nguyễn Kim đều đã về tay người Thái Lan, và những thương hiệu bán lẻ khác là Fivimart, Citimart cũng đã thuộc về nước ngoài. Do đó, cuộc đối đầu của doanh nghiệp bán lẻ trong nước và nước ngoài đang là thách thức lớn khi lợi thế  nghiêng về phía ngoại.

Hiện nay, hệ thống bán lẻ trong nước chỉ còn Vingroup và Saigon Co.op, đây là bất lợi lớn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc giữ thị phần ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước vẫn còn những ngách riêng để phát triển và mở rộng thị trường. Đó là những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng ven đô thị là những nơi để doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh việc lo giữ và mở rộng thị trường sân nhà thì doanh nghiệp Việt Nam nên tìm cách “tấn công” sang những thị trường khác trong khối ASEAN và các nước khác trên thế giới.

Con đường này không dễ đi, nhưng tôi tin nếu doanh nghiệp trong nước có kế hoạch cụ thể, lâu dài sẽ làm được. Trong đó, có 2 điều doanh nghiệp Việt Nam phải luôn chú ý là đổi mới công nghệ để sản phẩm đạt chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của từng thị trường và liên tục xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Bắt nhịp thị trường, bệ đỡ cho doanh nghiệp

Được khởi xướng từ năm 1997, tính đến nay, chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao đã trở thành  “thương hiệu mạnh”, góp phần tiếp sức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trở thành một chứng nhận danh giá dành cho các thương hiệu vươn lên chiếm lĩnh thị trường, có thể kể đến như PNJ, Vinamilk, Vissan…

Bước sang năm thứ 27, chương trình quyết định đưa ra những chương trình mới hướng tới phát triển xanh. Bởi, hiện nay cả thế giới đang chuyển rất nhanh qua phát triển xanh, nhất là qua bối cảnh sau Covid-19 và có những biến động lớn trong thị trường toàn cầu.

Vinh danh 524 doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2022

Thứ 3, 29/03/2022 | 22:36
Ngày 29/3, lễ vinh danh Hàng Việt Nam chất lượng cao lần thứ 26 được tổ chức tại Tp.HCM để trao tặng chứng nhận cho 524 doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó.

Thực hư tập đoàn Asanzo bỏ tiền "mua" danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao?

Thứ 2, 24/06/2019 | 11:54
Từ những điều tra của báo chí và rà soát hồ sơ, hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã tuyên bố, tước bỏ danh hiệu đối với các sản phẩm của tập đoàn Asanzo. Trong đó, Chủ tịch Hiệp hội Vũ Kim Hạnh đã bày tỏ thất vọng khi uy tín của danh hiệu bị ảnh hưởng.
Cùng tác giả

Phát huy nguồn lực từ kiều bào: Định vị và xây dựng thương hiệu Tp.HCM

Thứ 5, 02/05/2024 | 09:00
Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Tp.HCM sẽ được tăng cường hơn, nhằm thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho Tp.HCM.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.
Cùng chuyên mục

Tây Ninh: Hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc bị phạt hơn 90 triệu đồng

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:21
Tỉnh Tây Ninh vừa xử phạt hơn 90 triệu đồng đối với một cơ sở do sản xuất, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Kiên Giang: QLTT thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra 330 vụ, phát hiện, xử lý 116 vụ vi phạm hành chính; thu nộp ngân sách 3,74 tỷ đồng.

Du lịch Huế "bội thu" dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:32
Số lượng khách du lịch đến Huế trong dịp lễ 30/4-1/5 năm nay cao hơn dịp Tết Nguyên Đán vừa qua.

Mở “đường lớn” cho xe điện phát triển

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:30
Thời của xe điện đang tới và Việt Nam không đứng ngoài lề trong cuộc cách mạng về giao thông xanh này. Cần sớm có chính sách thúc đẩy để không bị "chậm chân".

5 ngày nghỉ lễ, doanh thu của du lịch Đà Nẵng đạt khoảng 1.336 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:16
Do thời tiết nắng nóng, nhiều du khách đã dịch chuyển lịch trình khi đến thành phố Đà Nẵng và họ bất ngờ với những trải nghiệm mới.
     
Nổi bật trong ngày

Kiên Giang: QLTT thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra 330 vụ, phát hiện, xử lý 116 vụ vi phạm hành chính; thu nộp ngân sách 3,74 tỷ đồng.

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Giá vàng 3/5: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:48
Giá vàng thế giới giảm trở lại xuống 2.304,4 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 21 USD. Tại thị trường trong nước, vàng SJC chủ yếu đi ngang.

Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều thách thức

Thứ 7, 04/05/2024 | 05:28
4 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm về lượng nhưng tăng về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.