Tai nạn giao thông là câu chuyện diễn ra hàng ngày và gieo nỗi đau cho không biết bao nhiêu gia đình. Khi tai nạn xảy ra mỗi người đều có cách hành xử khác nhau, bản thân các tài xế cũng vậy.
Trên thực tế, không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khi người bị nạn đang cần sự giúp đỡ thì tài xế lại nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Những người này thường lý giải cho hành động của mình là do hoảng loạn, lo sợ người nhà nạn nhân tấn công hoặc vì một lý do nào đó.
Xét ở góc cạnh xã hội, việc lái xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy, bỏ mặc người bị nạn để trốn tránh trách nhiệm thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, nó phản ánh một thực trạng đáng báo động về đạo đức, lối sống của một bộ phận những người “cầm vô lăng”.
Hiện tượng gây tai nạn rồi bỏ chạy đang rất đáng báo động (ảnh minh họa).
Sự thờ ơ, vô cảm của nhiều tài xế đang là nỗi lo sợ của người đi đường khi mà bất cứ lúc nào họ cũng có thể là nạn nhân của tình huống “đâm người” rồi bỏ chạy. Một phần của sự thơ ơ đó có thể bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết pháp luật mà bấy lâu nay một số lái xe vẫn đồn đoán nhau rằng: Pháp luật cho phép bỏ trốn khỏi hiện trường khi gây tai nạn?
Chia sẻ với PV báo Người đưa tin, luật sư Trần Trung Thuận, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh khẳng định: “Luật giao thông đường bộ nêu rõ về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn. Trong đó có việc phải ở lại hiện trường đến khi người của cơ quan công an đến.
Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn chỉ được rời khỏi hiện trường khi người này bị thương phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc có lý do đe dọa đến tính mạng.
Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn rời khỏi hiện trường trong các trường hợp trên phải trình báo cơ quan chức năng ngay sau đó. Luật nghiêm