Giá bông đe dọa lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may

Trần Thu Thảo
Thứ 5, 06/01/2022 | 13:16
0
Năm 2022, ngành dệt may sẽ giữ đà phục hồi khi kế hoạch phát triển nguồn cung vải trong nước rõ ràng hơn, tuy nhiên khó có thể xảy ra trong một sớm một chiều.

Báo cáo chiến lược thị trường mới đây của SSI Research đánh giá triển vọng ngành dệt may nối tiếp đà tăng trưởng trong năm 2022. Theo đó, triển vọng của của ngành dệt may trong năm 2022 được dự báo cả thuận lợi và thách thức đan xen, trong khi giá cổ phiếu của cả nhóm ngành trên thị trường đã được định giá cao.

Ngành dệt may toàn cầu tìm lại được vị thế

Theo SSI Research, sau gần hai năm gián đoạn, ngành dệt may toàn cầu đã bắt đầu tìm lại được vị thế, được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Bất chấp những khó khăn liên tục xảy ra, nhu cầu đã quay đầu trong nửa cuối năm 2021.

Tại Mỹ, nhu cầu bị dồn nén đã dẫn đến sự bùng nổ tăng trưởng. Một số thương hiệu đạt kết quả khả quan hơn hơn so với thị trường bị chi phối bởi quần áo thể thao và hàng cao cấp. McKinsey ước tính doanh thu thời trang toàn cầu năm 2021 đạt 96% mức năm 2019.

"Tại Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước tính đạt 39 tỷ USD (tăng 11,2% so với cùng kỳ và tăng 0,3% so với năm 2019), đây là kết quả đáng kể mặc dù có sự gián đoạn kéo dài do chính sách giãn cách xã hội trong quý III/2021. Tăng trưởng bình quân trong 5 năm trước Covid được duy trì ở mức 10%" - báo cáo của SSI nêu rõ.

Kinh tế vĩ mô - Giá bông đe dọa lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may

Diễn biến ngành dệt may năm 2021.

Ngành dệt may Việt Nam đi qua nhiều khó khăn, áp lực khi chi phí nguyên liệu lạm phát, giá cước vận chuyển tăng và tình trạng thiếu lao động sau thời gian giãn cách xã hội. Trong khi Việt Nam giảm tốc, các đối thủ cạnh tranh lại tăng trưởng tốt hơn như Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.

SSI Research đánh giá, trong khi hầu hết các công ty may mặc đều trải qua chặng đường phục hồi không mấy thuận lợi, những công ty đạt kết quả nổi bật lại là các công ty sản xuất sợi, đặc biệt là các công ty sản xuất sợi bông.

"Giá sợi toàn cầu đã bắt đầu cao hơn năm 2019 kể từ cuối tháng 2 và đạt đỉnh vào quý III/2021 khi giá sợi polyester và bông tăng khoảng 30-50% so với cùng kỳ, do giá bông và dầu tăng vọt. Điều này là do nhu cầu về sợi tăng nhanh, khi nguồn cung sợi của Trung Quốc dần cạn kiệt" - báo cáo cho hay.

Kinh tế vĩ mô - Giá bông đe dọa lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may (Hình 2).

Kết quả kinh doanh nổi bật của các công ty sản xuất sợi.

Mặt khác, lệnh cấm của Mỹ đối với bông có xuất xứ từ vùng Tân Cương cũng gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và đẩy giá bông lên cao hơn. Trong 11 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sợi của Việt Nam đạt 5,1 tỷ USD (tăng 38% so với cùng kỳ), trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc (chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu sợi) tăng 44%.

Ngành sợi bông tìm điểm cân bằng trong năm 2022

Sang năm 2022, McKinsey đề xuất doanh thu thời trang toàn cầu đạt 103-108% mức năm 2019. Tuy nhiên, doanh thu tổng thể dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm tới, với động lực tăng trưởng có thể từ Mỹ và Trung Quốc - khi châu Âu chững lại. Thời trang giá rẻ và cao cấp sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt hơn do sự phục hồi dự kiến sẽ không đồng đều giữa các phân khúc giá trị trong khi thị trường trung cấp siết chặt lại.

Đồng thời, theo SSI Research, tính bền vững của chuỗi giá trị tiếp tục có ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với các thương hiệu và người tiêu dùng, không chỉ về việc sử dụng nguyên liệu tái chế (open-loop recycling) mà còn với việc tái chế hàng may mặc (tái chế khép kín - closed-loop recycling, giúp giảm thiểu chất thải).

SSI Research cho rằng thị trường dự kiến sẽ vẫn diễn biến phức tạp với những thách thức mới trong bối cảnh tắc nghẽn logistics, sản xuất bị gián đoạn, chi phí vận chuyển cao và tình trạng thiếu nguyên liệu. Những yếu tố này tiếp tục làm tăng chi phí đầu vào và mất cân đối giữa cung và cầu. Theo đó, người tiêu dùng có thể chịu mức giá cao hơn và các công ty sản xuất có mức biên lợi nhuận thu hẹp.

Kinh tế vĩ mô - Giá bông đe dọa lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may (Hình 3).

Tình hình xuất khẩu sợi của Việt Nam.

Ngành sợi bông, sau khi tăng trưởng nhanh trong năm 2021, sẽ dần tìm được điểm cân bằng trong năm 2022. Giá bông đầu vào sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 2 quý tới, nhưng khả năng cao sẽ điều chỉnh vào nửa cuối năm 2022. Giá sợi bông và sản lượng sản xuất sẽ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2022, nhưng biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất sợi bông có thể sẽ điều chỉnh trong 6 tháng cuối năm 2022. Do đó, hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc sẽ có biên lợi nhuận gộp giảm so với năm 2021 do chi phí vải đầu vào cao trong 6 tháng đầu năm 2022.

Ngoài ra, Bộ Công Thương gần đây đã áp thuế nhập khẩu 5 năm đối với sợi polyester nhập khẩu (loại POY, DTY và FDY) có hiệu lực từ ngày 16/10/2021 - Trung Quốc (17,5%); Ấn Độ (54,9%); Indonesia (21,9%); và Malaysia (21,5%). "Điều này sẽ có lợi cho hầu hết các công ty sản xuất sợi trong nước" - SSI Research cho hay.

SSI Research cũng cho rằng ngành dệt may đã được định giá lại để phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ và triển vọng tích cực trong trung hạn. Việc định giá lại có thể xảy ra tiếp khi kế hoạch phát triển nguồn cung vải trong nước trở nên rõ ràng hơn, giúp ngành gặt hái được nhiều lợi ích từ Hiệp định EVFTA.

"Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra trong một sớm một chiều. Do đó, đây sẽ là thách thức đối với cổ phiếu ngành dệt may khi giao dịch ở mức P/E cao hơn so với năm 2021" - SSI Research nhận định.

Vietnam Airlines sẽ sinh lời vào năm 2024

Thứ 6, 31/12/2021 | 14:36
VCSC dự đoán mảng vận tải hàng không quốc tế có khả năng phục hồi ổn định từ năm 2022, tuy nhiên chặng đường phục hồi của Vietnam Airline sẽ còn dài và nhiều bất ổn.

3 xu hướng thúc đẩy tăng trưởng doanh thu ngành thực phẩm và đồ uống

Thứ 6, 31/12/2021 | 14:30
Ngành thực phẩm và đồ uống sẽ tăng trưởng cao hơn kể từ năm 2022 với động lực chính đến từ việc mở lại dịch vụ ăn tại chỗ và sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Ngành bán lẻ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong "bình thường mới"

Thứ 6, 24/12/2021 | 15:51
VNDirect nhận thấy triển vọng của ngành bán lẻ năm 2022 khi không giãn cách xã hội và chỉ ra ba xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cho ngành bán lẻ sau đại dịch.
Cùng tác giả

Cách nào kiểm soát công ty bảo hiểm không lách luật đầu tư bất động sản?

Thứ 5, 15/09/2022 | 20:03
Các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được đầu tư, sở hữu BĐS để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc, nhưng không sử dụng và được mua cổ phiếu doanh nghiệp BĐS.

VN-Index tăng điểm phiên đáo hạn phái sinh

Thứ 5, 15/09/2022 | 17:40
Chứng khoán ngày 15/9 không có dòng cổ phiếu dẫn dắt dù vẫn tăng điểm. Một số nhóm được coi là khỏe hơn so với phần còn lại có thể kể đến phân bón, điện, BĐS...

Hoàng Anh Gia Lai thu hơn 11 tỷ mỗi ngày nhờ nuôi heo, trồng chuối

Thứ 4, 14/09/2022 | 18:07
Doanh nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu đạt 2.708 tỷ đồng sau 8 tháng đầu năm, trong đó ngành chăn nuôi chiếm 779 tỷ đồng, ngành cây ăn trái đạt 1.472 tỷ đồng.

Xả hàng cổ phiếu vốn hóa, chứng khoán giảm hơn 7 điểm

Thứ 4, 14/09/2022 | 17:42
Chứng khoán giảm phiên thứ 2 liên tiếp, trùng với diễn biến giảm của thị trường quốc tế khi sắc đỏ từ nhóm VN30 lan rộng ra tất cả các ngành nghề.

"Khoảng trống đột ngột" và niềm tin trên thị trường trái phiếu

Thứ 3, 13/09/2022 | 19:50
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một trong những "mạch máu" quan trọng của nền kinh tế nhưng có quan điểm cho rằng trái phiếu lại giống trò đánh bạc.
Cùng chuyên mục

Những giá trị bất ngờ từ sản xuất cà phê bền vững

Thứ 6, 10/05/2024 | 22:23
Nhờ việc liên kết, sản xuất bền vững đã giúp nhiều nông dân trồng cà phê thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản lượng, chất lượng cà phê cũng được nâng cao.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.