Giá đất hiếm ở mức đỉnh hàng thập kỷ khi nguồn cung khan hiếm

Giá đất hiếm ở mức đỉnh hàng thập kỷ khi nguồn cung khan hiếm

Thứ 7, 06/11/2021 | 10:18
0
Tình trạng khan đất hiếm xảy ra khi Trung Quốc, quốc gia chiếm 70% sản lượng toàn cầu, sử dụng hạn ngạch để hạn chế xuất khẩu loại nguyên liệu chiến lược này.

Giá kim loại đất hiếm đang tăng đột biến ở Trung Quốc, với các loại được sử dụng để làm nam châm vĩnh cửu tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt.

Giá của praseodymium-neodymium oxide, hoặc NdPr - hai trong số 17 nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong nam châm NdFeB - đã tăng vọt lên 735.000 Nhân dân tệ/tấn (115.000 USD/tấn) từ hồi cuối tháng 10, mức cao nhất kể từ tháng 11/2011, theo dữ liệu từ Shanghai Steelhome E-Commerce.

Giá đã tăng gần gấp đôi trong năm nay.

Tình trạng khan đất hiếm xảy ra khi Trung Quốc, quốc gia chiếm 70% sản lượng toàn cầu, sử dụng hạn ngạch để hạn chế xuất khẩu loại nguyên liệu chiến lược được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại, máy tính đến các phương tiện chạy bằng năng lượng mới.

Tình trạng thiếu điện của nước này cũng làm trầm trọng thêm sự gián đoạn nguồn cung, đồng thời giá nguyên liệu tăng cao đang làm tăng chi phí sản xuất.

Thêm vào đó, việc giá tăng đã ngăn cản một số nhu cầu, khiến các nhà sản xuất nam châm lưỡng lự trong việc mua hàng, nhà cung cấp dịch vụ thông tin và định giá trực tuyến Mysteel Global cho biết trong một lưu ý.

Nhu cầu về nam châm vĩnh cửu đất hiếm, nguyên liệu quan trọng trong sản xuất xe điện và turbine gió, tăng cao khi các chính phủ và các công ty tăng cường nỗ lực cắt giảm lượng phát thải carbon.

“Mặc dù đất hiếm cực kỳ quan trọng, nhưng chúng không phải là không thể thiếu. Với đủ động lực, đủ nguồn lực và đủ chất xám, chúng có thể được thay thế”, Constantine Karayannopoulos, CEO của Neo Performance Materials (Canada), cho biết.

“Với mức giá hiện nay, các bên đều có thể có lãi… nhưng lời cảnh báo của tôi là ngành công nghiệp đất hiếm nên hết sức cẩn thận để không giết chết con ngỗng đẻ trứng vàng”, Karayannopoulos nói với các đại biểu tại Hội nghị Quốc tế về Đất hiếm lần thứ 17 của Metal Events tại London.

Minh Đức (Theo Mining.com, Argus)

Sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc đáng quan ngại?

Thứ 2, 01/11/2021 | 08:46
Một chỉ số quan trọng về sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc đã thu hẹp tháng thứ hai liên tiếp.

“Ngấm đòn” từ khủng hoảng điện, triển vọng kinh tế Trung Quốc ảm đạm

Thứ 3, 28/09/2021 | 08:00
Tình trạng cắt điện diễn ra khi việc điều tiết mức phát thải carbon của Trung Quốc xung đột với sự bùng nổ công nghiệp của nước này trong bối cảnh đại dịch.

Thế giới vẫn cần nam châm đất hiếm của Trung Quốc

Thứ 5, 02/09/2021 | 07:55
Các chuyên gia và nguồn tin trong ngành cho biết, nhiều quốc gia vẫn khó có thể từ bỏ phụ thuộc vào nam châm đất hiếm của Trung Quốc.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.