Gia nhập sớm hơn tại sao Bạch Long Mã lại gọi Bát Giới và Sa Tăng là sư huynh?

Gia nhập sớm hơn tại sao Bạch Long Mã lại gọi Bát Giới và Sa Tăng là sư huynh?

Lương Quốc Tiệp

Lương Quốc Tiệp

Thứ 7, 27/03/2021 12:00

Xét về thời gian xuất hiện, theo phò Đường Tăng đi thỉnh kinh thì Bạch Long Mã chính là người thứ hai sau Tôn Ngộ Không và trước cả Trư Bát Giới và Sa Tăng.

Tây du ký của Ngô Thừa Ân là tác phẩm kinh điển nói về câu chuyện thầy trò Đường tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh. Tác phẩm này đã được rất nhiều thế hệ độc giả yêu thích và mọi người đều nói 4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Tuy nhiên, trong đoàn đi còn có một nhân vật vô cùng quan trọng nhưng lại thường không được chú ý đến. Đó chính là Bạch Long Mã.

Giải trí - Gia nhập sớm hơn tại sao Bạch Long Mã lại gọi Bát Giới và Sa Tăng là sư huynh?

Thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh phải trải qua 81 kiếp nạn.

Một chi tiết cần phải nhắc lại trong Tây du ký rằng, xét về thời gian xuất hiện và theo phò Đường Tăng đi thỉnh kinh thì Bạch Long Mã chính là người thứ hai sau Tôn Ngộ Không và trước cả Trư Bát Giới và Sa Tăng. Tuy nhiên Bạch Long Mã lại chấp nhận gọi những đồ đệ khác của Đường Tăng là sư huynh còn bản thân lùi về cuối cùng và không một lời than vãn.

Ngoài Tôn Ngộ Không ra thì không ai trong đoàn thỉnh kinh biết rõ ràng về lai lịch, nguồn gốc của Bạch Long Mã. Thậm chí đến cả Đường Tăng cũng chỉ biết đây là con rồng đã ăn thịt ngựa cũ của mình, nay bị Bồ Tát thu phục, hóa thành ngựa cho ông cưỡi đi.

Giải trí - Gia nhập sớm hơn tại sao Bạch Long Mã lại gọi Bát Giới và Sa Tăng là sư huynh? (Hình 2).

Tôn Ngộ Không là người gặp Đường Tăng sớm nhất so với những người còn lại.

Trong Tây du ký có một đoạn kể về long mã: “Đó là lúc tiết trời tháng Chạp, gió bấc thấu xương, băng tuyết lạnh lẽo, đường đi toàn là sườn non dựng đứng chon von, vách núi gập ghềnh hiểm trở, con đường dưới chân cũng gồ ghề đầy sỏi đá. Tôn Ngộ Không dắt ngựa đưa Đường Tăng hướng về phía trước, đi đến khe Ưng Sầu của núi Xà Bàn.

Đường Tăng ngồi trên mình ngựa, nghe văng vẳng tiếng nước chảy ào ào, thấy ầm ầm mạch nước luồn mây chảy, lớp lớp sóng xô rực ánh hồng. 2 thầy trò đang mải mê ngắm cảnh, đột nhiên có một con rồng nổi lên khỏi mặt khe, đạp nước rẽ sóng, bay đến chực vồ lấy Tam Tạng. Ngộ Không nhanh tay nhanh mắt ôm sư phụ bay thẳng lên một gò đất cao. Đường Tăng lúc này vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra, chỉ nghe thấy Ngộ Không nói con ngựa bạch đã bị rồng trong khe nước ăn thịt mất rồi.

Đường Tăng nghe nói bạch mã đã mất, liền lo lắng, nếu bạch mã bị ăn thịt rồi, ta làm sao mà đi tiếp? Khổ quá, trăm núi nghìn sông đi đứng sao đây?”.

Sau đó thì ai cũng rõ, Tôn Ngộ Không đã đuổi theo giao đấu với con rồng đó và dắt ngựa về cho Đường Tăng, Ngộ Không nói: "Nhờ ông Yết Ðế mời phật Quan Âm, bắt rồng bạch lấy châu, hóa ngựa kim thế mạng, bữa trước rượt thầy chạy chết, bây giờ làm bộ hiền lành, nếu sau sanh chứng điều chi, thầy nói cho tôi đánh nó. Tam Tạng nghe nói, lượm đất làm hương, để trên bàn thạch, lạy về Nam Hải tạ ơn". Thành ra Đường Tăng cũng không biết rõ về thân thế của Bạch Long Mã.

Kỳ thực, trong kịch hay phim, nhân vật Bạch Long Mã có rất ít lời thoại và ít cảnh quay. Trên thực tế, Bạch Long Mã cũng có công quả, được Phật Tổ Như Lai gọi tên sau khi phò tá Đường Tăng đi lấy kinh. Tuy nhiên, trên hình thức, Bạch Long Mã lại không chính thức bái sư, không xếp hạng vai vế cùng Tôn Ngộ Không, cứ y như không phải là đồ đệ của Đường Tăng vậy.

Giải trí - Gia nhập sớm hơn tại sao Bạch Long Mã lại gọi Bát Giới và Sa Tăng là sư huynh? (Hình 3).

Bạch Long Mã gia nhập nhóm đi thỉnh kinh sớm hơn cả Trư Bát Giới và Sa Tăng.

Tuy nhiên, Bạch Long Mã vẫn gọi Đường Tăng là sư phụ, gọi Ngộ Không và Bát giới là đại sư huynh và nhị sư huynh… có thể thấy Bạch Long Mã không tranh giành địa vị cao thấp, không quan tâm đến lợi ích và tổn thất cá nhân. Mặc dù gia nhập nhóm đi thỉnh kinh sớm hơn cả Trư Bát Giới và Sa Tăng nhưng Bạch Long Mã vẫn gọi họ sư huynh.

Bạch Long Mã gọi những đồ đệ khác của Đường Tăng là sư huynh còn bản thân lùi về cuối cùng. Nó không chỉ khiến các sư huynh vui mừng mà bản thân cũng thản nhiên tiếp nhận. Bạch Long Mã cũng không buồn bực và lay động trước tư cách và sự từng trải của bản thân.

Trên đường đi, Bạch Long Mã rất ít khi mở miệng nói, nó thường im lặng, giấu mình thật sâu và lặng lẽ làm tròn bổn phận. Trư Bát Giới chưa từng biết về lai lịch của Bạch Long Mã nên chỉ xem nó như là con ngựa bình thường. Mãi đến sau này, khi đi cùng đoàn khá lâu, Trư Bát Giới mới biết Bạch Long Mã có thể nói chuyện nên đã vô cùng kinh ngạc.

Có thể nói đối với việc lấy kinh, Bạch Long Mã đã vô cùng tận tâm tận lực, đồng thời nó cũng có tình cảm chân thành đối với sư phụ. Trong cả 4 đồ đệ, nếu không tính tới Ngộ Không thì chính Bạch Long Mã cũng là người ra sức rất nhiều để đưa Đường Tăng tới Tây Trúc thỉnh kinh nhưng không hề đòi "chia hành lý" như Bát Giới mà còn lặng thầm hơn cả Sa Tăng, chỉ hiện thân khi thực sự cấp bách.

Quốc Tiệp (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.