Giá phân bón sẽ tiếp tục tăng mạnh, doanh nghiệp sản xuất "bội thu"

Lê Tuấn
Thứ 5, 21/10/2021 | 07:00
0
Giá phân bón trong nước đang trong đà tăng của thế giới, dự báo thời gian tới thị trường này vẫn không có dấu hiệu "hạ nhiệt".

Thị trường phân bón không khan hiếm do thiếu cung

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam cơ bản đã tự chủ được mặt hàng phân bón. Thống kê mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm.

“Như vậy, công suất sản xuất của chúng ta gấp 3 lần so với nhu cầu tiêu thụ”, ông Trung nói thêm.

Kinh tế vĩ mô - Giá phân bón sẽ tiếp tục tăng mạnh, doanh nghiệp sản xuất 'bội thu'

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT)

Về nhu cầu tiêu thụ các loại phân vô cơ trong nước như sau, phân NPK xấp xỉ 4 triệu tấn/năm; phân Ure: 2 triệu tấn/năm; Phosphate 1,8 triệu tấn/năm; Kali 900 nghìn tấn/năm; SA- Ure 800.000 tấn/năm; DAP chỉ khoảng 150.000 tấn/năm.

Trong khi đó, nguồn cung Ure vượt cầu từ năm 2013-2014. Việt Nam hiện có khoảng 300 cơ sở sản xuất phân bón NPK, loại phân bón được tiêu thụ nhiều nhất, đáp ứng tới 92% nhu cầu thị trường.

Tính riêng năm 2018 đã có 6 nhà máy mới được các đơn vị đưa vào hoạt động là Đạm Phú Mỹ (250.000 tấn/năm); Bình Điền (200 nghìn tấn/năm- giai đoạn 1); Lâm Thao (150 nghìn tấn/năm); Đức Giang (200 nghìn tấn/năm); Văn Điển (200 nghìn tấn/năm); Đạm Cà Mau (300 nghìn tấn/năm). Khi các nhà máy này hoạt động với 100% công suất, tổng lượng NPK tăng thêm sẽ vào khoảng 550,000 tấn, trong khi đó, lượng phân bón NPK phải nhập khẩu chỉ khoảng 350,000-450,000 tấn/năm.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước lượng phân bón nhập khẩu các loại 8 tháng đầu năm 2021 là 2,5 triệu tấn với giá trị nhập khẩu 1,07 tỉ đô la, giảm 4,3% về lượng và tăng 3,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Từ những số liệu trên cho thấy, sản xuất phân bón trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa. Khó có thể xảy ra tình trạng khan hiếm trên diện rộng dẫn đến tăng giá.

Nguyên nhân nào có thể tác động đến giá cả phân bón trong nước

Lý giải với Người Đưa Tin về việc giá phân bón tăng “phi mã”, ông Bùi Thế Chuyên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) một lần nữa khẳng định là do chi phí sản xuất bởi, nguồn cung không thiếu so với nhu cầu. 

Cũng theo ông Chuyên, giải pháp trước mắt để bình ổn thị trường phân bón là tập trung tháo gỡ vấn đề lưu thông, vận chuyển.

Kinh tế vĩ mô - Giá phân bón sẽ tiếp tục tăng mạnh, doanh nghiệp sản xuất 'bội thu' (Hình 2).

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam, ông Bùi Thế Chuyên.

Ngoài ra, phân tích thêm việc giá phân bón tăng, Chủ tịch HĐTV Vinachem Nguyễn Phú Cường cho biết, chính sách của các nước lớn cũng làm ảnh hưởng tới thị trường chung. "Ví dụ như Mỹ và Châu âu, họ chú trọng tới tăng trưởng xanh, dẫn tới giảm hoá thạch, khuyến khích các nguyên liệu sinh học và các năng lượng nhiên liệu tái tạo khác. Khi nguyên liệu sinh học tăng làm cho nhu cầu về nông nghiệp tăng theo, như vậy nhu cầu về phân bón sẽ tăng", ông Cường cho hay.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2021 cả nước nhập khẩu 3,16 triệu tấn phân bón các loại, tương đương 909,34 triệu USD, giá trung bình 287,6 USD/tấn, tăng 20,7% về khối lượng, tăng 40,7% về kim ngạch và tăng 16,6% về giá so với 8 tháng năm 2020.

Trong 9 tháng qua, các loại nguyên liệu để sản xuất phân bón đều tăng trên thị trường thế giới. Cụ thể giá lưu huỳnh tăng 233% (từ 95 USD/tấn lên 221 USD/tấn), giá axit sunfuric (H2SO4) tăng 232%, giá khí amoniac (NH3) tăng 220%, giá quặng apatit tăng 7,7%.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới tăng và container chở hàng bị thiếu đã kéo theo giá cước vận tải tăng lên 3-5 lần.

Hiện nay, các nhà máy sản xuất phân bón trong nước có thể đáp ứng đủ nhu cầu phân urê, phân lân, phân NPK … nhưng phân Kali chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, do trong nước chưa sản xuất vì không có mỏ quặng Kali.

Ông Văn Tiến Thanh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau cho Người Đưa Tin biết, giá phân bón trong nước không phải do nhà sản xuất quyết định mà do thị trường thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.

Mặt khác, theo quy luật thị trường chung, giá một mặt hàng mang tính phổ biến trên thế giới có sự thay đổi, giá trong nước cũng sẽ lập tức thay đổi theo. Đây là cơ chế điều chỉnh của thị trường, để tạo ra mặt bằng giá chung trên toàn thế giới.

Dự báo tình hình thời gian tới, ông Nguyễn Phú Cường cho hay, hiện giá khí đốt đã tăng so với hồi đầu năm là ở châu Âu tăng hơn 250%. Điều này sẽ dẫn tới những cuộc khủng hoảng trong thời gian tới, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có kế hoạch để bình ổn nguồn cung.

Ông nói: "Trung quốc hiện giờ thiếu cả điện, thiếu điện thì tất nhiên sản xuất phân bón bị ảnh hưởng, tới đây phân bón còn tiếp tục tăng. Để góp phần bình ổn thì chúng tôi phải chuẩn bị nguyên liệu từ bây giờ. Thậm chí, chúng tôi phải giảm lượng xuất khẩu, chủ yếu để phục vụ cho thị trường nội địa để tránh việc thiếu hụt nguồn cung".

Tình hình kinh doanh của những “ông lớn” ngành phân bón

Trong khi tình hình phân bón trong nước đang ghi nhận mức giá tăng chóng mặt, khiến các Bộ liên quan như, Bộ Công Thương - Nông nghiệp liên tục đưa ra các đề xuất, giải pháp để bình ổn giá thì nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này có kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 vô cùng khả quan. 

Chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới, áp dụng biểu thuế GTGT 5% với phân bón sản xuất trong nước thay vì thuộc diện không đánh thuế GTGT như trước đây là một trợ giúp rất lớn cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Áp dụng biểu thuế trên, giúp doanh nghiệp phân bón gia tăng cạnh tranh về giá trên thị trường với sản phẩm ngoại. Đồng thời, giữ lại lợi nhuận phần nào cho nhà đầu tư vì giảm chi phí giá thành sản xuất do khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Doanh nghiệp sản xuất phân NPK về mặt định lượng sẽ hưởng lợi nhiều hơn doanh nghiệp sản xuất đạm do thuế suất đầu vào của ngành phân đạm 10% trong khi thuế suất đầu vào của NPK là 5%. Do đó, chính sách khấu trừ thuế GTGT 5% sẽ gần như khấu trừ toàn bộ chi phí thuế GTGT đầu vào của ngành sản xuất NPK, trong khi ngành sản xuất phân đạm vẫn phải gánh trên vai 5% còn lại thuế GTGT đầu vào trong giá thành.

Báo cáo doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 của công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã chứng khoán DCM) đạt 6.320 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 770,63 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2020. Tháng 6/2021, công ty này cũng lọt vào danh sách “50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất 2021” do Forbes Việt Nam bình chọn. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, bất chấp tình hình dịch bệnh, tình hình sản suất sụt giảm, công ty này báo lãi khủng. Năm 2020, công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau xác lập kỷ lục về doanh thu với 7.666 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 716,93 tỷ đồng.

Cùng báo lãi "khủng" là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) khi lũy kế 9 tháng, doanh thu tập đoàn ước đạt 37.217 tỷ đồng. Hàng loạt các doanh nghiệp phân bón thuộc Tập đoàn này cũng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (Mã: BFC) tăng 41,5%, CTCP Phân bón Miền Nam (Mã: SFG) tăng 318,8%. Ngoài ra CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Mã: LAS) và CTCP DAP - Vinachem (Mã: DDV) có lãi với mức tăng trưởng lợi nhuận tương ứng là 186% và 226%.

Quý 4/2021, dự báo tình hình sản xuất kinh doanh phân bón sẽ có nhiều thách thức khó lường khi mà dịch Covid-19 vẫn rất phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng, thiên tai bão lũ dồn dập.

Lời giải cho 30.000 tấn thủy sản tồn đọng của "xứ sở sen hồng"

Thứ 7, 16/10/2021 | 16:07
Dịch bệnh phức tạp, nhiều địa phương giãn cách xã hội khiến giao thương đứt gãy là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tồn đọng thủy sản, nông sản tại Đồng Tháp.

“Giá phân bón tăng không phải do cung cầu”

Thứ 4, 11/08/2021 | 18:02
Liên bộ Công Thương và Nông nghiệp Phát triển Nông thôn khẳng định, giá phân bón thế giới tác động lớn đến chi phí làm tăng giá bán sản phẩm trong nước.

Cà Mau phạt cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả 120 triệu

Thứ 3, 18/05/2021 | 14:38
Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau vừa có quyết định xử phạt một chủ cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật và phân bón giả số tiền 120 triệu đồng.
Cùng tác giả

Đưa sản vật miền Tây về Hà NộI

Thứ 3, 05/07/2022 | 10:56
Với nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng, dân số xấp xỉ 8,4 triệu, Hà Nội là thị trường tiêu thụ nội địa đầy tiềm năng cho các đặc sản xứ sở “sen hồng”.

Hai nghệ sĩ Việt Nam có được dẫn độ hay không?

Thứ 2, 04/07/2022 | 18:52
Hai nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục một cô gái 17 tuổi mang quốc tịch Anh tại đảo Majorca, Tây Ban Nha.

Doanh nghiệp Việt Nam cần lường trước để giữ thị phần cá ngừ tại Mỹ

Chủ nhật, 03/07/2022 | 19:18
Lạm phát tăng cao, thiếu hụt nguồn cung là những nguyên nhân khiến Hoa Kỳ có khả năng giảm thuế cho cá ngừ Trung Quốc.

Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang: Cần thời gian để đánh giá giống vải không hạt

Chủ nhật, 03/07/2022 | 07:46
Vải thiều không hạt có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được Bắc Giang trồng thử nghiệm thành công.

Clip: Tránh người dân phơi thóc trên đường, tai nạn chút xảy ra

Chủ nhật, 03/07/2022 | 07:34
Camera hành trình của một xe ô tô đã ghi lại tình huống vô cùng nguy hiểm, xảy ra trên đường tỉnh 477, thuộc địa phận huyện Gia Viễn (Ninh Bình).
Cùng chuyên mục

Để Điện Biên cất cánh trên “đường băng” du lịch

Thứ 7, 20/04/2024 | 14:20
Với nhận thức mới, Điện Biên đang đứng trước những cơ hội lớn để vươn mình phát triển bằng con đường du lịch.

Thanh Hóa: Tăng trưởng GRDP ấn tượng trong quý I/2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Tốc độ tăng trưởng GRDP quý I năm 2024 của Thanh Hóa đạt 13,15%

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

“Bỏ phố về quê” nuôi con 2 chân, chàng trai thu lãi 300 triệu đồng/năm

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:30
Theo xu hướng người trẻ về quê lập nghiệp, mới đây chàng trai trẻ ở Bắc Quang đã khiến nhiều người trầm trồ khi có thu nhập tốt nhờ mô hình nuôi gà và trồng cam.

Để Điện Biên cất cánh trên “đường băng” du lịch

Thứ 7, 20/04/2024 | 14:20
Với nhận thức mới, Điện Biên đang đứng trước những cơ hội lớn để vươn mình phát triển bằng con đường du lịch.