Giá xăng dầu tăng cao che mờ tác động tích cực từ gói hỗ trợ phục hồi

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 10/03/2022 | 11:52
0
Đại diện Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, việc tăng giá xăng dầu là một yếu tố chính gây trở ngại trong công tác điều hành giá và kiểm soát lạm phát.

Việc kiểm soát lạm phát khoảng 4% là không đơn giản

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến “Kiểm soát lạm phát – Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế”, ông Nguyễn Bá Khang - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính quốc gia (Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) cho biết, từ năm 2015 đến nay, lạm phát được kiểm soát tốt, dao động từ 2-3%, trong đó lạm phát lõi chỉ từ 1-2%. Đây là mức tốt so với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Đáng chú ý, công tác kiểm soát lạm phát trong thời gian qua được phối hợp rất tốt, đã tạo nền tảng nhất định để tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam chống chọi được với cú sốc giá bên ngoài.

Tuy vậy, kể từ ngày 25/2/2022 tới nay, giá dầu thô thế giới tăng quá nhanh và đột biến. Chỉ trong vòng 2 tuần, Trung tâm Thông tin năng lượng Hoa Kỳ phải liên tục điều chỉnh giá giao dịch bình quân dầu thô, đến nay đã tăng hơn 50% so với giá giao dịch năm 2021.

Điều này, kéo theo đà tăng giá của các loại hàng hóa cơ bản khác trên thị trường như sắt thép, phân bón, than đá và tạo áp lực lớn lên lạm phát.

"Việc tăng giá xăng dầu rõ ràng là một yếu tố chính gây trở ngại trong công tác điều hành giá và kiểm soát lạm phát, bởi xăng dầu là đầu vào chính của nhiều hàng hóa dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực vận tải", ông Khang nhìn nhận.

Đồng tình, ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, năm 2022, áp lực lạm phát của kinh tế nước ta xuất phát từ sự kết hợp, cộng hưởng của cả tổng cầu tăng đột biến và nguồn cung khó đáp ứng mức tăng của tổng cầu.

Trong đó yếu tố thứ hai đóng vai trò chính, lớn hơn trong việc gia tăng lạm phát của nền kinh tế. Nói cách khác, áp lực lạm phát trong năm 2022 của nước ta vừa đến từ vấn đề kinh tế vĩ mô và lạm phát chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như chuỗi cung ứng trong nước.

Kinh tế vĩ mô - Giá xăng dầu tăng cao che mờ tác động tích cực từ gói hỗ trợ phục hồi

Ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Mặc dù Chính phủ có nhiều biện pháp để kiểm soát lam phát như đảm bảo đầy đủ các nguồn cung (xăng dầu, sắt thép…), điều hành giá xăng dầu, giá điện, giá dịch vụ do Nhà nước quản lý đúng thời điểm, đúng liều lượng, hay phối hợp điều hành chính sách tài khoá và tiền tệ linh hoạt, đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế.

Tuy nhiên việc kiểm soát lạm phát ở mức 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra là không đơn giản. Bởi khi xây dựng mục tiêu lạm phát 4%, chúng ta không thể dự báo được tình hình chính trị thế giới như hiện nay mà chủ yếu dựa trên nền số liệu lạm phát thấp của năm 2021. 

Liên quan đến lo ngại việc giải ngân gói hỗ trợ nền kinh tế với quy mô gần 350.000 tỷ đồng sẽ tạo ra nguồn cung tiền lớn trên thị trường, từ đó tác động tới lạm phát, ông Lâm cho rằng, sức ép từ gói hỗ trợ này không lớn, xét về mặt cung tiền.

Cụ thể, gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng thực hiện trong 2 năm với cơ cấu chính sách tài khoá chiếm 83% tương đương với 291.000 tỷ đồng; chính sách tiền tệ chiếm 14% tương đương với 52.500 tỷ (trong đó có gói cấp bù lãi suất 40.000 tỷ đồng), và hỗ trợ khác chiếm 3%.

“Giải ngân gói 350.000 tỷ đồng tác động đến lạm phát chủ yếu do sức ép tăng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và lạm phát chuỗi cung ứng. Cơ cấu của gói 350.000 tỷ đồng có nhiều gói nên không gây nên lạm phát do cung tiền. Thêm nữa Ngân hàng Nhà nước có giải pháp và kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ nên nhiều năm qua, lạm phát của Việt Nam không do yếu tố tiền tệ”, ông Lâm khẳng định.

Lạm phát quý I/2022 dự báo ở mức 2 - 2,2%

Dự báo về lạm phát trong quý I/2022, ông Nguyễn Bá Khang khẳng định, việc giảm thuế VAT và một số mặt hàng theo Nghị quyết 43 để kích cầu trong bối cảnh hiện nay đã góp phần vào bình ổn giá và kiềm chế lạm phát tăng ở một số ngành.

“Tuy nhiên, vì giá dầu tăng quá nhanh nên đã che lấp những tác động tích cực của gói hỗ trợ phục hồi, đặc biệt là gói hỗ trợ giảm thuế VAT cho một số mặt hàng dịch vụ, giá dầu cũng là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng lạm phát trong 2 tháng đầu năm. Theo tính toán của chúng tôi, lạm phát bình quân quý I/2022 so với năm 2021 có thể tăng trong khoảng 2-2,2%”, ông Khang nhận định.

Kinh tế vĩ mô - Giá xăng dầu tăng cao che mờ tác động tích cực từ gói hỗ trợ phục hồi (Hình 2).

Ông Nguyễn Bá Khang - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính quốc gia.

Phân tích thêm, ông Khang cho biết, cùng với đà tăng giá cả hàng hóa cơ bản, việc bắt đầu đưa gói phục hồi kinh tế với quy mô lớn vào đời sống chắc chắn sẽ thúc đẩy tổng cầu lớn tạo yếu tố gây áp lực lên lạm phát. Tuy nhiên, áp lực này sẽ chậm hơn do độ trễ của chính sách

Chu kỳ lạm phát này khác với các chu kỳ lạm phát trước. Đó là, ở các chu kỳ lạm phát trước, tổng cầu gia tăng quá nhanh, cao hơn sản lượng tiềm năng của nền kinh tế đã tạo ra sự chênh lệch sản lượng và gây áp lực lên lạm phát. Trong khi đó, lạm phát lần này bị tác động bởi sự thiếu hụt nguồn cung hàng hóa cơ bản để phục vụ cho sản xuất.

Vì vậy, trong bối cảnh áp lực lạm phát rất lớn như hiện nay, ông Khang cho rằng rất khó để đòi hỏi tăng trưởng ở mức đề ra trước đó mà lạm phát vẫn ở mức dưới 4%. 

“Liệu chúng ta có đang tự bó hẹp tiềm năng của mình? Chúng ta có chấp nhận ở mức lạm phát cao hơn một chút, có thể điều chỉnh lạm phát bình quân ở mức dưới 5% (cộng trừ 1%) để đạt mức tăng trưởng kỳ vọng hay không?”, ông Khang đặt câu hỏi.

Lạm phát không khiến giá vàng và tỷ giá tăng

Đề cập đến việc liệu giá xăng dầu biến động có ảnh hưởng đến lạm phát có khiến giá vàng, tỷ giá tăng hay không, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính quốc gia cho rằng, giá vàng luôn có xu hướng tăng trong thời hạn. Khi lạm phát tăng thì nhà đầu tư sẽ chuyển dịch sang kênh tài sản khác như vàng hoặc bất động sản gia tăng.

“Tuy vậy, lạm phát không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến vàng tăng giá”, ông Khang nói. Song tại thời điểm này, đầu tư vào vàng khá rủi ro bởi thường sau mỗi chu kỳ tăng ngắn hạn, vàng sẽ quay đầu giảm ít nhất từ 10 - 20% tùy thuộc vào tình hình địa chính trị thế giới.

Về tỷ giá, tỷ giá của Việt Nam không phục thuộc lớn vào lạm phát mà là động thái của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) vào ngày 16/3 tới đây. Bởi nếu quan sát kỹ có thể thấy, hiện nay lạm phát tại Việt Nam còn thấp hơn lạm phát tại Mỹ, yếu tố lạm phát gây áp lực lên tỷ giá bây giờ đã khác trước hoàn toàn.

Bên cạnh đó ông Khang cũng cho rằng, việc ổn định tỷ giá trong bối cảnh hiện nay “không phải là vấn đề đáng lo ngại bởi trong cả một giai đoạn vừa qua chúng ta đã tạo được nền tảng có nhiều yếu tố thuận lợi để ổn định tỷ giá”.

Theo đó, phương thức điều hành đã giúp cho cung cầu ngoại tệ ổn định hơn trong khi dự trữ ngoại hối tăng lên rất nhanh, điều này tạo sự thuận lợi lớn trong chính sách tiền tệ và điều hành tỷ giá trong năm 2022.

Bộ Công Thương đề nghị giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Thứ 4, 09/03/2022 | 21:45
Bộ Công Thương đề nghị giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ ethanol) 2.000 đồng/lít, dầu 1.000 đồng/lít, gấp đôi so với mức đề xuất của Bộ Tài chính.

Giá vàng nhảy múa theo giờ: “Lướt sóng” vàng dễ bắt dao rơi

Thứ 4, 09/03/2022 | 07:00
Các chuyên gia cho rằng thời điểm hiện tại chưa thích hợp để đầu tư vàng dài hạn, cần cân nhắc, xem xét kỹ và không nên chạy theo tâm lý đám đông.

Giá nhiều dịch vụ, mặt hàng "nhảy múa" khi giá gas, xăng tăng

Chủ nhật, 06/03/2022 | 07:00
Người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp bày tỏ lo ngại khi giá các mặt hàng thiết yếu lẫn nguyên vật liệu đều lần lượt tăng mạnh theo giá xăng dầu trong thời gian gần đây.

Tổng cục Thống kê: Cần hạn chế mức tăng giá với xăng, dầu trong nước

Thứ 4, 02/03/2022 | 14:26
Theo Tổng cục Thống kê, việc giá nguyên vật liệu đầu vào ở mức cao, đặc biệt giá xăng, dầu liên tục tăng gây áp lực lớn đến các hoạt động sản xuất của nền kinh tế.
Cùng tác giả

Phó Thủ tướng: Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực cho hạ tầng kết nối liên vùng

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:21
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng nhằm mục đích liên kết vùng, liên kết các địa phương.

Doanh nghiệp có thể mua bán điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:10
Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.

Bảo đảm đủ điều kiện để Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm

Thứ 3, 16/04/2024 | 14:37
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 phải quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa".
Cùng chuyên mục

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp có thể mua bán điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:10
Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.

Đồng Nai: Tình hình kinh tế - xã hội Quý I/2024 có tín hiệu khởi sắc

Thứ 3, 16/04/2024 | 14:22
Trong 3 tháng đầu năm 2024, tỉnh Đồng Nai đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những hiệu quả, tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu ngô nhiều nhất từ nước nào?

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu ngô các loại đạt trên 2,78 triệu tấn, trị giá gần 702,74 triệu USD, trong đó Brazil là thị trường cung cấp ngô lớn nhất.

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.