Giải mã bí ẩn đằng sau loài thỏ di chuyển theo kiểu "trồng cây chuối"

Giải mã bí ẩn đằng sau loài thỏ di chuyển theo kiểu "trồng cây chuối"

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 2, 29/03/2021 10:33

Thay vì di chuyển bằng cách nhảy bốn chân, giống thỏ quý hiếm này đi lại bằng cách “trồng cây chuối”.

Năm 1935, loài thỏ có tên sauteur d'Alfort đã được tìm thấy ở vùng ngoại ô Paris của Pháp. Không giống như đồng loại, giống thỏ này di chuyển bằng cách đá hai chân sau lên không trung, chổng mông lên trời, bật lên phía trước bằng hai bàn chân trước. Tư thế của sauteur d'Alfort giống như động tác “trồng cây chuối” mà chúng ta thường thấy.

Phải mất gần 1 một thế kỷ các nhà khoa học mới khám phá ra được bí ẩn đằng sau loài thỏ có năng lực đặc biệt này, theo báo cáo trên chuyên san PLOS Genetics.

Đời sống - Giải mã bí ẩn đằng sau loài thỏ di chuyển theo kiểu 'trồng cây chuối'

Giống thỏ quý hiếm này có tư thế di chuyển kiểu "trồng cây chuối". 

Cụ thể, đây là kết quả của sự lai tạo chọn lọc. Các nhà nghiên cứu đã lai tạo thỏ đực sauteur d'Alfort không thể nhảy như bình thường với thỏ cái trắng New Zealand có thể nhảy. Kết quả, trong số 52 con thỏ thu được, 23% mang hai bản sao của gene đột biến tương tự như thỏ bố. Những con số này phù hợp với số liệu thống kê được mong đợi khi chỉ có một gene lặn liên quan đến đột biến.

Theo đó nguyên nhân của việc di chuyển kiểu “trồng cây chuối” ở thỏ sauteur d'Alfort nằm trong một đột biến ở vị trí gene gọi là RORB. Đây là gien chịu trách nhiệm cho các động tác nhảy về phía trước ở loài thỏ, chuột túi.

“Thỏ mang theo đột biến ở RORB không thể tồn tại lâu trong môi trường hoang dã”, nhà di truyền học Miguel Carneiro, đồng tác giả báo cáo, cho hay.

Một trong số ít các nghiên cứu gần đây cũng phát hiện ra những con chuột có đột biến RORB không thể di chuyển như bình thường. Những loài gặm nhấm này đi lạch bạch trên bàn chân trước, đuôi và chân sau của chúng nhô lên trong không khí.

Ngoài cách di chuyển kỳ lạ, thỏ sauteur d'Alfort còn có khả năng bị những khiếm khuyết giải phẫu khác. Nhiều con bị mù bẩm sinh và bị đục thủy tinh thể trong năm đầu đời. Trong khi đó, những con chuột đột biến RORB cũng có biểu hiện thoái hóa võng mạc. Ở chuột, gen RORB dường như đóng một vai trò thiết yếu trong việc biệt hóa các tế bào ở cả vỏ não và võng mạc. Nó cũng có thể làm điều tương tự trong tủy sống, có liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cảm giác và vận động của động vật có vú.

Minh Hoa (t/h)

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.