Giải mã cuộc đổi ngôi trên thị trường tài chính tiêu dùng

Thứ 6, 06/05/2022 | 16:09
0
Tăng trưởng ngoạn mục của Mcredit trong năm 2021, vốn là đỉnh điểm của khó khăn với ngành này do những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, khiến thị trường không khỏi bất ngờ.

Bức tranh khác biệt

Số liệu từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, năm 2021, tổng dư nợ tín dụng của các công ty tài chính hội viên gần như không tăng trưởng so với cuối năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu bình quân lên tới 9-10%, cao hơn nhiều so với mức 6.5% ở cùng kỳ năm trước.

Trong bức tranh chung ấy, kết quả kinh doanh 2021 của Mcredit rất ấn tượng, dư nợ cho vay khách hàng của công ty tăng trưởng lên tới 148%, đạt hơn 15.1 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 601 tỷ đồng, tăng 87.5% so với 2020.

Hai chỉ số ROE và ROA có sự cải thiện rõ rệt. Cụ thể, tính đến cuối năm 2021, ROA của công ty xấp xỉ 3%, cao hơn so với mặt bằng các công ty tài chính tiêu dùng khác; trong khi ROE đạt gần 29%, bỏ lại khoảng khá xa so với bình quân ngành và gấp 1.5 lần so với ROE trung bình Top 5 công ty đầu ngành khác.

Là một trong những công ty tài chính tích cực hưởng ứng kêu gọi của NHNN về việc miễn, giảm lãi/ phí cho khách hàng, tổng thu nhập hoạt động của công ty chỉ tăng thêm 17.78% (tương quan so với tăng trưởng dư nợ 48.61%). Tuy nhiên, Mcredit vẫn ghi nhận biên lợi nhuận ròng cuối 2021 là 13.7%, cao hơn 5% so với năm trước (8.7%) và cao hơn bình quân thị trường 0.42%.

Từ vị trí thứ 4 trong ngành tài chính tiêu dùng đạt được vào năm 2018, tính đến cuối năm 2021, Mcredit có quy mô tổng tài sản gần 19 nghìn tỷ đồng, vươn lên chiếm lĩnh vị trí thứ 3 trước đó vốn thuộc về HD saison. Với thị phần hơn 9%, Mcredit đang áp sát vị trí số 2 do Homecredit nắm giữ liên tục trong nhiều năm qua (2016 – 2022).

Kinh tế - Giải mã cuộc đổi ngôi trên thị trường tài chính tiêu dùng

Mcredit hiện nay đã nắm giữ vị trí Top 3 thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam.

Chất lượng tài sản của Mcredit cũng là một điểm sáng trên báo cáo kết quả kinh doanh khi nợ xấu của công ty giảm từ 6.5 % trong 2020 xuống còn 6.2% trong 2021.

Đây là điểm rất đáng ghi nhận bởi, ngược lại với xu hướng chung của ngành tài chính tiêu dùng là chất lượng tài sản đang đi xuống khá nhanh với tỷ lệ nợ xấu tăng tới gần 2.5% trong năm 2021 do đối tượng khách hàng của các công ty tài chính tiêu dùng có độ nhạy rất cao với những biến cố từ dịch bệnh.

Duy trì đà tăng trưởng từ 2021 và tận dụng cơ hội khi nhu cầu tài chính tiêu dùng gia tăng trước tết Âm lịch, dư nợ của Mcredit tiếp tục mở rộng thêm 8.06% trong những tháng đầu 2022 và đạt ngưỡng trên 18.2 nghìn tỷ VND.

Kinh tế - Giải mã cuộc đổi ngôi trên thị trường tài chính tiêu dùng (Hình 2).

Trong năm 2021, Mcredit có sự tăng trưởng ngoạn mục cả về quy mô, hiệu quả và chất lượng tài sản.

Với sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tài chính tiêu dùng sau đại dịch, triển vọng kinh doanh của Mcredit được kỳ vọng tiếp tục đạt những kết quả tích cực từ nay đến cuối năm.

Chìa khóa cho sự thay đổi

Bí quyết làm nên bước chuyển mình ngoạn mục của Mcredit, theo tìm hiểu của chúng tôi, nằm ở nỗ lực chuyển đổi số mà công ty tập trung triển khai suốt 3 năm qua.

Thừa hưởng hệ thống lõi từ Ngân hàng MB (MBbank) cùng bộ sản phẩm và quy trình và kinh nghiệm xử lý giao dịch từ Ngân hàng Shinsei – Nhật bản (Shinseibank), Mcredit đã kết hợp cả nội lực và 1 số nhà cung cấp công nghệ để tiến hành phát triển các module sản phẩm mới, khai phá nhiều tính năng nhằm đáp ứng và đón đầu các xu thế tiêu dùng ngày càng phong phú của thị trường. Hàm lượng của các công nghệ 4.0 ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn trong quy trình giải ngân, đã rút ngắn thời lượng xử lý khoản vay, bổ sung nhiều lựa chọn linh hoạt cho cả khách hàng và cán bộ thực hiện, cải thiện tính chính xác tiện lợi trên tất cả các bước xử lý giao dịch, gia tăng đáng kể những trải nghiệm tích cực cho khách hàng,…

Kinh tế - Giải mã cuộc đổi ngôi trên thị trường tài chính tiêu dùng (Hình 3).

Công nghệ và chuyển đổi số là chìa khóa cho sự thay đổi của Mcredit.

Một ví dụ nho nhỏ để thấy quy trình và sản phẩm đã được chuẩn hóa theo tiêu chí công nghệ như thế nào. Hiện nay, khách hàng chỉ mất 3 tiếng cho Khoản vay tiền mặt – 19 phút cho Khoản vay trả góp tại Mcredit. Thông qua Website, App và sử dụng các giải pháp như xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC), hợp đồng điện tử (eContract), nhận dạng ký tự quang học (OCR), chữ ký điện tử (eSignature), … trong đại dịch, khách hàng vẫn có thể sử dụng dịch vụ của Mcredit một cách thuận tiện.

Công nghệ cũng là chìa khóa để công ty gia tăng tính tuân thủ và tinh thần trách nhiệm của nhân viên, cải thiện mạnh mẽ trải nghiệm khách hàng khi quá trình tác nghiệp được lưu vết trên hệ thống.

Theo 1 chia sẻ thông tin từ buổi họp báo đầu năm của công ty, thì năng suất lao động của Mcredit đã và đang được cải thiện mạnh mẽ trong thời gian gần đây, là ánh xạ của quá trình chuyển đổi số đưa đến tỷ trọng tự động hóa cao trong hầu hết các khâu vận hành do đó cải thiệu hiệu quả lao động. Mức lợi nhuận thu về tính trên từng nhân viên đã tăng từ 63 triệu/ người trong 2019 lên 214 triệu/ người vào 2021.

Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập (CIR) của Mcredit vào cuối 2021 ở mức 33%, thấp hơn 4.2% so với trung bình top 5 công ty trong ngành.  Nhờ vậy, biên lợi nhuận ròng của công ty đã tăng lên mức 13.7% từ 8.7% của năm 2020.

Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ và chuẩn hóa quy trình, trong quý 1/2022, Mcredit có thể quản trị tốt danh mục tài sản và chất lượng nợ, tỷ lệ nợ xấu giảm còn xấp xỉ 6%.

Lợi thế vượt trội

Mcredit đang có những lợi thế cạnh tranh khác biệt mà ít công ty tài chính tiêu dùng nào có được; trong đó, lợi thế lớn nhất chính là tập khách hàng mà Mcredit có thể khai thác được trong hệ sinh thái của MB group – 1 hệ sinh thái cung cấp gần như mọi dịch vụ tài chính hiện đại và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, từ quản lý quỹ, chứng khoán, ngân hàng cho tới tài chính tiêu dùng, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

Trong năm 2022, Mcredit dự kiến khai thác trên 10 triệu khách hàng hiện hữu của MBbank và tiếp tục tăng lên mạnh mẽ trong các năm tới với nhiều chiến lược tốt và chính sách hỗ trợ từ ngân hàng mẹ.

Đây là nguồn khách hàng lớn, có chất lượng tốt, cơ sở dữ liệu đã được sàng lọc nên sẽ giúp Mcredit tiết giảm được tối đa chi phí tìm kiếm khách hàng. Thực tế cho thấy, trong quý I vừa qua, công ty đã hiện hữu hóa thêm 300 nghìn khách hàng, đưa tổng số 1.5 triệu khách hàng cuối 2021 lên 1.8 triệu khách hàng vào 31/03/2021.

Năng lực chuyển đổi số thành công đem lại khả năng tung ra danh mục sản phẩm phong phú, may đo theo khẩu vị khách hàng, để Mcredit có được tập khách hàng trung thành, có nhiều trải nghiệm sản phẩm dịch vụ tốt. Đây là triết lý kinh doanh đã đem lại thành công cho MBbank và Shinseibank, đang được “thổi hồn” và áp dụng quyết liệt ở Mcredit.

Với chiến lược kinh doanh rõ ràng, sở hữu những lợi thế vượt trội, nhất là văn hóa doanh nghiệp sáng tạo, hành động, Mcredit dường như không 1 chút nao núng mà đang thẳng tiến đến các mục tiêu Top 2 về quy mô và Top 1 về hiệu quả mà công ty đã công bố quý I/2022 vừa qua./.

Thu Hà

Cảnh báo thủ đoạn kẻ gian mạo danh Mcredit để lừa đảo khách hàng

Thứ 3, 26/04/2022 | 10:00
Trong thời gian gần đây, Phòng Dịch vụ khách hàng Mcredit tiếp nhận phản ánh khách hàng bị kẻ gian lừa đảo với phương thức, thủ đoạn lợi dụng thương hiệu, giả danh nhân viên của Mcredit để tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay vốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Mcredit công bố chương trình khuyến mãi chào hè với vô vàn quà tặng hấp dẫn

Thứ 2, 25/04/2022 | 08:00
Công ty tài chính TNHH MB SHINSEI (Mcredit) giới thiệu chương trình khuyến mãi “Hè này, bạn đi đâu chưa?” áp dụng đến hết 22/06/2022 với vô vàn quà tặng hấp dẫn.
Cùng tác giả

Nghệ An: Đặc sắc Chương trình Countdown - Chào năm mới 2024

Chủ nhật, 31/12/2023 | 23:44
Hòa trong không khí cả nước đang hân hoan đón chào năm mới, tối 31/12, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chào năm mới 2024”. Công ty CP Tập đoàn Bia rượu và Nước giải khát Sao Vàng (Savabeco) là nhà tài trợ độc quyền chương trình này.
Cùng chuyên mục

Kinh doanh tăng trưởng, Thực phẩm Sao Ta có gần 800 tỷ đồng tiền nhàn rỗi

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:53
Tính đến cuối tháng 3/2024, Thực phẩm Sao Ta sở hữu 641 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền và 139 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ngắn.

Mảng môi giới cải thiện mạnh, Chứng khoán Yuanta báo lãi gần gấp đôi

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:53
Trong quý I/2024, Chứng khoán Yuanta báo lãi sau thuế tăng tới 92% so với thực hiện cùng kỳ lên 37 tỷ đồng, chủ yếu nhờ doanh thu mảng môi giới tăng 65%.

Giá cà phê "quay đầu" giảm nhẹ sau phiên tăng kỷ lục

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:50
Sáng nay, giá cà phê Tây nguyên cũng hạ nhiệt theo thị trường thế giới, lùi về mốc quanh 120.000 đồng/kg.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.