Giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia ì ạch, hàng nghìn tỷ đồng vốn "nằm chờ"

Nguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu Huyền

Thứ 6, 18/07/2025 08:00

Qua kiểm toán các Chương trình mục tiêu quốc gia, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt bộ, ngành, địa phương được giao dự toán vượt quá khả năng thực hiện, dẫn đến tỉ lệ giải ngân thấp, thậm chí kéo dài từ năm này sang năm khác.

Kết quả kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán Nhà nước đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia cho thấy, việc giao dự toán chưa phù hợp khả năng thực hiện, dẫn đến tỉ lệ giải ngân thấp, thậm chí có đơn vị không giải ngân hết kinh phí sự nghiệp kéo dài từ năm 2022 sang 2023.

Cụ thể: đối với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (nông thôn mới), tại Bộ LĐ-TB&XH, dự toán dư năm 2022 chuyển sang năm 2023 là 4,3 tỷ đồng; dự toán giao 14,5 tỷ đồng nhưng năm 2023 quyết toán 0 đồng.

Tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự toán dư năm 2022 chuyển sang năm 2023 là 6 tỷ đồng; dự toán giao 11,5 tỷ đồng nhưng năm 2023 quyết toán 3,12 tỷ đồng.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại 3 bộ, cơ quan Trung ương và 4 địa phương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự toán dư năm 2022 chuyển sang năm 2023 là 5,29 tỷ đồng, dự toán giao 12,7 tỷ đồng, quyết toán 1,66 tỷ đồng.

Giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia ì ạch, hàng nghìn tỷ đồng vốn "nằm chờ" - Ảnh 1.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt bộ, ngành, địa phương được giao dự toán vượt quá khả năng thực hiện.

Bộ LĐ-TB&XH, dư năm 2022 chuyển sang năm 2023 là 121,36 tỷ đồng, dự toán giao 253,90 tỷ đồng, quyết toán 35,51 tỷ đồng. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dư năm 2022 chuyển sang năm 2023 là 6,14 tỷ đồng, dự toán giao 6,3 tỷ đồng, quyết toán 6,01 tỷ đồng.

Tỉnh Thái Bình, dư năm 2022 chuyển sang năm 2023 là 25,67 tỷ đồng, dự toán giao 67,28 tỷ đồng, quyết toán 18,46 tỷ đồng. Bến Tre, dư năm 2022 chuyển sang năm 2023 là 22,18 tỷ đồng, dự toán giao 79,42 tỷ đồng, quyết toán 15,45 tỷ đồng.

Phú Yên, dư năm 2022 chuyển sang năm 2023 là 20,2 tỷ đồng, dự toán giao 51,16 tỷ đồng, quyết toán 13,28 tỷ đồng. Lâm Đồng, dư năm 2022 chuyển sang năm 2023 là 17,66 tỷ đồng, dự toán giao 50,87 tỷ đồng, quyết toán 14,31 tỷ đồng.

Kết quả kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại 3 bộ, cơ quan Trung ương và một số địa phương cho thấy: Bộ LĐ-TB&XH chuyển nguồn 2022 sang 2023 là 17,22 tỷ đồng, giao dự toán 2023 là 52,8 tỷ đồng nhưng năm 2023, quyết toán chỉ là 0,003 tỷ đồng.

Ủy ban Dân tộc chuyển nguồn 2022 sang 2023 là 232,23 tỷ đồng, giao dự toán 2023 là 558,41 tỷ đồng nhưng năm 2023, quyết toán chỉ là 90,19 tỷ đồng. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chuyển nguồn 2022 sang 2023 là 9,64 tỷ đồng, giao dự toán 2023 là 25,95 tỷ đồng nhưng năm 2023, quyết toán chỉ là 1,36 tỷ đồng.

Tỉnh Phú Yên chuyển nguồn 2022 sang 2023 là 38,83 tỷ đồng, giao dự toán 2023 là 123,68 tỷ đồng nhưng năm 2023, quyết toán chỉ là 26,67 tỷ đồng. Hà Tĩnh chuyển nguồn 2022 sang 2023 là 1,4 tỷ đồng, giao dự toán 2023 là 6,6 tỷ đồng nhưng năm 2023, quyết toán chỉ 1,19 tỷ đồng...

Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân của thực trạng trên là do năm 2022 giao dự toán Chương trình mục tiêu quốc gia chậm (tháng 8/2022) cùng thời điểm với việc lập dự toán Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 nên không xác định được số ước thực hiện năm 2022.

Không phân bổ hoặc phân bổ không hết vốn sự nghiệp

Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương không phân bổ hoặc phân bổ không hết số vốn sự nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao.

Với Chương trình nông thôn mới: Bộ Khoa học và Công nghệ không phân bổ 1,4 tỷ đồng.

16 bộ, cơ quan Trung ương, địa phương phân bổ thấp hơn 202,83 tỷ đồng, trong đó: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 118,21 tỷ đồng; Bộ Xây dựng 0,07 tỷ đồng; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1,5 tỷ đồng; Bộ LĐ-TB&XH 13 tỷ đồng, Bộ TNMT 3,01 tỷ đồng; tỉnh Nam Định 2,68 tỷ đồng; Long An 0,58 tỷ đồng; Trà Vinh 0,01 tỷ đồng; Nghệ An 13,42 tỷ đồng; Quảng Trị 2,52 tỷ đồng; Thừa Thiên Huế 16,05 tỷ đồng; Phú Yên 0,36 tỷ đồng; Bắc Kạn 1,51 tỷ đồng; Yên Bái 10,2 tỷ đồng; Hòa Bình 0,66 tỷ đồng; Gia Lai 19,05 tỷ đồng.

Với Chương trình giảm nghèo bền vững, 5 bộ, cơ quan Trung ương và 16 địa phương phân bổ thấp hơn 321 tỷ đồng.

Cụ thể: Bộ NN-PTNT 11,61 tỷ đồng; Bộ VH-TT&DL 9 tỷ đồng; Bộ LĐ-TB&XH 23,7 tỷ đồng; Bộ TNMT 0,5 tỷ đồng; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 4,01 tỷ đồng; Bến Tre 20,2 tỷ đồng; Trà Vinh 0,67 tỷ đồng; Thanh Hóa 134,4 tỷ đồng; Nghệ An 15,9 tỷ đồng; Quảng Trị 16 tỷ đồng; Bình Thuận 2,9 tỷ đồng; Bình Phước 11,6 tỷ đồng; Quảng Ngãi 3,9 tỷ đồng; Bắc Kạn 9,1 tỷ đồng; Cao Bằng 5,5 tỷ đồng; Tuyên Quang 3,6 tỷ đồng; Yên Bái 28,6 tỷ đồng; Lào Cai 14,2 tỷ đồng; Lâm Đồng 2,5 tỷ đồng; Lai Châu 3,3 tỷ đồng.

Giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia ì ạch, hàng nghìn tỷ đồng vốn "nằm chờ" - Ảnh 2.

Chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 6 bộ, cơ quan Trung ương và 21 địa phương phân bổ thấp hơn 1.990,76 tỷ đồng.

Với Chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 6 bộ, cơ quan Trung ương và 21 địa phương phân bổ thấp hơn 1.990,76 tỷ đồng.

Cụ thể: Ủy ban Dân tộc 180,84 tỷ đồng; Bộ LĐ-TB&XH 52,48 tỷ đồng; Bộ Y tế 13 tỷ đồng; Bộ Công an 8,52 tỷ đồng; Bộ VH-TT&DL 5 tỷ đồng; NHNN 0,59 tỷ đồng.

Các tỉnh Nghệ An 521,88 tỷ đồng; Yên Bái 211,04 tỷ đồng; Lai Châu 216,17 tỷ đồng; Thanh Hóa 205,79 tỷ đồng; Gia Lai 105,8 tỷ đồng; Hòa Bình 68,26 tỷ đồng; Lào Cai 78,13 tỷ đồng; Lạng Sơn 50,15 tỷ đồng; Bắc Kạn 37,27 tỷ đồng; Cao Bằng 21,56 tỷ đồng; Bình Phước 28,82 tỷ đồng; Thừa Thiên Huế 68,56 tỷ đồng; Khánh Hòa 33,68 tỷ đồng; Kiên Giang 4,27 tỷ đồng; Hà Tĩnh 5,12 tỷ đồng; Quảng Trị 19,74 tỷ đồng.

Một số quy hoạch xã xây dựng nông thôn mới chậm (tỉnh Bình Định, tỉnh Quảng Nam). Huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định và huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam không xây dựng hoặc chậm xây dựng kế hoạch thực hiện. Kế hoạch kiểm tra, giám sát nông thôn mới tại cấp tỉnh và một số huyện của tỉnh Bình Định, Quảng Nam chưa được xây dựng hoặc chưa tổ chức thực hiện.

Tỉnh Hậu Giang chưa ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) phù hợp với nội dung, định mức hỗ trợ của Trung ương và điều kiện thực tế của địa phương.

Chương trình nông thôn mới tỉnh Lai Châu chưa xác định cụ thể cơ cấu vốn lồng ghép và vốn huy động cho kế hoạch thực hiện chương trình cho cả giai đoạn và hằng năm.

Chương trình nông thôn mới tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Bình Định, Quảng Nam; Chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lai Châu, Hà Giang có tình trạng bố trí vốn ngân sách địa phương đối ứng chưa đảm bảo tỉ lệ.

Chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Hà Giang không phân chia cụ thể tỉ lệ đối ứng giữa cấp ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, giao dự toán chưa đúng thẩm quyền, chưa đúng quy định. Một số huyện của tỉnh Lai Châu chưa bố trí đủ 50% thu tiền sử dụng đất hằng năm cho Chương trình nông thôn mới.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.