Giật mình vì lỗi sơ đẳng trong văn bản hành chính

Giật mình vì lỗi sơ đẳng trong văn bản hành chính

Thứ 6, 05/07/2013 | 10:21
0
Ý tưởng ngô nghê, ngôn từ phản cảm, thậm chí là quá mức “đời thường”... đang xuất hiện ngày một nhiều trong các công thư nhân danh cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp... khiến tính trang nghiêm và chuẩn mực vốn có của những văn bản này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giật mình vì ông Chủ tịch

Dư luận vừa qua phát hoảng với công văn của ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô-tô Hà Nội (Công văn số 18/2013/HH-CV ngày 10/6/2013) gửi Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và UBND TP.Hà Nội đề nghị hoãn việc điều chuyển phương tiện nhằm giảm tải cho Bến xe Mỹ Đình nhưng với “lưu ý” hết sức ngô nghê:

“Ngoài ra cũng cần phải lưu ý đến các mối quan hệ: Thái Bình là quê của 1 Phó Thủ tướng, 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng Công an; Nam Định là quê của 1 Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó ban Kinh tế Trung ương…”.

Lưu ý này của công văn nhằm “nhắc nhở” TP.Hà Nội “cân nhắc" việc giảm tải bến xe, nhưng ngay lập tức bị dư luận “ném đá” vì lồng ghép chuyện cá nhân vào việc chung, ảnh hưởng đến uy tín của những lãnh đạo cao cấp và trên hết là một văn bản không thể “chứa” những nội dung, ngôn từ tối kỵ như vậy, chẳng ăn nhập gì với nội dung văn bản.

Mặc dầu người ký đã ngay lập tức rút lại công văn này nhưng dư luận vẫn chưa thôi băn khoăn vì sao ở cương vị Chủ tịch một hiệp hội, ông Liên lại có thể ký một văn bản khó tin đến như vậy?. Sự ra đời chớp nhoáng của văn bản cũng đủ khiến dư luận đặt nghi ngờ và hiểu sai rằng: Hà Nội sẽ khó có thể thực hiện Kế hoạch giảm tải Bến xe Mỹ Đình chỉ vì "vướng quê" của một số lãnh đạo?.

Luật sư - Giật mình vì lỗi sơ đẳng trong văn bản hành chính

TS Lê Hồng Sơn – Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Trước đó, Bộ Xây dựng cũng tức tốc rút lại công văn đã trót ký, gửi tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có lưu ý rất phi thực tế: “Không xây dựng các công trình theo hướng nhại kiến trúc cổ điển Pháp - Châu Âu”.

Lý do rút cũng vì bị dư luận chỉ trích về việc chỉ đạo thiếu chuẩn, không làm rõ thế nào là “nhại” cổ và hơn hết là phi thực tế khi kiến trúc luôn có sự phát huy các giá trị gắn bó giữa hiện đại và truyền thống.

Thực trạng việc ban hành văn bản, đặc biệt là Văn bản hành chính thông thường (như: công văn, thông báo, báo cáo, tờ trình), các loại giấy (giấy mời, giấy đi đường, giấy ủy nhiệm, giấy nghỉ phép...),  các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình ...) vấp lỗi về ngôn từ, nội dung diễn đạt đã không còn xa lạ.

Có văn bản, người soạn thảo dùng cả những từ “lóng” như “xe dù”, “bến cóc”, “bảo kê”, “phe vé”. Đây là những từ do một nhóm người sử dụng lâu thành quen và không được định nghĩa chính thức trong Từ điển tiếng Việt. Việc dùng những từ này trong văn bản mặc nhiên là thừa nhận những cái chưa chính thức và gây phản cảm, thiếu tôn trọng người đọc văn bản. Hay có những công văn được viết như diễn văn khai mạc...

Tại một báo cáo về tình hình chính tả văn bản do Viện Công nghệ Thông tin -  Đại học Quốc gia Hà Nội và Công ty VieGrid công bố mới đây cho thấy, tỷ lệ lỗi chính tả trong văn bản tiếng Việt đã ở mức báo động, vượt quá cao so với tiêu chuẩn.

Khu vực chính quyền địa phương và các cơ quan thuộc Bộ cũng có tỷ lệ lỗi chính tả khá cao. Đặc biệt, có đơn vị có tỷ lệ lỗi gần 40% như Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm với những lỗi phổ biến là dùng sai từ (các từ sai phổ biến như: bổ xung, sử lý, xử dụng, sáng lạn, cọ sát, thăm quan…).

Không chỉ sai về ngôn ngữ, việc ban hành văn bản còn phạm lỗi về hình thức, không phân biệt thế nào là công văn, quyết định. Về vấn đề này, Luật sư Ngọc Hà - Trưởng Văn phòng Luật Đa Phúc, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, trong quá trình hành nghề đã tiếp nhận giải quyết, tư vấn khá nhiều vụ án hành chính liên quan đến các quyết định hành chính của UBND các cấp bị khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của công dân, doanh nghiệp.

Các quyết định hành chính bị Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hủy bỏ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ thường do mắc lỗi vi phạm về hình thức văn bản.

Tại... đánh máy

Hiện vẫn chưa có chế tài xử lý những trường hợp ban hành văn bản thiếu “chuẩn” như nêu trên. Theo một cán bộ pháp chế Bộ Công an thì chỉ có thể “truy” trách nhiệm cho người viết, đánh máy sai câu, sai chữ và cắt thi đua cuối năm, còn nội dung sai thì rất khó bắt lỗi vì thường soạn thảo những văn bản như quyết định có quan điểm tập thể. Thậm chí, nếu ban hành văn bản sai thì cũng không xử lý được vì chưa có chế tài xử lý.

Có lẽ bởi vậy mà Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội và Bộ Xây dựng sau khi rút các văn bản của mình đều giải thích và đổ tại lỗi kỹ thuật khâu đánh máy cho xong chuyện. “Đầu tiên tôi thảo công văn rồi đi vắng và sau đó người soạn thảo đưa thêm đoạn thông tin ấy vào”,  là giải thích của ông Bùi Danh Liên về nội dung lưu ý quê quán của nhiều quan chức cao cấp trong công văn lạ đời của mình.

Bộ Xây dựng cũng vin cớ “in ấn có sai sót” để rút lại chỉ đạo không xây nhà “nhại” kiến trúc Pháp cổ. Cách đây chưa lâu, Bộ Công an ban hành một Thông tư với nhiều lỗi dẫn chiếu điều khoản văn bản khác không khớp và cũng cho rằng đó là “lỗi kỹ thuật”.

Những giải thích như vậy không đủ sức thuyết phục và nó chỉ giải quyết được việc cho xong chuyện. Dù văn bản đã bị rút bỏ nhưng hậu quả của việc ban hành những văn bản “lạ” kiểu như trên thì vô cùng lớn, đó là đánh mất niềm tin của người dân vào sự quản lý bằng pháp luật của các cơ quan, đơn vị và trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng cán bộ.

Với những văn bản hành chính cá biệt, ứng xử của những người ban hành văn bản sai cũng không mấy thiện chí. Theo Luật sư Ngọc Hà, thực tiễn cho thấy đối với những văn bản do UBND các cấp ban hành trái thẩm quyền, trái pháp luật do lỗi vô ý, khi phát sinh tranh chấp, khiếu nại hoặc khởi kiện thì người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường có thái độ thiện chí hợp tác với Luật sư, lắng nghe và tiếp thu ý kiến tư vấn chuyên môn của Luật sư và cơ quan giải quyết như Tòa án để sẵn sàng sửa sai, khắc phục hậu quả kịp thời.

Còn đối với những văn bản do UBND các cấp ban hành trái thẩm quyền, trái pháp luật do lỗi cố ý thì người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lại có thái độ bảo thủ, né tránh trách nhiệm và luôn tìm mọi cách bảo lưu quan điểm đến cùng, không thừa nhận sai lầm đã phạm phải dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo, khởi kiện kéo dài gây ra thêm thiệt hại, mệt mỏi, bức xúc cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Tiếng “lóng” vào văn bản

Không khó để tìm thấy những từ “lóng” như: xe dù, bến cóc, bảo kê, phe vé… xuất hiện ngày một nhiều trong một số văn bản của ngành Giao thông công chính.

Đây là những từ do một nhóm người sử dụng lâu thành quen và không được định nghĩa chính thức trong Từ điển tiếng Việt.

Việc dùng những từ này trong văn bản mặc nhiên là thừa nhận những cái chưa chính thức và gây phản cảm, thiếu tôn trọng đối với người nhận, đọc văn bản

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Ngành nào sai chính tả nhiều nhất?

Tại một báo cáo về tình hình chính tả văn bản do Viện Công nghệ Thông tin -  Đại học Quốc gia Hà Nội và Công ty VieGrid công bố mới đây cho thấy, tỷ lệ lỗi chính tả trong văn bản tiếng Việt đã ở mức báo động, vượt quá cao so với tiêu chuẩn.

Khu vực chính quyền địa phương và các cơ quan thuộc Bộ cũng có tỷ lệ lỗi chính tả khá cao. Đặc biệt, có đơn vị có tỷ lệ lỗi gần 40% như Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm với những lỗi phổ biến là dùng sai từ (các từ sai phổ biến như: bổ xung, sử lý, xử dụng, sáng lạn, cọ sát,  thăm quan…)

Theo Thanh Quý - Tuấn Anh (Pháp luật Việt Nam)

Văn bản sai, dân nhờn pháp luật, và 'chìm xuồng'

Thứ 5, 25/04/2013 | 17:24
Câu chuyện trách nhiệm của việc ban hành văn bản sai, trách nhiệm của người tham mưu dẫn đến ban hành văn bản “trái luật” dường như đã bị chìm xuồng.

TS Lê Hồng Sơn: Văn bản sai nhiều nhưng chưa xử ai

Thứ 3, 26/03/2013 | 10:47
"Trong thực tế, rất nhiều trường hợp tham mưu và ban hành thể chế sai gây hậu quả các mức khác nhau trong xã hội. Nhưng thực tế chưa xử ai cả" - TS Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư Pháp.

Xây dựng văn bản sai, lãng phí tiền của Nhà nước

Thứ 2, 06/05/2013 | 08:41
Lâu nay, người ta nói nhiều tới chuyện lãng phí trong xây dựng cơ bản, nguồn nhân lực và tài nguyên… chứ ít đề cập tới lãng phí trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL).