Giới trẻ và những ý tưởng khởi nghiệp 'nghe là thích'

Giới trẻ và những ý tưởng khởi nghiệp 'nghe là thích'

Thứ 4, 24/04/2013 | 10:51
0
Họ là những chàng trai, cô gái tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã ấp ủ và triển khai những kế hoạch kinh doanh độc đáo.

Bán cà phê bụi trên xế cổ

Đó là ý tưởng kinh doanh độc đáo đậm chất đường phố của ba chàng trai trẻ Hồ Tấn Hùng, Lê Minh Nhựt và Trần Đình Tùng. Mỗi người trong số họ lại đảm nhiện một vai trò riêng trong hình thức kinh doanh độc đáo này. Nếu Tấn Hùng (cựu sinh viên ĐH Quốc tế, từng đoạt giải Nhất cuộc thi marketing "Truy tìm đại sứ") là người phôi thai và xây dựng ý tưởng cộng với Đình Tùng, từ nhỏ đã được học cách chọn hạt, rang xay từng túi cà phê nhỏ theo truyền thống gia đình ở Tây Nguyên thì anh chàng Minh Nhựt (pha chế có nghề của khách sạn Sheraton) lại rất mê xe hơi cổ. Ba anh chàng này gặp nhau và ý tưởng bán cà phê bụi trên chiếc xe hơi cổ rong ruổi khắp Sài Gòn ra đời.

Xã hội - Giới trẻ và những ý tưởng khởi nghiệp 'nghe là thích'

Xã hội - Giới trẻ và những ý tưởng khởi nghiệp 'nghe là thích' (Hình 2)."Quán cà phê bụi" của những anh chàng "chịu chơi"

La Rio chính là tên của "xì tai" cà phê độc đáo này. Khi hỏi về lý do hình thành ý tưởng, một trong ba chàng trai cho biết: "Đi bụi nhiều, mình thấy không gì đẹp bằng được ngồi trên xe và nhâm nhi món thức uống yêu thích. Một 'quán' cà phê trên chiếc xe hơi cổ dạo khắp Sài Gòn, tại sao không?"

Việc  kinh doanh cà phê trên xe ở Sài Gòn đã có từ trước đó nhưng hầu hết chỉ là những người bán dạo chưa có đầu tư về ý tưởng cũng như về chất lượng. Cà phê La Rio lại khác, đó chính là sản phẩm sáng tạo của ba chàng trai trẻ được đào tạo bài bản về kinh doanh và quan trọng hơn hết vẫn là chất trẻ trung mà họ mang đến bên ngoài thức uống của mình.

Hy vọng, La Rio sẽ mang lại một làn gió mới cho cà phê bụi Sài Thành và sẽ trở thành một "hiện tượng kinh doanh" như các phát kiến độc lạ khác ở thành phố trẻ năng động này.

Đi Châu Phi mở quán game

Mỗi khi nhắc tới việc sang nước ngoài lập nghiệp, có lẽ mọi người thường hình dung tới những quốc gia được xem như "miền đất hứa" như Mỹ, châu Âu hoặc các quốc gia phát triển khác. Thế nhưng, chàng trai trẻ Nguyễn Lương Huy Hoàng lại chọn điểm đến của mình là "lục địa đen" để khởi nghiệp. Vừa tốt nghiệp ngành CNTT ĐH Hồng Bàng, Hoàng một mình sang châu Phi chỉ với một khoản tiền tự tích góp và 200 USD bố cho để mở quán game.

Xã hội - Giới trẻ và những ý tưởng khởi nghiệp 'nghe là thích' (Hình 3).

Xã hội - Giới trẻ và những ý tưởng khởi nghiệp 'nghe là thích' (Hình 4).

Ông chủ quán game tại Châu Phi tươi cười rạng rỡ khi ý tưởng kinh doanh của mình được nhiều người biết đến và nể phục

Thoạt nghe qua, ý tưởng kinh doanh của anh chàng 24 tuổi này có vẻ khá điên rồ và phi thực tế bởi kinh doanh game ở Việt Nam đã khó, huống hồ sang tận một nơi có khí hậu khắc nghiệt và môi trường sống khác biệt như thế thì ắt hẳn khó khăn và mạo hiểm sẽ gấp nhiều lần. Song, chính sự ưa mạo hiểm, tinh thần dám nghĩ dám làm, chàng trai Sài Gòn đã gặt hái được những thành công hơn cả mong đợi.

Xã hội - Giới trẻ và những ý tưởng khởi nghiệp 'nghe là thích' (Hình 5).

Lý giải việc chọn lục địa đen chứ không phải một nước nói tiếng Anh để lập nghiệp, Hoàng bảo nước giàu thường sang nước nghèo để đầu tư. Hơn nữa nước nói tiếng Anh phần lớn là phát triển, việc lập nghiệp ở đó khó thành công.

Hiện tại Hoàng đã là chủ của 2 cửa hàng game làm nên ăn ra ở Lobito, thu nhập đủ để có cuộc sống thoải mái và tái đầu tư thêm nhiều dịch vụ khác. Sắp tới Hoàng mở thêm dịch vụ sửa chữa máy tính - mảng có nhiều tiềm năng phát triển ở đây.

Anh kể, để có những thành quả như hôm nay anh đã trải qua rất nhiều khó khăn khi không biết tiếng bản địa, không có chỗ ở và chưa quen với môi trường sống. Có thể nói anh đã gây dựng cơ ngơi hôm nay trên hai bàn tay trắng và quyết tâm không gì ngăn nổi của một người trẻ muốn tìm con đường lập nghiệp cho riêng mình.

Du học Singapore về Việt Nam bán cơm kẹp

Chàng trai trẻ sinh năm 1990, Nguyễn Bá Quốc là chủ nhân của chuỗi cửa hàng kinh doanh cơm kẹp AppeRice tại TP. HCM. Từng du học ở Singapore về và quyết tâm từ chối mức lương 3.000 USD, Bá Quốc nung nấu ý tưởng về một loại thức ăn nhanh được làm từ "ưu thế lúa, gạo" của riêng người Việt.

Xã hội - Giới trẻ và những ý tưởng khởi nghiệp 'nghe là thích' (Hình 6).Ông chủ 9X của hơn 100 cửa hàng thức ăn nhanh Việt Nam

Với vốn đầu tư ban đầu là 1 triệu USD và các dây chuyên sản xuất nhập từ nước ngoài, hiện nay mỗi ki-ốt AppeRice cần khoảng 50 - 100 triệu đồng. Với số tiền ấy, sau khoảng 3 tháng có thể sinh lời và tầm 6 - 9 tháng là thu hồi vốn.

Xã hội - Giới trẻ và những ý tưởng khởi nghiệp 'nghe là thích' (Hình 7).

Với ý tưởng đem "ngọc thực" đến gần giới trẻ hơn giữa rất nhiều "ông lớn" như Burger King, KFC, Lotteria… đang "làm mưa làm gió" thị trường thức ăn nhanh Việt, Quốc muốn cơm kẹp không chỉ là một bữa ăn mà còn là một phong cách sống mới của người Việt trẻ năng động.

Dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người bình thường

Tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân, thay vì trở thành công chức như bao bạn bè, cô gái trẻ Lê Thị Thanh Hoa đến từ Hà Nội đã nảy ra ý tưởng kinh doanh độc đáo và mang đầy tính nhân văn. Vốn là thành viên hoạt động tích cực trong các chương trình thiện nguyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Thanh Hoa nhìn thấy được nhu cầu giao tiếp giữa người khiếm thính với cộng đồng là rất lớn nhưng họ vẫn chưa được hỗ trợ và đào tạo một cách hợp lý.

Hoa tự tìm đến cộng đồng người khiếm thính trong xã hội để học và chỉ trong 3 ngày, cô giao tiếp được với họ. Hai tháng sau, Hoa trở thành phiên dịch viên cho các tổ chức và hội khuyết tật.

Xã hội - Giới trẻ và những ý tưởng khởi nghiệp 'nghe là thích' (Hình 8).

Xã hội - Giới trẻ và những ý tưởng khởi nghiệp 'nghe là thích' (Hình 9).Thanh Hoa - tấm lòng vì người khuyết tật được đền đáp xứng đáng

Từ năm 2009, Thanh Hoa xin mở Câu lạc bộ Ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội, lên ý tưởng xây dựng trung tâm đào tạo và nghiên cứu một cách chuyên nghiệp. Đến nay, cô gái sinh năm 1988 này đã thành lập 5 lớp dạy ngôn ngữ ký hiệu ở Hà Nội với khoảng 20 học viên mỗi lớp, 80% trong số đó là người bình thường, muốn đi học để hiểu và hòa nhập với người khiếm thính.

Toàn bộ người khuyết tật đều được đào tạo miễn phí còn đối với người bình thường, chi phí là 150.000 đồng/tháng. Sau gần 3 năm hoạt động và có khoảng hơn 1.000 học viên đã tốt nghiệp, điều khiến cô mừng nhất là nhiều người từ không biết đến ngôn ngữ này, đến nay đã giao tiếp được với người khiếm thính.

Nhờ những đóng góp của mình, Hoa được Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng trao tặng danh hiệu "Doanh nhân xã hội 2011". Bên cạnh đó, cô còn được nhận khoản vốn hỗ trợ 7.000 USD để triển khai dự án mới. 

Theo Đất Việt

Giới trẻ 'nghèo' nhất tài sản gì?

Thứ 3, 29/01/2013 | 08:42
Để định vị vững vàng, người trẻ phải tự mình đối diện và giải quyết khủng hoảng lớn nhất - khủng hoảng niềm tin.

Giới trẻ lên đời bằng 'xế điếc' 20 triệu đồng

Thứ 4, 17/04/2013 | 15:19
Với sự tiện dụng, kiểu dáng trẻ trung và bắt mắt, nhiều bạn trẻ đã chọn xe đạp điện để đi cho... sành điệu.

Nên làm gì từ cuộc chơi ngộ nghĩnh của giới trẻ?

Thứ 6, 12/04/2013 | 09:53
Học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền ở TP HCM đã biểu diễn một trò chơi tập thể: xé giấy và tung rải trắng sân trường. Có thể chỉ là giấy vở học trò thôi. Có thể là tài liệu ôn tập các môn không thi mà môn Sử chịu nhiều lời tiếng. Từ đây có nhiều điều đáng nói...