Gỡ bỏ nút thắt về công nghệ cao trong nông nghiệp tại Hà Nội

Gỡ bỏ nút thắt về công nghệ cao trong nông nghiệp tại Hà Nội

Thứ 5, 18/11/2021 | 18:31
0
Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội, song vẫn tồn tại một vài điểm nghẽn.

Việc ứng dụng đã được đẩy mạnh trong mọi hoạt động

Thực tế cho thấy, việc ứng dụng công nghệ cao (CNC) đã được đẩy mạnh trong mọi hoạt động trong nông nghiệp của Tp.Hà Nội, từ sản xuất, chế biến, cho tới bảo quản nông sản.

Từ đó, đem lại những lợi ích nhất định, cho năng suất vượt trội, giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm như: Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao; các trang trại trồng trọt sử dụng giống nuôi cấy mô, giống sạch bệnh, hệ thống tưới tiết kiệm, canh tác cây trồng trong nhà màng, nhà lưới.

Cụ thể, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, năm 2019, thành phố có 129 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, các mô hình chỉ dừng lại ở việc ứng dụng công nghệ từng phần, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố. 

Thế nhưng, chỉ tới khoảng giữa năm 2021, con số này đã là 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng, giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm khoảng 32% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết, để thực hiện thành công mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn thành phố đã tập trung ứng dụng cơ khí hóa đồng bộ vào trồng trọt như mạ khay, máy cấy, máy cày bừa, máy gặt đập; sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo công nghệ vi sinh, nuôi trong chuồng kín, có hệ thống xử lý môi trường.

Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vị thế trong điều kiện hiện nay. 

Doanh nghiệp nông nghiệp (DNNN) vẫn còn phải xoay sở

Các DNNN Hà Nội chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Nguồn vốn trong các DN nông nghiệp rất hạn chế. Việc tiếp cận nguồn vay khó khăn do phần lớn các ngân hàng không chấp nhận tài sản thế chấp là các trang thiết bị, cây, con của các cơ sở trồng trọt và chăn nuôi, kể cả các thiết bị CNC.

Kinh tế vĩ mô - Gỡ bỏ nút thắt về công nghệ cao trong nông nghiệp tại Hà Nội

DNNN còn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng CNC

Một trong những yếu tố khác ảnh hưởng tới quá trình đưa công nghệ vào thực tiễn của DN là Hà Nội “đất chật, người đông”. Do đó, việc tạo quỹ đất lớn để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là hết sức khó khăn. Đây là một trong những "nút thắt" chính khiến nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất nhưng chưa thể thực hiện.

Mặt khác, yếu tố con người cũng là một loại rào cản. Tỉ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo vẫn ở mức cao, do đó người lao động còn nhiều bỡ ngỡ với thiết bị CNC, có tư duy nhận thức chưa thực sự tân tiến. Chính vì vậy khả năng tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp còn chưa ấn tượng. 

Gỡ bỏ nút thắt cần kết hợp nhiều biện pháp

Thứ nhất, cơ cấu lại vốn đầu tư cho kinh tế nông nghiệp. Cần tăng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.

Thứ hai, cơ cấu lại đất đai trong kinh tế nông nghiệp. Tăng diện tích cây trồng với các giống cây có giá trị kinh tế cao; thực hiện chuyển đổi đất lúa vùng úng trũng sang nuôi trồng thủy sản, vùng cao khó khăn về nước tưới sang rau, màu, hoa, cây cảnh… có giá trị kinh tế cao; tăng nhanh diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thứ ba, đặc biệt quan trọng, cơ cấu lại trình độ kỹ thuật trong nông nghiệp theo hướng tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ. Cần tập trung vào cơ cấu lại loại hình công nghệ theo hướng, giảm các loại công nghệ thủ công truyền thống, ưu tiên cho công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học.

Theo đó, chú trọng áp dụng công nghệ ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Cụ thể, trong lai tạo giống phù hợp với yêu cầu của thị trường; gia tăng các phương pháp, quy trình kỹ thuật mới trong nuôi, trồng, phòng trừ dịch bệnh, chế biến, bảo quản nông sản nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.

Đồng thời, gia tăng các loại công cụ, phương tiện lao động mới; thực hiện cơ giới hóa đồng bộ, từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến khâu chế biến tiêu thụ sản phẩm. 

Thứ tư, cơ cấu lại lực lượng lao động trong nông nghiệp. Thực hiện cơ cấu lại lao động nông nghiệp theo hướng, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp để chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp; giảm tỷ trọng lao động phổ thông, tăng tỷ trọng lao động qua đào tạo, nhất là lao động có bằng đại học, cao đẳng, lao động khoa học kỹ thuật.

Ths. Đặng Thị Tố Tâm

Chuyển đổi số nông nghiệp: Cần kết nối và minh bạch thông tin

Thứ 4, 17/11/2021 | 22:32
Việt Nam hiện có 18.000 HTX, trang trại và doanh nghiệp đạt con số 33,1 nghìn và 14 triệu hộ nông dân. Đây là một hệ sinh thái khổng lồ cần phải được kết nối.

Chuyển đổi số nông nghiệp Việt và bài học “tam giác quan hệ” từ Israel

Thứ 5, 18/11/2021 | 06:00
Phát triển nông nghiệp chất lượng cao trong thời kỳ chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết, ngoài việc đầu tư nghiên cứu thì cần phải ứng dụng ngay vào sản xuất.

Ứng dụng trợ lý nông nghiệp 2Nông cẩm nang hỗ trợ nông nghiệp 4.0

Thứ 6, 29/10/2021 | 16:35
Khoa học công nghệ được xem giải pháp then chốt giúp nông nghiệp Việt Nam vượt qua chướng ngại, hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá bán xăng dầu

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:55
Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 83/2014/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP.

Ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng công nghiệp

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:41
Hết quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, duy trì đà tăng trưởng, đặc biệt là sự phục hồi ấn tượng của lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Quý I/2024, gần 74.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:40
Trong số 74.000 DN rời thị trường quý I/2023, có 53.400 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 15.500 DN chờ làm thủ tục giải thể, 5.100 DN hoàn tất thủ tục giải thể.

GDP quý I/2024 tăng 5,66%, cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:09
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Giá gạo tăng phi mã đẩy CPI quý I/2024 tăng 3,77% so cùng kỳ

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:09
CPI quý I/2024 tăng do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo trong dịp Lễ ông Công, ông Táo, Tết Nguyên đán tăng cao.
     
Nổi bật trong ngày

Xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 97% trong quý I/2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:54
Tính chung 3 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp ghi nhận 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, bao gồm: Gỗ, rau quả, gạo và cà phê.

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Quy hoạch Bà Rịa-Vũng Tàu: Thu hút đầu tư 4 nhóm ngành kinh tế trụ cột

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:15
Chiều ngày 28/3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức họp báo thông tin về hội nghị triển khai quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh, sẽ diễn ra vào ngày 30/3 tới.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Vấn đề tài chính "ngáng đường" doanh nghiệp khi xây dựng KCN bền vững

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:46
Để xây dựng một KCN bền vững, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nguồn vốn và tài chính là vấn đề nan giải.