Gỡ thẻ vàng IUU - Nhiệm vụ cấp bách: Ngư dân là trọng tâm (Bài 1)
Bùi Thị Ngân
Thứ 6, 07/07/2023 14:00
0
Chống khai thác IUU là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách đang được các cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh tập trung quyết liệt.
Nhiệm vụ cấp bách
Ngày 30/12/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) ra Văn bản số 8947 về việc tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển, quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC trong năm 2023.
Lực lượng bộ đội biên phòng trực tiếp tuyên truyền phổ biến các quy định về đánh bắt hải sản trên biển cho bà con ngư dân.
Bộ NN-PTNT đề nghị, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trước mắt chống khai thác IUU đó là: Tập trung nguồn lực đảm bảo ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; Quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá; Thực hiện việc xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; Thực thi pháp luật, xử lý vi phạm hành chính; Bố trí đủ nguồn lực thực hiện và thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát cơ quan, lực lượng chức năng và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU; Tiếp tục thông tin, tuyên truyền, vận động cộng đồng ngư dân ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ các quy định pháp luật về IUU, phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan kịp thời phát hiện, tố giác, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU.
Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát tàu, thuyền đánh bắt trên biển.
Hà Tĩnh được xem là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển khai thác thủy sản với chiều dài bờ biển 137km, trên 20 con sông lớn nhỏ đổ ra 4 cửa biển. Hiện, tỉnh này có khoảng gần 3000 tàu cá các loại, trong đó, có 510 chiếc hoạt động ở vùng lộng (chiều dài từ 12m đến dưới 15m), 107 chiếc hoạt động ở vùng khơi (có chiều dài từ 15m trở lên), 2.352 tàu còn lại công suất nhỏ (có chiều dài dưới 12m) hoạt động gần bờ.
Hơn 5 năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (chống khai thác IUU) tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành hàng loạt chỉ thị, văn bản, Kế hoạch yêu cầu các sở ngành, chính quyền huyện, xã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chống khai thác IUU.
Được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các ngư dân đã ý thức được phải tuân thủ các quy định về đánh bắt hải sản, góp phần gỡ thẻ vàng IUU.
Ông Lê Đức Nhân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho biết, đến nay dù còn nhiều việc phải làm nhưng thực tế quá trình khai thác trên biển của ngư dân Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực: Không có tàu cá nào vi phạm ngư trường khai thác vùng biển nước ngoài; Các tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ được hình thành, thu hút sự tham gia của đông đảo ngư dân, tạo thành lực lượng nòng cốt phối hợp với cơ quan chức năng đảm bảo an ninh trên biển, ngăn chặn tàu cá sử dụng chất nổ, ngư lưới cụ cấm khai thác thủy sản.
Đặc biệt, ngư dân đã có nhận thức nghiêm túc và tuân thủ việc khai báo tàu ra, vào cảng; ghi nhật ký khai thác; lắp thiết bị giám sát hành trình; giám sát tàu cá và sản lượng bốc dỡ qua cảng...
“Chúng tôi có một nhóm zalo, bao gồm thành viên Ban chỉ đạo IUU tỉnh, huyện, xã; đặc biệt là các chủ tàu cá liên tục trao đổi thông tin về công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp của cơ quan chức năng; nhắc nhở duy trì kết nối tín hiệu thiết bị giám sát hành trình hàng ngày, hàng giờ. Vì vậy, các hành vi tàu cá vi phạm trên biển thường được phát hiện, ngăn chặn kịp thời”, ông Nhân nói.
Nỗ lực tuyên truyền
Sau nhiều nỗ lực, đến đầu năm 2023, toàn tỉnh Hà Tĩnh hoàn thành đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá Quốc gia cho 2.957 tàu cá, trong đó tàu có chiều dài lớn nhất từ 6 đến dưới 12m là 2.340 chiếc (79,1%); tàu cá chiều dài lớn nhất từ 12 đến dưới 15m là 510 chiếc (17,3%) và tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên là 107 chiếc (3,6%). Có 2.898/2.957 tàu cá thực hiện việc đánh dấu tàu, kẻ vẽ biển số đúng quy định, đạt trên 98%; 2.957/2.957 tàu cá đã được cấp giấy phép khai thác thủy sản đạt 100%, trong đó 2.415/2.957 có Giấy phép còn hạn sử dụng (đạt 81,67%). Riêng yêu cầu lắp thiết bị giám sát hành trình, hiện còn 6 tàu cá chưa lắp đặt do hư hỏng, nằm bờ không hoạt động khai thác thủy sản trên biển.
Các đơn vị biên phòng tuyến biển tăng cường kiểm tra kiểm soát tuyên truyền nhắc nhở ngư dân chấp hành các quy định.
Theo lãnh đạo Sở NN&PTNN Hà Tĩnh, sau nhiều nỗ lực, tỉnh này đã có nhiều chuyển biến nhận thức cũng như những thay đổi trong việc chấp hành quy định Luật Thủy sản của ngư dân rất đáng được biểu dương song nó chưa đủ với những yêu cầu nghiêm ngặt của Ủy ban châu Âu (EC) trong việc chống thai thác IUU. Chỉ nói riêng việc ghi nhật ký khai thác, dù bà con ngư dân đã chủ động ghi, nộp nhật ký, báo cáo khai thác nhưng do trình độ một số người dân còn hạn chế nên thông tin ghi trong nhật ký khai thác vẫn còn sai sót nhiều.
Theo ông Nhân, tàu cá của ngư dân Hà Tĩnh chủ yếu là tàu nhỏ, đánh bắt ven bờ nên việc kiểm soát 100% tàu xuất, nhập bến khai báo tại đồn, trạm Biên phòng gặp nhiều khó khăn.
Trước nguy cơ “thẻ vàng chưa gỡ, thẻ đỏ đã rút”, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh nhận định, trong trường hợp bị rút “thẻ đỏ”, thủy sản Việt Nam sẽ “đóng băng” toàn bộ. Ngoài thị trường châu Âu, nguy cơ các châu lục khác quay lưng với thủy sản Việt Nam cũng rất cao. Lúc này, những địa phương có thủy sản trực tiếp xuất khẩu sẽ gánh chịu thiệt hại đầu tiên, sau đó là sự đình trệ trong khai thác của hàng triệu ngư dân, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, suy thoái; sản phẩm khai thác về khó tiêu thụ, giá cả bấp bênh…, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân.
Ngư dân thực hiện nghiêm túc việc khai báo nhật ký xuất cảng, cập cảng.
Ông Lê Anh Đức, Phó Trưởng phòng nông nghiệp huyện Nghi Xuân cho rằng, việc kiểm soát đội tàu nhỏ đánh bắt ven bờ khai báo tại đồn, trạm biên phòng là cực kỳ khó, bởi gần 700 chiếc tàu nhỏ của 8 xã ven biển trên toàn huyện khi vươn khơi không đi qua các đồn, trạm biên phòng trên địa bàn.
Hiện, địa phương này đang giao 2 tổ đồng quản lý nghề cá xã Xuân Yên và Xuân Liên theo dõi, cập nhật, báo cáo hoạt động khai thác của các tàu thành viên trong tổ đồng quản lý hàng ngày cho cơ quan chức năng. Đồng thời, vận động xã Cương Gián thành lập thêm một tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ nhằm phát huy vai trò phối hợp cùng ngành chức năng trong thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU.
Hoạt động đánh bắt IUU (trong tiếng Anh là Illegal, unreported and unregulated fishing, viết tắt là IUU) có nghĩa là hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lí. Đây là hoạt động đánh bắt cá trái với các biện pháp bảo tồn và quản lí ở khắp nơi trên thế giới.
IUU là các hoạt động đánh bắt cá hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định. Theo Hội đồng Liên minh châu Âu (EC), hoạt động này là một trong những hoạt động gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường biển, tính bền vững của các đàn cá và tình hình kinh tế -xã hội của ngư dân. Theo đó, EC ban hành quy định số 1005/2008 vào tháng 9/2008 nhằm thiết lập hệ thống trong cộng đồng phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ các hoạt động khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
* Bài 2: Truy quét tàu giã cào (Mời quý độc giả đón đọc bài viết vào lúc 14h ngày 8/7 trên Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin)
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Trần Văn Thời tổ chức Hội nghị triển khai, quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU của ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về tăng cường thực hiện một số giải pháp cấp bách, trọng tâm chuẩn bị nội dung làm việc với Đoàn thanh tra của ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Lễ công bố quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy sau sáp nhập tại Hà Tĩnh không chỉ là sự kiện hành chính đơn thuần, đây còn là dấu mốc chuyển mình mạnh mẽ trong nỗ lực xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiện đại và gần dân hơn.
7,97ha diện tích khu vực biển vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao cho Công ty Cổ phần cảng Hoành Sơn trong vòng 60 năm để làm vùng nước trước cầu cảng, phục vụ kết nối cầu cảng Bến số 4.
Quanh năm làm không đủ ăn, chưa bao giờ bà Thuỷ dám mơ xây được căn nhà kiên cố cho các con ở. Nhưng giờ đây, điều đó đã trở thành sự thật. Bà là một trong hàng nghìn hộ được hỗ trợ xây nhà trong chương trình xoá nhà tạm tại Hà Tĩnh.
Được miễn thi tốt nghiệp THPT do khuyết tật bẩm sinh, song nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Vũ Quang, Hà Tĩnh) vẫn quyết tâm tham gia kỳ thi THPT để thử sức, đặt viên gạch đầu tiên thực hiện ước mơ.
Chỉ trong chưa đầy một giờ tối 5/7, mưa lớn kèm sấm khiến nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng ngập sâu, hàng trăm công nhân phải gửi xe lại ven đường, lội nước về nhà trong đêm.
UBND phường Trấn Biên đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên nhiều lĩnh vực như trật tự xây dựng, lấn chiếm lòng lề đường, xả rác bừa bãi... nhằm lập lại kỷ cương đô thị, tạo nền tảng ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Cầu Thạch Nham là điểm đen tai nạn giao thông. Việc đầu tư xây mới cầu là rất cấp thiết, vừa đảm bảo an toàn, vừa kết nối thuận tiện từ đồng bằng lên miền núi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho người dân trong vùng.
Hà Nội siết chặt công tác an toàn thực phẩm phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, quyết ngăn chặn thực phẩm bẩn ngay từ gốc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Sau khi thanh toán hóa đơn tiền điện của tháng 6, nhiều người dân lên tiếng thắc mắc tại sao tiền điện lại cao bất thường. Trước những thông tin này, Công ty Điện lực Quảng Trị đã có những lý giải về nguyên nhân để người dân hiểu rõ vấn đề.
Thoạt nhìn loài cây này có vẻ đẹp ma mị, bí ẩn, thu hút sự hiếu kì của nhiều người ưa khám phá thực vật trên thế giới. Đây là một trong những giống cây rất hiếm mà cả Sách đỏ thế giới và Việt Nam đặt vào tình trạng nguy cấp, được bảo vệ nghiêm ngặt.
Hai cha con người Ấn Độ khi vào rừng kiếm củi đã bị một con gấu lười điên cuồng lao vào tấn công, cướp đi mạng sống của cả hai và khiến một kiểm lâm bị thương.
Chưa có bình luận. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này.