GS.Phùng Hồ Hải khẩn thiết đề nghị Phó Thủ tướng xem xét lại thi trắc nghiệm hoàn toàn môn Toán

GS.Phùng Hồ Hải khẩn thiết đề nghị Phó Thủ tướng xem xét lại thi trắc nghiệm hoàn toàn môn Toán

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 2, 04/11/2019 | 10:02
2
Mới đây, GS. Phùng Hồ Hải công khai bức thư khẩn thiết đề nghị Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xem xét lại việc thi trắc nghiệm hoàn toàn môn Toán và nhiều môn học trong kỳ thi THPT Quốc gia, bởi sẽ gây hại lớn đối với sự nghiệp chấn hưng giáo dục.

Cụ thể, nhân việc ĐBQH Dương Minh Ánh nêu lại vấn đề thi trắc nghiệm tại nghị trường Quốc hội, GS. Phùng Hồ Hải, Viện trưởng viện Toán học Việt Nam, đã công bố trên trang cá nhân của mình toàn văn bức thư ông đã gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hồi tháng 7/2018, để góp ý về mô hình thi trắc nghiệm hoàn toàn môn Toán và nhiều môn khác trong kỳ thi THPT Quốc gia.

Giáo dục - GS.Phùng Hồ Hải khẩn thiết đề nghị Phó Thủ tướng xem xét lại thi trắc nghiệm hoàn toàn môn Toán

ĐBQH Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) phát biểu tại nghị trường về thi trắc nghiệm môn Toán.

Viện trưởng viện Toán học Việt Nam cho biết, đây là lá thư riêng ông gửi Phó Thủ tướng và đã được hồi âm là chuyển bộ GD&ĐT xem xét, nên ông không định công khai nội dung bức thư.

 ĐBQH Dương Minh Ánh đề xuất không thi trắc nghiệm môn toán

“Nhưng tôi không thể an lòng nhìn con trai tôi luyện thi trắc nghiệm. Với trách nhiệm phụ huynh, tôi phải làm gì đó cho con mình”, GS. Phùng Hồ Hải giải thích.

Mở đầu bức thư, GS. Phùng Hồ Hải viết: “Tôi viết thư này gửi anh như một lời kêu cứu khẩn thiết của một nhà khoa học đối với tương lai của nền khoa học nước nhà. Trong vòng 2 năm qua, những lo lắng của tôi về mô hình thi trắc nghiệm đối với môn Toán tại kỳ thi THPT ngày càng chất chứa. Những gì ban Chấp hành hội Toán học Việt Nam khuyến cáo bộ GD&ĐT vào cuối năm 2016 đã thành hiện thực. Hơn thế nữa, nhiều điều mà chúng tôi khi đó đã dự đoán nhưng vì sự cẩn trọng mà không dám tuyên bố cũng đã thành sự thực”.

Ông thẳng thắn đặt vấn đề: “Để phát triển lâu dài và bền vững thì chấn hưng giáo dục là yếu tố tiên quyết. Điều này tất nhiên anh hiểu hơn ai hết. Nhưng tôi rất buồn mà nói với anh rằng, mô hình thi trắc nghiệm một trăm phần trăm tại kỳ thi tốt nghiệp THPT đối với môn Toán và một số môn khác là sai lầm, hết sức sai lầm và có hại lớn đối với sự nghiệp chấn hưng giáo dục”.

Tạo “lỗ hổng” quay cóp công khai, trắng trợn

Bức thư được GS. Phùng Hồ Hải gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vào 19/7/2018. Đó là thời điểm bộ GD&ĐT mới rà soát, xác minh xong điểm thi bất thường ở Hà Giang, thậm chí, cơ quan điều tra còn chưa khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can nào ở địa phương này. Các vụ việc gian lận điểm thi ở Sơn La, Hòa Bình chưa hề bị phát giác. Thế nhưng trong thư, ông đã dự liệu: “Chắc chắn Hà Giang không phải là địa phương duy nhất xảy ra tiêu cực trong thi cử”.

Theo Viện trưởng viện Toán học Việt Nam, về mặt logic, sử dụng mô hình thi trắc nghiệm khách quan là phương thức có vẻ hợp lý hơn cả để thỏa mãn các mục tiêu mà Chính phủ đặt ra cho kỳ thi THPT Quốc gia là hiện đại hóa quy trình thi cử, giảm tiêu cực, giảm chi phí, giảm vất vả cho người dân, đồng thời đưa việc thi cử về cho địa phương quản lý.

Vấn đề là sai ở xuất phát điểm, khi mà mô hình này được áp dụng cho một kỳ thi mà tỷ lệ đỗ bị khống chế lên đến hơn 90%, đồng thời, kết quả đó lại được sử dụng để tuyển sinh vào đại học. Một kỳ thi mà gần như tất cả đều đỗ thì việc tổ chức là hoàn toàn không có ý nghĩa. Hơn nữa, với một kỳ thi như vậy, đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc là điều không thể thực hiện được.

“Việc dùng biện pháp trắc nghiệm để tránh quay cóp chỉ khiến cho người ta quay cóp một cách công khai, trắng trợn hơn mà thôi. Những vụ việc đã được phát giác tại Hà Giang là minh chứng cho điều này. Chắc chắn Hà Giang không phải là địa phương duy nhất xảy ra tiêu cực trong thi cử. Như vậy, khi dùng biện pháp chống tiêu cực một cách không thích hợp, vô tình chúng ta lại ép người ta phải tiêu cực mạnh hơn, và hệ lụy của nó không nằm ở trong mục tiêu đỗ tốt nghiệp nữa. Vì kỳ thi còn có mục tiêu thứ hai, là xét tuyển đại học”, ông viết.

Vị Giáo sư cảnh báo, nếu cứ tiếp tục áp dụng máy móc, thiếu cân nhắc, thiếu chuẩn bị các mô hình nước ngoài vào Việt Nam thì chắc chắn dẫn tới thất bại. “Chúng ta đều hiểu rằng khó khăn lớn nhất của thực tế Việt Nam là vấn đề “con người” chứ không phải vấn đề “cơ chế”. Rất nhiều cơ chế rất hay ở nước ngoài có thể thất bại một cách ngớ ngẩn ở Việt Nam.

Đơn cử, trong ngành giáo dục, chúng ta đã thất bại với mô hình “tuyển thẳng học sinh giỏi vào đại học”, thất bại với phong trào “nói không với tiêu cực”, và đang thất bại với mô hình thi THPT Quốc gia. Rõ ràng đây là những mô hình cơ chế được thực hiện ở các nước tiên tiến cứ đưa về ta là hỏng và gây hiệu quả nghiêm trọng”, GS. Phùng Hồ Hải phân tích.

Lý giải vì sao các mô hình ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực dịch vụ thì thành công nhưng đưa vào giáo dục thì thất bại, GS. Phùng Hồ Hải viết: “Bản chất của các thành công này, trên nền của công nghệ, chỉ nằm ở hai chữ: công khai và có kiểm soát. Nhưng việc tổ chức kỳ thi THPT vừa qua, mặc dù sử dụng công nghệ, lại đi ngược với nguyên lý này. Toàn bộ quy trình xây dựng đề thi, tổ chức thi, coi thi, chấm thi đều không đáp ứng yếu tố công khai và có kiểm soát (mặc dù về hình thức thì có vẻ là có).

Và hệ quả của sự mất kiểm soát, trên nền công nghệ, là sự gian lận có thể thực hiện ở phạm vi chóng mặt. Thay vì sửa điểm cho một vài học sinh, người ta sửa cho hàng trăm và mức sửa thực sự là không có giới hạn. Có những bài thi được sửa tới hơn một ngàn phần trăm”.

Hệ quả đào tạo sinh viên “không có mấy chữ trong bụng”

Trong thư, GS. Phùng Hồ Hải đưa ra những khó khăn đòi hỏi sự chuẩn bị lâu dài và rất kỹ lưỡng trong việc tổ chức thi trắc nghiệm đối với một kỳ thi trên diện rộng. Một đề thi trắc nghiệm tốt khi nó phù hợp được với số đông học sinh dự thi, theo nghĩa đánh giá, phân loại được học sinh ở mức độ chính xác nhất định.

“Với các đề thi Toán khó như năm nay (2018 - PV), đến những người có thể nói là siêu giỏi về giải Toán sơ cấp cũng phàn nàn là không giải nổi, câu hỏi đặt ra là việc tổ chức ra đề đã đúng quy trình chưa? Tôi dám khẳng định là chưa. Rất mong anh chỉ đạo điều tra việc này một cách kỹ lưỡng. Chắc phải dùng tới Thanh tra Nhà nước, kết hợp với chuyên gia thì may ra mới làm rõ được”, ông chỉ ra.

GS. Phùng Hồ Hải nhấn mạnh, tác hại lớn nhất của kỳ thi liên quan đến mục tiêu thứ hai của nó, là xét tuyển vào đại học. Cho dù Chính phủ và bộ GD&ĐT nói rằng đây không phải là mục tiêu của kỳ thi, thì thực tế kết quả của nó đang được các trường sử dụng để xét tuyển và việc tổ chức nó cũng đang được thực hiện chủ yếu nhằm mục đích này. Đây chính là lý do mà 2 năm trước, ban Chấp hành hội Toán học Việt Nam đã kịch liệt phản đối chủ trương thi trắc nghiệm.

Theo ông, riêng đối với môn Toán, năng lực đầu vào của các sinh viên hiện nay đang ở mức báo động. Do đối phó với kiểu thi tốt nghiệp, sinh viên hoàn toàn không được chuẩn bị các kiến thức Toán học căn bản để có thể tiếp thu các kiến thức ở bậc đại học. Đó là chưa kể đến, do chất lượng đề thi mà người ta không chọn được đúng học sinh có năng lực. Ngoài ra, thời gian học đại học đang bị rút ngắn. Hệ quả là chúng ta sẽ phải cho ra trường những sinh viên “không có mấy chữ trong bụng”.

Vị Giáo sư dẫn chứng: “Tôi đã từng chứng kiến nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Toán thuộc lòng các định lý toán như thuộc thơ, và cũng như thơ, các em nhớ nhầm vài chữ trong đó. Đó mới là điều đáng ngại nhất. Vì sinh viên là nguồn lực quan trọng nhất trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ lần thứ tư này”.

Không phù hợp kỳ thi mang tính tuyển chọn

GS. Phùng Hồ Hải đã nhắc lại trong thư một số quan điểm mà ban Chấp hành hội Toán học Việt Nam đã bày tỏ, sau khi biết bộ GD&ĐT áp dụng mô hình thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với môn toán trong kỳ thi THPT Quốc gia.

Theo đó, mô hình trắc nghiệm về cơ bản chỉ phù hợp với các kỳ thi dạng đánh giá năng lực, không phù hợp với các kỳ thi mang tính tuyển chọn. Thực tế ở Mỹ, mặc dù kỳ thi SAT được tổ chức hết sức chuyên nghiệp, cũng chỉ có một tỷ lệ các trường đại học sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển vào đại học, và họ cũng chỉ sử dụng kết quả này như một tiêu chí.

Giáo dục - GS.Phùng Hồ Hải khẩn thiết đề nghị Phó Thủ tướng xem xét lại thi trắc nghiệm hoàn toàn môn Toán (Hình 2).

GS. Phùng Hồ Hải.

Việc tổ chức thi trắc nghiệm ngay trong năm 2016 là vội vàng, các kinh nghiệm dựa trên việc tổ chức thi trắc nghiệm ở đại học Quốc gia Hà Nội, nhưng các kỳ thi trắc nghiệm ở đó chưa được tổng kết, đánh giá. Vì thế, đề nghị chưa áp dụng thi trắc nghiệm hoàn toàn môn Toán trong kỳ thi THPT Quốc gia.

Ông bày tỏ bức xúc: “Riêng đối với môn Toán, tôi khẳng định rằng không ai ngoài những nhà Toán học, đang giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu, có đủ uy tín và thẩm quyền quyết định về mô hình thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Hơn ai hết, chúng tôi hiểu cần phải dạy Toán như thế nào, phải kiểm tra những nội dung gì trong Toán học. Nhưng mọi chuyện đều được quyết định bởi những người thiếu hiểu biết, không đáng là học trò của chúng tôi về lĩnh vực Toán học ở bộ GD&ĐT, không hề tham vấn các nhà Toán học”.

GS. Phùng Hồ Hải khẳng định: “Tôi viết thư này không nhằm mục đích chỉ trích. Tôi suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để có thể cải thiện tình hình. Và tôi thú thực là một mình tôi cũng không đưa ra được phương án cụ thể khả thi nào cho các anh để cứu vãn tình thế.

Thay vào đó, tôi nghĩ rằng Chính phủ cần tổ chức gấp các hội thảo để rút kinh nghiệm công tác thi cử và đưa ra các biện pháp cho năm tới. Tất nhiên, hội nghị hội thảo của chúng ta xưa nay không thiếu, vấn đề là những ai tham dự và ý kiến có được lắng nghe?

Tôi chỉ xin có một ý kiến. Đối với những vấn đề liên quan tới chuyên môn Toán học, xin hãy lắng nghe những nhà Toán học”.

Dưới đây là một phần trích thư GS. Phùng Hồ Hải gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 19/7/2018:

“Thưa anh Đam, 2 kỳ thi đã trôi qua, đồng nghĩa với gần 2 triệu thí sinh đã phải học phải ôn thi đáp ứng yêu cầu ''trắc nghiệm".

Hai năm qua, 2 triệu em học sinh đó, cùng các thầy các cô phải tìm đủ cách học thuộc lòng khái niệm, tập luyện các mẹo mực nhằm loại trừ các phương án để chọn phương án hợp lý nhất, luyện tập sử dụng máy tính cầm tay để giải phương trình, để tính tích phân mà không cần biết những nguyên lý cơ bản của toán học, không hề được dạy về phương pháp tư duy toán học. Toán học phổ thông đối với đại đa số các em là một sự hành xác, cốt để đạt được điểm cao tại kỳ thi.

Tôi không tính tới chi phí xã hội cho các hoạt động luyện thi, học thêm dạy thêm nhằm vào mục đích thi cử, vì nói cho cùng đó là sự luân chuyển tiền từ vùng này sang vùng khác, chúng ta cũng chưa tới mức phải dùng ngoại tệ để mời chuyên gia nước ngoài tới luyện thi đại học. Tuy nhiên, tôi đau xót với sự lãng phí thời gian, tuổi trẻ của con em chúng ta, như anh thấy đấy, mỗi năm gần 1 triệu cháu”.

Gian lận điểm thi THPT: Không thể dễ dàng đến mức “nhờ xem điểm” mà lại đi nâng điểm!

Thứ 5, 24/10/2019 | 07:38
Liên quan vụ gian lận điểm thi tốt nghiệp THPT ở Sơn La, ĐBQH Phạm Văn Hòa cho rằng, không thể dễ dàng đến mức “nhờ xem điểm” mà lại đi nâng điểm! Điều này không hợp lý.

Thi THPT Quốc gia trên máy tính, nhiều lần trong năm: Tiến trình tất yếu

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:44
Vừa qua, bộ GD&ĐT đề xuất phương án thi THPT Quốc gia mới và lộ trình thực hiện sau năm 2020, trong đó, đáng chú ý là phương thức tổ chức thi trên máy tính nhiều lần trong năm. Phương thức này được nhiều chuyên gia đánh giá là tiến trình tất yếu.

Hé lộ những nguyên nhân làm thay đổi kết quả bài thi trắc nghiệm sau phúc khảo thi THPT Quốc gia 2019

Thứ 5, 01/08/2019 | 19:38
Tổng hợp báo cáo từ các Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi kết quả sau phúc khảo so với ban đầu của các bài thi trắc nghiệm.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Cần trang bị kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Khoảng 7,8% số nạn nhân thương vong do tai nạn giao thông ở độ tuổi trẻ em, tương đương 2.100 em nên vấn đề an toàn khi tham gia giao thông cho trẻ em đang được rất nhiều người quan tâm.

Chủ tịch hội đồng Trường Quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh

Thứ 5, 28/03/2024 | 23:01
Cơ quan chức năng đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) do nợ thuế thu nhập cá nhân.

Lâm Đồng: Triển khai mô hình Cổng trường an toàn giao thông

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:31
Nhằm đảm bảo ATGT tại các trường THPT, Công an Tp.Bảo Lộc triển khai mô hình Cổng trường ATGT và Tổ tự quản đảm bảo TTATGT tại các trường học.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Bộ GD&ĐT cho biết qua kiểm tra, một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đúng quy định.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

HLV Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu dự lễ cưới Quang Hải-Thanh Huyền

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Trong lễ cưới của Quang Hải - Chu Thanh Huyền được tổ chức ở nhà trai (Đông Anh, Hà Nội), có sự tham dự của vị khách đặc biệt Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu.

Lập chợ cho phụ nữ đơn thân tại Cần Thơ: Dân mạng hào hứng tranh luận

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:37
Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết đang liên hệ với chủ đầu tư về việc thành lập chợ dành cho phụ nữ đơn thân.

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hôm nay có mưa to, gió lớn?

Thứ 6, 29/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (29/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.