Hà Nội: Phát triển vùng phát thải thấp theo "vết dầu loang"

Hà Nội: Phát triển vùng phát thải thấp theo "vết dầu loang"

Nguyễn Hữu Thắng

Nguyễn Hữu Thắng

Thứ 5, 24/07/2025 23:03

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội cho biết, xây dựng vùng phát thải thấp tại Hà Nội sẽ triển khai như “vết dầu loang”, từ khu vực trung tâm và mở rộng dần ra.

Đây là thông tin được Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết tại buổi làm việc với phường Cửa Nam về triển khai vùng phát thải thấp chiều ngày 24/7.

Theo đó, ông Sơn nhấn mạnh, Nghị quyết về vùng phát thải thấp và trung tâm công nghiệp văn hóa… có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để xây dựng không khí sạch, không gian sạch thì mới phát triển được văn hóa du lịch và đô thị. Để có những yếu tố sạch đó thì phải xây dựng vùng phát thải thấp.

Tại Hà Nội, các yếu tố phát thải cao trong không khí hiện nay không chỉ có do riêng phương tiện giao thông. Tuy nhiên thực hiện Chỉ thị 20 của Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, Hà Nội phải có giải pháp căn cơ để hạn chế từng bước, tiến tới cấm phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong Vành đai 1 để xây dựng vùng phát thải thấp.

Thành phố lựa chọn thí điểm với cửa phường Cửa Nam để triển khai như "vết dầu loang", từ khu vực trung tâm và mở rộng dần ra. Và từ một điểm thực hiện tốt nhân rộng ra các địa bàn khác để đạt mục tiêu cả Vành đai 1 đạt phát thải thấp. Quá trình từng bước chắn chắn bởi nếu đồng loạt thực hiện quá rộng, dàn trải thì khả năng thành công sẽ thấp.

Hà Nội: Phát triển vùng phát thải thấp theo "vết dầu loang"- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn làm việc với phường Cửa Nam về triển khai vùng phát thải thấp (Ảnh: PN).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố nhấn mạnh: "Chúng ra còn khoảng 1 năm để thực hiện theo mốc thời gian mà Chỉ thị 20 đã nêu, do đó, việc xây dựng đề án của Hà Nội phải có lộ trình cụ thể tính theo tháng và đặc biệt đề ra được giải pháp căn cơ như cơ chế hỗ trợ, hạ tầng xe điện, chất lượng thiết bị, tuyên tuyền vận động người dân… Trong đó, lưu ý đến việc không đột ngột cấm các phương tiện để tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân".

Báo cáo về những nội dung phường Cửa Nam đã triển khai, Phó Chủ tịch Thường trực UBND phường Cửa Nam Nguyễn Tùng Lâm cho biết, phường có dân số 52.000 người, số lượng phương tiện giao thông có 18.200 xe các loại; 15 tuyến buýt hoạt động thường xuyên.

Với việc xác định hoạt động giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải lớn các chất ô nhiễm không khí ở Hà Nội, phường Cửa Nam định hướng thiết lập hạ tầng giám sát giao thông trong vùng phát thải thấp; thiết lập hạ tầng thông tin, biển báo vùng phát thải thấp; thực hiện không sử dụng xe mô tô, xe gắn động cơ chạy bằng nhiên liệu hóa thạch từ 1/7/2026 theo tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị 20;

Các chính sách và biện pháp hỗ trợ chuyến đổi phương tiện xe máy chạy xăng sang xe máy điện cho các đôi tượng sinh sông và làm việc trong vùng phát thải thấp; tiếp tục đẩy mạnh phát triển giao thông phi cơ giới trong khu vực phát thải thấp;

Hiện nay, phường đang tích cực phối hợp với đơn vị tư vấn để tiếp tục thực hiện công tác thu thập thông tin dữ liệu lập Đề án vùng phát thải thấp trên địa bàn phường (phạm vi dự kiến thực hiện trên toàn bộ địa bàn phường Cửa Nam hiện nay). Dự kiến hoàn thành công tác lập Đề án trước ngày 20/09/2025.

Hà Nội: Phát triển vùng phát thải thấp theo "vết dầu loang"- Ảnh 2.

Các đơn vị đang thu thập thông tin dữ liệu lập Đề án vùng phát thải thấp trên địa bàn phường Cửa Nam (Ảnh: Hữu Thắng).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội đề nghị các đơn vị soạn thảo đề án xây dựng kế hoạch các nội dung như phạm vi áp dụng, giải pháp thực hiện, lộ trình thực hiện...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội cũng lưu ý Nghị quyết về vùng phát thải thấp lần này không chỉ xoáy riêng vào xe máy, phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà phải mở rộng đối tượng áp dụng.

Tầm nhìn của Nghị quyết phải rộng và dài, toàn diện bởi phát thải còn có cả các yếu tố khác. Ngoài ra, Nghị quyết phải có tính khoa học và thực tiễn, đồng thời chia ra từng giai đoạn với mục tiêu là để nội đô xanh sạch, phát triển văn hóa, du lịch; phân vùng và vẽ lại bản đồ vùng phát thải chi tiết.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh việc xây dựng Nghị quyết lần này phải làm ngay và gắn với Luật Thủ đô. Tuy Sở Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan chủ trì nhưng cũng là câu chuyện của toàn thành phố.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.