Kinh nghiệm xử lý “bom tiền điện” sinh hoạt của Hàn Quốc

Kinh nghiệm xử lý “bom tiền điện” sinh hoạt của Hàn Quốc

Thứ 4, 08/05/2019 | 09:43
3
Vào mùa hè, cũng giống như ở Việt Nam , tiền điện sinh hoạt phải trả của dân Hàn Quốc cũng tăng vọt.Nhưng khác, là ở sự ứng xử của các bộ, ngành liên quan.


Mấy năm nay, vào mùa hè, tiền điện sinh hoạt tăng vọt cũng đang trở thành một chủ đề nóng bỏng trong dư luận Hàn Quốc. Thời tiết oi bức làm cho nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng theo, đặc biệt là đối với các thiết bị điện như điều hòa.

Và cũng y hệt như ở Việt Nam, vấn đề gây tranh cãi chính là cách tính tiền điện sinh hoạt theo bậc thang lũy tiến: “càng dùng nhiều thì đơn giá điện càng tăng.”

Những hàng hóa, dịch vụ thông thường được tính theo một đơn giá nhất định, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, và nếu lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ tăng gấp đôi thì tiền chi trả cũng tăng gấp đôi. Tuy nhiên, giá điện sinh hoạt hộ gia đình lại áp dụng theo bậc thang lũy tiến. Cách tính này chia lượng điện tiêu thụ thành các mức nhất định, nếu vượt qua mức này thì đơn giá điện sẽ tăng theo cấp số nhân. Biểu giá điện lũy tiến cũng chia làm 6 bậc như ở Việt Nam. Hiểu nôm na, dù lượng điện tiêu thụ của gia đình đó chỉ tăng gấp đôi, nhưng số tiền điện họ phải trả cuối tháng lại tăng hơn gấp đôi, có khi gấp ba, gấp bốn. Dân Hàn Quốc gọi sự tăng vọt này là “bom tiền điện”, thậm chí nhiều trường hợp đã kiện Tổng công ty điện lực Hàn Quốc (KEPCO) để phản đối cách tính hóa đơn tiền điện lũy tiến như vậy.

Vậy các bộ ngành liên quan đến điện và giá điện sinh hoạt bên Hàn Quốc đã ứng phó như thế nào?

Ngay từ hồi mùa hè năm 2015, khi dân tình Hàn Quốc bắt đầu kêu ca vì chi phí tiền điện tăng vọt, Bộ Công nghiệp, thương mại và tài nguyên Hàn Quốc (chức năng như Bộ Công Thương của Việt Nam), đã giảm giá điện trong mùa hè năm ấy để “đỡ gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp.”
Theo đó, giá điện sinh hoạt ở một số bậc lũy tiến sẽ giảm trong 3 tháng 7, 8, 9 (là khoảng thời gian có lượng sử dụng máy điều hòa tăng mạnh), và áp dụng mức giá trung bình khoảng 8.300 won (khoảng 7,6 USD)/tháng, giảm tối đa 11.000 won (khoảng 10 USD) mỗi tháng đối với hộ gia đình 4 người. Mặt khác, Chính phủ cũng hỗ trợ tới 8.000 won (7,3 USD) giá điện hàng tháng cho khoảng 860 nghìn hộ gia đình nghèo như các đối tượng nhận trợ cấp sinh hoạt tối thiểu của Chính phủ.

Những ưu đãi trên có tổng giá trị là khoảng 630 tỷ won (gần 600 triệu USD) cho người dân.

Năm 2016, Chính phủ Hàn Quốc cũng giảm giá điện sinh hoạt trong 3 tháng hè, từ tháng 7 tới tháng 9. Trong 3 tháng này, Chính phủ bổ sung 50 kWh vào mỗi bậc của biểu giá nhằm giảm nhẹ gánh nặng tiền điện cho người dân. Theo ước tính của Chính phủ, điều chỉnh này sẽ giúp giảm 20% tiền điện bình quân của 22 triệu hộ gia đình toàn Hàn Quốc.
Ngoài ra, Chính phủ lập một nhóm công tác đặc biệt về điều chỉnh hệ thống tính giá điện để đưa ra đối sách mang tính dài hạn.

Sau mấy năm liên tục nắng nóng, năm 2018, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định coi nắng nóng như một thảm họa, và lập đối sách liên quan, như tạm thời giảm giá điện cho người dân. Thủ tướng của họ đã nhấn mạnh nắng nóng kéo dài sẽ làm gia tăng gánh nặng về tiền điện và chỉ thị Bộ Công nghiệp, thương mại và tài nguyên, xem xét có biện pháp quan tâm đặc biệt nhằm giảm thiểu gánh nặng này cho người dân.

Chính giới Hàn Quốc cũng nhất trí phải coi tình trạng nắng nóng ở mức thảm họa, quyết định xúc tiến sửa đổi luật liên quan, để quy định nắng nóng cũng là thiên tai.

"Luật cơ bản về sự cố, thảm họa và quản lý an toàn” hiện hành của Hàn Quốc, không bao gồm nắng nóng trong các loại hình thiên tai, khiến cho công tác phòng ngừa, quản lý, cảnh báo và bồi thường thiệt hại liên quan tới nắng nóng còn gặp nhiều hạn chế.

 Thiết nghĩ, kinh nghiệm của Hạn Quốc rất đáng được tham khảo.Tại sao Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực (EVN) -  thay vì việc luân phiên giải thích cho quần chúng nhân dân vì sao chi phí tiền điện của họ tăng vọt, đổ tại khách quan - không triển khai phương án  hỗ trợ, chia sẻ gánh nặng cho cho người dùng? Tại sao phải đợi đến khi Thủ tướng chính phủ yêu cầu thì các cơ quan này mới chịu  lại lặp lại quy trình chậm rãi giống y hệt với  nhiều sự việc khác: Triển khai kiểm tra rà soát, giám sát, kết luận, công khai, họp bàn xem xét điều chỉnh?
 Xem ra, dù việc tăng giá điện sinh hoạt là cần thiết và bất khả kháng, thì cách ứng xử của các cơ quan liên quan vẫn rất cần được rút kinh nghiệm.

Vũ Thủy

Tiền điện tháng 4 tăng vọt: Thanh tra 100% hóa đơn bất thường

Thứ 2, 29/04/2019 | 19:30
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo thanh tra 100% các trường hợp hoá đơn tiền điện tăng cao bất thường và các điện lực phải giải quyết, phản hồi trong 24 giờ từ khi nhận được phản ánh.

“Thủ phạm” trong mùa hè gây tăng hóa đơn tiền điện

Thứ 4, 24/04/2019 | 16:28
Một gia đình sử dụng bình thường khoảng gần 600.000 đồng tiền điện, hóa đơn vào mùa nóng có thể tăng lên tới hơn 1,2 triệu đồng. Nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng cao dẫn đến sản lượng điện tăng đột biến vào mùa hè.

Lý giải nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao

Thứ 3, 16/04/2019 | 14:25
Sau khi nhận được ý kiến người dân phản ánh tiền điện của gia đình tháng này tăng so với tháng trước, đại diện của EVN HANOI đã đưa ra những phản hồi chính thức về vấn đề này.
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Những sợi tóc không bâng quơ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Xưa, nhà tôi ở khu tập thể, nhà tranh tre nứa lá, chủ nhật mà nắng là ngày các cô công nhân gội đầu. Chuẩn bị gội đầu công phu lắm.