Hàng loạt nơi

Hàng loạt nơi "kêu" thiếu giáo viên, cần giải quyết bài toán ra sao?

Thứ 6, 26/08/2022 | 19:00
0
Tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Lương thấp có phải mấu chốt khiến các giáo viên "dứt áo ra đi"?

"Méo mặt" tìm giáo viên

Thời gian qua nhiều địa phương thiếu giáo viên trầm trọng, chia sẻ liên quan đến vấn đề này, ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, dẫn thực trạng tại địa phương: Trong năm học 2022-2023, Nghệ An vẫn thiếu trên dưới 6.000 giáo viên. Với tình trạng này, việc triển khai và bảo đảm chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, tại Bình Dương, từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022, đã có 527 giáo viên nghỉ việc, phần lớn vì thu nhập chưa bảo đảm cuộc sống. Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương, thông tin năm học 2022-2023 đưa vào sử dụng thêm 11 trường, trong đó một THCS và 10 mầm non ngoài công lập. Số học sinh dự kiến tăng 29.000, tập trung tại các địa bàn có nhiều khu công nghiệp. Để theo kịp mức tăng của sĩ số học sinh, Bình Dương cần tuyển bổ sung hơn 3.000 giáo viên, trong đó tiểu học cần 1.200 người, THCS 1.300, THPT 118 và mầm non 465 người.

Quảng Trị rơi vào tình cảnh thiếu giáo viên đã nhiều năm, đặc biệt tại huyện miền núi Hướng Hóa, khi một số trường tiểu học thiếu giáo viên khiến học sinh khối lớp 3, lớp 4 không được học môn tiếng Anh.

Ông Hoàng Văn Sơ, Phó trưởng phòng GD&ĐT H.Hướng Hóa, cho biết địa phương còn thiếu hơn 150 giáo viên, trong đó một số trường thiếu cục bộ và Phòng GD&ĐT đang rà soát lại đội ngũ để điều chỉnh, đồng thời đề xuất cấp trên bổ sung số lượng còn thiếu.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, đến thời điểm này, Quảng Trị đang thiếu 513 giáo viên ở tất cả các cấp học. Trong đó, bậc tiểu học thiếu nhiều nhất, đặc biệt với 2 môn tin học và tiếng Anh. Năm học trước, có 44 trường (trong tổng số 149 trường học trên địa bàn) không có giáo viên tin học và nhiều trường chưa đủ giáo viên dạy môn tiếng Anh. Cá biệt, có 7 trường học cấp tiểu học chưa có giáo viên dạy môn tiếng Anh, trong đó ở H.Vĩnh Linh có 3 trường, ở H.Hướng Hóa có 4 trường. Bước sang năm học mới 2022-2023, khi 2 môn tin học và tiếng Anh từ môn tự chọn thành môn bắt buộc, việc thiếu giáo viên càng khiến ngành giáo dục thêm lo.

Tại Thanh Hóa thiếu 10.276 giáo viên các cấp học (tỉ lệ thiếu 19%) theo quy định của Bộ GD&ĐT. Còn tại Cà Mau, năm học 2022 - 2023 khi tiếng Anh, tin học trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3, tỉnh thiếu khoảng 100 giáo viên dạy tin học nhưng lại không thể tuyển vì không có biên chế. Trước mắt, tỉnh phải liên kết với các trường dạy nghề để hợp đồng có thời hạn giáo viên dạy bộ môn này.

Trước thực trạng thiếu giáo viên hằng năm, UBND Tp.Biên Hòa đều tổ chức tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục theo nhu cầu thực tế của Phòng GD&ĐT. Tuy nhiên, một số bộ môn dự tuyển có số lượng đăng ký ít so với nhu cầu tuyển dụng như: Giáo viên mầm non, giáo viên các bộ môn địa, tin học, sinh, sử, nhạc, mỹ thuật…

Năm học 2022-2023, Tp.Biên Hòa có 223 trường học với hơn 242,5 ngàn học sinh (tăng hơn 10,9 ngàn học sinh so với năm học trước). Trong đó có 130 trường mầm non, 57 trường tiểu học, 35 trường THCS, 1 trường TH-THCS. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 426 nhóm trẻ tư thục, 8 trường liên cấp do Sở GD-ĐT quản lý…

Giáo dục - Hàng loạt nơi 'kêu' thiếu giáo viên, cần giải quyết bài toán ra sao?

Những tỉnh, thành thiếu nhiều giáo viên nhất cũng nằm trong top các địa phương có tỷ lệ học sinh trên một giáo viên cao nhất. Ảnh minh họa.

Tỷ lệ học sinh trên giáo viên

Tại Thông tư 28 năm 2020 về Điều lệ trường tiểu học, Bộ GD&ĐT quy định mỗi lớp học không quá 35 học sinh do một giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Do đặc thù dạy theo từng môn và tiết học, Bộ không đặt định mức số học sinh trên một giáo viên với THCS và THPT, nhưng một lớp cũng không quá 45 học sinh.

Dù tỷ lệ học sinh trên giáo viên (theo lý thuyết) chưa vượt khung của Bộ, việc một giáo viên phải phụ trách số học sinh ngày càng nhiều đặt ra vấn đề về việc đảm bảo chất lượng giáo dục, nhất là tại các đô thị lớn khi học sinh đông và tăng nhanh, nhiều lớp lên tới 50-60 học sinh.

Trước đó, trong báo cáo tổng kết năm học 2021-2022 mới đây, Bộ GD&ĐT thừa nhận tỉ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đáng chú ý là thiếu giáo viên tiếng Anh, tin học (ở cấp tiểu học) và thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật (bậc THPT). Một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng, chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở các địa bàn khó khăn. Một số nơi còn phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên làm việc kiêm nhiệm công tác phòng dịch dẫn tới lao động giáo viên chịu nhiều áp lực.

Theo TS Vũ Minh Đức, do năm học mới đã cận kề, để bảo đảm đủ giáo viên triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành trực thuộc trung ương về việc tổ chức tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định 72-QĐ/TW, bổ sung cho năm học 2022-2023.

Việc tuyển dụng, sử dụng biên chế giáo viên cần thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho cơ sở giáo dục ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, về lâu dài, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.

Cùng với việc tuyển dụng, sử dụng biên chế giáo viên, các địa phương cần chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Các tỉnh, thành phố cần xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và đồng bộ với giải pháp khác.

TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (GD&ĐT), cho biết tại Quyết định 72 của Bộ Chính trị, ngành giáo dục các địa phương được giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ năm 2022-2026. Riêng năm học 2022 - 2023 được giao bổ sung hơn 27.800 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Lương "quá thấp"

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập trung bình tháng của những người làm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (năm 2020) là 7,05 triệu đồng. Nhóm này đã gồm cả các cán bộ và giảng viên đại học, nên mức trung bình này cao hơn thu nhập thực tế của giáo viên phổ thông, mầm non.

Từ góc độ chuyên gia, PGS.TS Trần Thị Thái Hà, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đánh giá công tác dự báo, xây dựng kế hoạch, chiến lược "chưa chuẩn chỉ", dẫn tới việc đào tạo giáo viên chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Đến hết năm học 2020-2021, cả nước thiếu hơn 94.700 giáo viên, chủ yếu là giáo viên cho các môn học mới cấp tiểu học, THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới và giáo viên mầm non các tỉnh vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cả nước cũng thừa cục bộ hơn 10.300 giáo viên ở từng cấp học.

"Chúng ta vừa thiếu, vừa thừa, cung chưa phù hợp với cầu. Vì vậy, công tác dự báo phải chuẩn, đào tạo phải hướng tới nhu cầu thực tiễn mới giảm thiểu được tình trạng này", bà Hà nói.

Theo các nhà giáo dục, lương "quá thấp" là một trong những yếu tố lớn làm ngành giáo dục khó tuyển người, cũng là lý do chính khiến giáo viên bỏ việc.

Ngày khai giảng năm học (5/9) năm 2019, cô Bùi Thị Nhàn, giáo viên trường Tiểu học Hoằng Thái (Thanh Hóa) gửi đơn xin nghỉ việc. Cô Nhàn công tác trong ngành giáo dục 12 năm nhưng đồng lương không đảm bảo cuộc sống, khiến cô phải tìm việc làm thêm. "Công việc đó đã giúp kinh tế gia đình tôi ổn định và phát triển tốt, nhưng lại chiếm khá nhiều thời gian và cùng lúc tôi không thể làm tốt cả hai công việc", cô Nhàn viết trong đơn.

Hay cô Lê Thị Liễu, một giáo viên từng dạy Địa lý tại một THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đi đến quyết định cuối cùng là nghỉ việc sau 20 năm giảng dạy. Nguyên do là chuyện mà ai cũng biết: Lương quá thấp.

Câu chuyện của cô Nhàn, cô Liễu không phải hiếm gặp trong ngành giáo dục.

Trúc Chi (t/h theo Thanh Niên, Vnexpress, Người Lao Động)

Nhiều giáo viên nghỉ việc do lương quá thấp "không đủ nuôi mình"

Thứ 7, 13/08/2022 | 07:00
Trong năm học mới 2022-2023, nhiều địa phương đồng loạt "kêu" thiếu giáo viên.

Chương trình GDPT 2018: Thiếu giáo viên, sách giáo khoa chưa phù hợp

Thứ 6, 12/08/2022 | 10:40
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn tăng nhiều bậc trong các xếp hạng thế giới.

Lương nhân viên y tế, giáo dục thấp, cải cách theo hướng nào?

Thứ 3, 09/08/2022 | 20:56
Trước thực trạng thu nhập của viên chức ngành y tế, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn vì đồng lương ít ỏi, theo đó cần sớm cải cách tiền lương.

Thừa giáo viên Toán, Ngữ văn, thiếu giáo viên Tin học, nghệ thuật

Thứ 6, 25/02/2022 | 16:55
Nghịch lý vừa thừa vừa thiếu giáo viên cần sớm được tháo gỡ, với những quy định hiện hành, tổng thu nhập của giáo viên so với mức sống hiện nay vẫn còn khó khăn.
Cùng tác giả

Ngắm căn nhà 52m2 đẹp lung linh của vợ chồng trẻ khiến ai nhìn cũng ngưỡng mộ

Thứ 5, 03/06/2021 | 07:00
Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng đã xây thành ngôi nhà đẹp như resort cao cấp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thích thú.

Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè từ 17h hôm nay

Thứ 2, 03/05/2021 | 14:42
Từ 17h hôm nay (3/5), Chủ tịch Hà Nội quyết định, tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè để phòng, chống Covid-19.

Ấm lòng cái cúi đầu cảm ơn giữa đường của cậu bé

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:03
Hành động đẹp và nhân văn của cậu bé khi khoanh tay, cúi người cảm ơn tài xế ô tô nhường đường làm lay động trái tim của bao người.

Dự báo thời tiết: Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ 5, 05/11/2020 | 11:17
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.

Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy

Thứ 3, 27/10/2020 | 17:38
Bão số 9 là cơn bão rất mạnh, dự kiến sẽ ảnh hưởng tới đất liền trong đêm 27/10 và rạng sáng 28/10. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là miền Trung nước ta.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Tuyển sinh 2024: Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:29
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024, với chi tiết các mốc thời gian xét tuyển.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Miền Bắc chính thức đón "cơn mưa vàng" giải nhiệt, xua tan nắng nóng

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:35
Đêm qua và sáng sớm nay (18/4), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ mưa vừa, mưa to.