Hãy nhìn đời bao dung sẽ thấy thanh thản

Hãy nhìn đời bao dung sẽ thấy thanh thản

Thứ 4, 21/07/2021 | 07:00
0
Mấy hôm nay, kể từ lúc có người bạn từ TP.Hồ Chí Minh gửi cho một bài viết có tên: “Hãy tỉnh ngộ đi, sự bất lực của y tế Việt Nam!”, khiến tôi trăn trở mãi.

Trước hết, tôi cứ tin đó là bài viết của một người tự xưng là bác sỹ, có những điều trăn trở về cách thức chống dịch đang diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh (và cũng là phổ biến ở nước ta hiện nay). Về nỗi lo chậm trễ trong việc dịch bệnh được dập tắt, thì cũng cho tôi được đồng cảm với bài viết, cũng chỉ mong muốn toàn dân ta đồng lòng để chống dịch thành công, sớm mang lại sự bình an cho xã hội- điều bất cứ ai cũng mong ngóng.

Thứ hai, nội dung bài viết nêu: “Lúc đầu chưa ai biết phải chống dịch Covid-19 như thế nào, thì có thể chúng ta đã chọn đúng. Nhưng nay sau gần 2 năm, thì rõ là đang trở nên ngày càng sai quá rồi!”. Đọc kỹ xuống đoạn dưới, tôi thấy bài viết hầu như xoay quanh bài bác giải pháp xét nghiệm và giải pháp giãn cách xã hội hiện nay, và coi đó là sai, sai quá. Cách nhìn như vậy, cá nhân tôi thấy quá sai lầm và lạc lõng khi cả xã hội đã và đang dùng nhiều biện pháp mạnh đề chống lại đại dịch Covid-19.

Tại sao vậy? theo tôi hiểu, ngay từ cuối năm 2019, khi dịch bệnh xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc. Khi đó, một trong những giải pháp rất khó khăn, khi họ đưa ra quyết định phong tỏa. Bạn thử tưởng tượng xem, một thành phố 10 triệu dân mà phong tỏa, cách ly như thế, biết bao khó khăn đã và sẽ xảy ra. Đúng là việc làm chưa hề có, và hệ lụy sẽ như thế nào, nếu đó là quyết định không đúng?

Trên thực tế, nhiều nước sau đó, trong đó có Việt Nam cũng đã áp dụng phương pháp này: Phong tỏa nơi có nguy cơ cao, trên cơ sở đó để tìm ra nguồn gốc lây bệnh, chữa trị kịp thời cho người mắc, tránh lan rộng ra cộng đồng. Mặt hạn chế là khó khăn cho người dân nơi thực hiện giãn cách, phong tỏa nên rất cần được người dân đồng cảm và thông cảm, nhưng mặt được là nếu có tình huống phát bệnh sẽ tập trung nguồn lực để chữa trị và dập tắt dịch trong phạm vi hẹp. Nếu không có giải pháp đó, người mang mầm bệnh, mặc dù chưa phát bệnh vẫn có thể lây lan cho người khác, khi lây lan ra diện rộng thì thảm họa thật là khôn lường.

Biện pháp khoanh vùng dập dịch này tiết kiệm nguồn lực rất nhiều vì đất nước ta còn nghèo. Nhiều nước cho đến lúc này vẫn coi đây là giải pháp hữu hiệu nhất, dù không hẳn là đã được tất cả đồng tình, ủng hộ. Trên thực tế, giải pháp này đã được người dân Việt Nam đồng tình. Vĩnh Phúc hay Hà Nội… cũng đều vượt khỏi dịch từ những đợt trước theo cách này.

Hiện tại, phương pháp này không sai. Có chăng, nên phát hiện từ sớm được và khoanh vùng trúng, không tràn lan thì đỡ hậu quả hơn. Không thể nói trước kia đúng, sau gần hai năm trở nên sai quá.

Thứ ba, bài viết tự  đặt vấn đề là chống dịch thế nào? và chỉ ra hiện trạng: “Bệnh nhân nặng thì cần thầy thuốc chuyên sâu, vaccine chưa đủ để tiêm đại trà”… tuy vậy, bài viết giễu cợt việc phòng dịch bằng xét nghiệm là “ngoáy mũi”. Tôi ngạc nhiên khi bài viết phát minh ra một cách chống dịch- như nguyên văn tác giả viết là: “Họ chống dịch bằng nghị quyết”.

Từ đó, bài viết chỉ ra cách ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định theo cách suy luận cá nhân của người viết. Cũng từ đó bêu riếu, công kích thân thế cá nhân một con người cụ thể đang làm chuyên môn để chống dịch. Xin khẳng định rằng cái quy trình chống dịch mà bài viết tưởng tượng ra đó là không đúng. Thậm chí có thể nói rất sai. Không ai quyết định một vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh của hàng chục triệu người lại có thể hời hợt như thế được. Từ Chính phủ đến các bộ, ngành và các tỉnh; từ trung ương đến địa phương đều phải cân nhắc rất kỹ, hành động tập thể dựa trên luận cứ khoa học và tình hình thực tế trước khi ra quyết định, nhất là những việc như hiện nay toàn dân ra sức đồng lòng chống dịch.

Xi nhan Trái Phải - Hãy nhìn đời bao dung sẽ thấy thanh thản

TP.HCM triển khai tiêm vaccine phòng chống Covid-19 (ảnh: Sở Y tế TPHCM).

Thứ tư, con số 10.000 người có chuyên môn, từ trung cấp đến sinh viên các trường của Việt Nam được điều động vào trợ giúp các tỉnh thành phía Nam người viết mỉa mai để “chụp hình”, “hô khẩu hiệu” và “ngoáy mũi”, “chọc que”… từ đó lấy cớ  phỉ báng tinh thần chi viện.

Cái nhìn này như mũi tên độc gây phân biệt chia rẽ vùng miền, phủ nhận sự giúp đỡ của cộng đồng, rất xa lạ với truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam. Điều này đã bị dư luận lên án là tư duy lạc hậu.

Thứ năm, tôi hiểu việc phun thuốc khử trùng khu vực phát hiện có người mắc covid-19, đúng là không trực tiếp diệt được virus này (hiển nhiên là như vậy, vì nếu diệt được thì nó đã là thuốc điều trị rồi). Tuy nhiên, khu vực có F0 khi khử trùng đồng thời cũng bị phong tỏa ít nhất 14 ngày, sẽ hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường và phát sinh bệnh dịch khác. Vậy nên, việc phun thuốc diệt khuẩn là cần thiết, không thể như bài viết suy diễn là để tiêu tiền một cách lãng phí của dân đâu.

Thứ sáu, hãy nhìn toàn hệ thống chính trị của chúng ta vào cuộc: từ xét nghiệm cho dân, đưa đi cách ly khi có nguy cơ cao, rồi tập trung chữa trị từ khi mắc bệnh đến khi khỏi bệnh và tiếp tục hướng dẫn cách ly sau khi ra viện… tất cả các quy trình mục đích cốt lõi là bảo vệ sức khỏe của người dân.

Thứ bảy, về việc mua vaccine và cơ chế nhận viện trợ vaccine có những quy định của nó, và người nắm cuộc chơi này không ở bên mua. Thị trường lúc này thuộc về thị trường bên bán. Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển khác đều có những khó khăn riêng trong việc tiếp cận vaccine, kể cả sẵn tiền. Bằng nỗ lực của mình, Chính phủ Việt Nam đã có thể đảm bảo kế hoạch 150 triệu liều vaccine để chủng ngừa cho nhân dân, bằng những chiến dịch thần tốc. Với cái nhìn khách quan cũng không khó để nhận ra những nỗ lực phi thường đó. Không thể phủ nhận những gì Chính phủ đã làm cho nhân dân trong những đợt dịch vừa qua. Cộng với sự đồng thuận của toàn xã hội, biểu hiện qua tự nguyện đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp vào quỹ phòng chống covid đã được phát động, được cả hàng chục nghìn tỷ đồng- là minh chứng rõ nhất sự đồng tâm chống dịch.

Thay vì “hắt nước lạnh” vào nỗ lực chung của toàn xã hội, người viết nhân danh bác sỹ kia hãy nhìn lại mình đã đóng góp được gì cho công cuộc phòng chống dịch. Người có tâm phê bình mang tính xây dựng nhận về sự trân trọng, người vô tâm, thậm chí vô cảm chọn kiểu “ném đá cho vui” chắc chắn sẽ gặp cơn cuồng lộ của dư luận.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

TS. Nguyễn Huy Thám

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Số 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tối 19/7:Thêm 2.180 ca mắc COVID-19, nâng số mắc trong ngày lên 2.180 ca

Thứ 2, 19/07/2021 | 21:00
Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 19/7 cho biết có 2.180 ca mắc, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 1.539 ca. Tổng số mắc trong ngày hôm nay là 4.195- thấp hơn ngày hôm qua gần 1.800 ca. Trong hôm nay có 380 bệnh nhân khỏi.

Hà Nội: Chợ Đồng Xuân cửa đóng then cài phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 19/07/2021 | 21:16
Thực hiện Công điện 15 của UBND TP.Hà Nội, ngày 19/7 đơn vị quản lý chợ Đồng Xuân (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã cho đóng cửa hơn 2.150 không thiết yếu.
Cùng tác giả

Sự ra đi của Phi Nhung ngẫm về điều tử tế

Thứ 4, 29/09/2021 | 18:38
Giữa “bão” sao kê, rối ren từ thiện như dây thừng của showbiz Việt thì sự ra đi của ca sĩ Phi Nhung như dấu chấm dôi ngân dài nhắn nhủ về điều tử tế.

Điểm cao chưa chắc đã mừng!

Thứ 6, 17/09/2021 | 18:08
Các trường Đại học lần lượt công bố điểm chuẩn tuyển sinh năm 2021, cái giật mình trong tôi là điểm các trường đều rất cao. Điểm cao có đồng nghĩa với chất lượng cao, liệu có đáng mừng hay vẫn lo?

Thanh xuân đời, thanh xuân Báo

Thứ 3, 02/03/2021 | 06:00
Chúng tôi, những người Đời sống & Pháp luật đã dành cả thanh xuân thắp lên ngọn lửa để hôm nay tờ báo đã bước sang tuổi trưởng thành, hoàn thiện và phát triển.

Trạm BOT mà biết nói năng…

Chủ nhật, 17/02/2019 | 06:00
Hết thời các doanh nghiệp hồ hởi, nhiệt tâm xin đầu tư làm dự án đường BOT. Các dự án mới giờ thưa thớt hẳn, còn dự án cũ đang thu phí đó đây bị các lái xe phản ứng về giá cả, chặng thu phí không hợp lý. Có thời gian, BOT thành chuyện “nóng” từ Bắc tới Nam.

Rồng đỏ U23 Việt Nam hãy làm tan chảy tuyết trắng Thường Châu

Thứ 7, 27/01/2018 | 10:14
U23 Việt Nam bước vào trận đấu chung kết bằng tinh thần quả cảm, khát khao chiến thắng, người hâm mộ mang “chảo lửa” Mỹ Đình đến tiếp sức sẽ tạo ra sức nóng khủng khiếp tan chảy tuyết trắng Thường Châu.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.