Hé lộ bí mật cuốn nhật ký của một người thế hệ “xếp bút nghiên lên đường”

Hé lộ bí mật cuốn nhật ký của một người thế hệ “xếp bút nghiên lên đường”

Thứ 5, 18/06/2020 | 06:30
0
Chuẩn bị bước vào năm cuối đại học, chàng sinh viên Nguyễn Xuân Thuần gác sách vở, bút nghiên nộp đơn tình nguyện vào chiến trường Quảng Trị. Trong chiếc balo, ngoài quân tư trang, chàng trai trẻ không quên đem theo sách, giáo trình và cả cuốn nhật ký…

Từ giảng đường thanh bình tới chiến trường khốc liệt

Một ngày cuối tháng Năm, chúng tôi tìm về xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, Hà Nội tìm gặp ông Nguyễn Xuân Thuần (SN 1949) - người thuộc thế hệ “Xếp bút nghiên lên đường cầm súng/Học người xưa đi cứu non sông”. Ông Thuần là chiến sĩ của Sư đoàn 308, Trung đoàn 228 bảo vệ cầu Hàm Rồng cuối năm 1971. Sau đó, ông được cử đi huấn luyện và chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Ông đón chúng tôi bằng nụ cười tươi rói và cái bắt tay ấm tình của người lính từng xông pha trận mạc. Ở tuổi 71, ông Thuần vẫn rất nhanh nhẹn, hoạt bát, đôi chân và đôi tay còn rất rắn chắc. Có lẽ, những năm tháng tôi luyện ở chiến trường đã giúp ông có được nguồn sức lực dồi dào và sự dẻo dai ấy.

Văn hoá - Hé lộ bí mật cuốn nhật ký của một người thế hệ “xếp bút nghiên lên đường”

Ông Thuần chia sẻ câu chuyện về cuốn nhật ký thời chiến.

Nhắc lại những năm tháng tuổi trẻ, ông Thuần bồi hồi nhớ lại: “Năm 1967, tôi đỗ vào trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đúng với nguyện vọng học xong sẽ về xây dựng quê hương. Chuẩn bị bước sang năm cuối, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ bước vào giai đoạn căng thẳng, nhu cầu chi viện cho các mặt trận phía Nam trở nên cấp bách. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng”, tôi cũng như hàng ngàn, hàng vạn thanh niên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền Bắc khi đó đã viết đơn tình nguyện tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị năm 1971. Khi ấy, gác lại việc học để lên đường chiến đấu, mỗi thanh niên đều mang trong mình một thông điệp sâu sắc, là tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.”.

Cầm trên tay cuốn sổ ố màu thời gian, ông Thuần hào hứng “khoe”, những ngày trong quân ngũ, ông đã lưu lại  kỷ niệm một thời máu lửa, bom đạn trong cuốn nhật ký này. Bao nhiêu năm qua, ông vẫn luôn giữ gìn cẩn thận, bởi nó là kỷ niệm của một thời trai trẻ. Ông kể: “Tôi bắt đầu viết nhật ký từ ngày đầu tham gia chiến dịch, khi đơn vị xuất phát từ Xuân Mai đến ngày 15/10/1972, ngày kết thúc chiến dịch Quảng Trị”.

Với ông Thuần, việc viết nhật ký trở thành thói quen từ khi bước chân vào trường đại học cho đến trước và sau khi tham gia chiến dịch Quảng Trị. Ông muốn ghi lại những ý nghĩ, kỷ niệm, câu chuyện về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, hết sức đời thường của người lính trẻ.  Nó đã giúp ông thêm ý chí và nghị lực, sự kiên cường, bất khuất trong những năm tháng khói lửa chiến tranh.

“Có lần đang ngồi trên mâm pháo viết thì có báo động, địch đến, tôi liền nhanh chóng buông bút, cầm súng chiến đấu; có đêm tình cờ gặp được người bạn cùng quê ở gần nhà; hồi ức trong những lần chiến đấu với địch bị thương, nằm bất tỉnh hay những nỗi niềm nhớ quê hương, gia đình, người thân, bạn bè tôi đều ghi lại”, ông Thuần kể.

Chúng tôi cầm cuốn nhật ký trên tay nhưng không biết bắt đầu đọc từ đâu, có những con số, ký hiệu, mật mã chúng tôi không tài nào hiểu được. Đem điều này thắc mắc với ông Thuần, ông cười vang bảo những điều đó tạo nên tính độc đáo, nét riêng biệt ở cuốn nhật ký.

Ông kể: “Khi tham gia chiến đấu ở chiến trường, có thể hy sinh hoặc rơi vào tay kẻ thù bất cứ lúc nào, để bảo mật thông tin nên tôi viết bằng nhiều ngôn ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Anh, bên cạnh đó tôi sử dụng nhiều mật mã, ký hiệu đặc biệt. Trong cuốn nhật ký, tôi ghi cả ngày tháng âm lịch, dương lịch và dùng phép tính cộng để ra thời gian viết mà sau này chỉ có tôi mới có thể giải mã được. Ngoài ra, cuốn sổ đặc biệt ở chỗ, các trang lẻ được lần lượt viết xuôi, các trang chẵn lần lượt được viết ngược trở lại đến trang cuối cùng cũng là lúc kết thúc chiến dịch Quảng Trị”.

Lửa nhiệt huyết qua mỗi trang nhật ký

Để hiểu hết được những ký hiệu, mật mã mà chỉ một mình ông Thuần biết, chúng tôi đã phải nhờ ông “phiên dịch”. Ông bảo để tôi đọc lại một đoạn về cái ngày chiến đấu ác liệt cho nghe: “Sáng sớm ngày 16/4/1972 là ngày chiến đấu ác liệt trong Quảng Trị, đơn vị tôi đã bị địch tấn công bằng pháo. Nhiều đồng đội bị thương khi giao chiến với máy bay Mỹ, trong đó có tôi. Chiếc áo vẫn còn dấu tích vết đạn khi địch bắn bị thương, mã số ký hiệu để nhận biết 5710517 - 54/12/5”. Đó là những dòng chữ được viết lại sau khi ông tỉnh dậy trong bệnh viện dã chiến.

Văn hoá - Hé lộ bí mật cuốn nhật ký của một người thế hệ “xếp bút nghiên lên đường” (Hình 2).

Cuốn nhật ký của ông Thuần.

Ông Thuần tiếp tục kể lại những kỷ niệm không thể nào quên trong những năm tháng khói lửa ở chiến trường Quảng Trị. Ông bảo, nhớ nhất là lần tình cờ gặp lại người anh hàng xóm ngay trong chiến trường bom đạn: “Khoảng 10h đêm khi đang nằm trên xe chở đạn bỗng nghe thấy giọng quê mình. Lúc đó tôi tưởng mình nhớ quê quá mà sinh ra ảo giác vậy. Nhưng tôi cất tiếng hỏi, hóa ra người đó chính là người anh cạnh nhà. Hai anh em gặp nhau mừng rỡ khôn xiết. Tôi lấy trong ba lô bộ quần áo mới được phát còn chưa sử dụng lần nào đưa anh, nhờ anh gửi cho cho mẹ tôi và nhắn nhủ với bà tôi vẫn khỏe”.

Dù sống trong những ngày gian khó, luôn đối mặt với bom đạn hàng ngày nhưng điều đó không làm nhụt ý chí, tinh thần của người lính. Những giây phút nghỉ ngơi, ông cùng đồng đội của mình viết thư gửi về cho gia đình, bạn bè, người thương hay sáng tác thơ. Chàng sinh viên “xếp bút nghiên lên đường ra trận” Nguyễn Xuân Thuần  đọc lại những vần thơ đầy hào khí của chí trai với non sông mãi không phai:

“Ở chốn rừng xanh, vẫn nhớ trường

Bốn năm gửi lại mấy thân thương

Nhớ thầy dạy học buổi hôm sớm

Như bạn chung đường chung gió sương”

(Trích thơ: Nhớ trường)

Văn hoá - Hé lộ bí mật cuốn nhật ký của một người thế hệ “xếp bút nghiên lên đường” (Hình 3).

Những bài thơ ông Thuần viết trong thời chiến.

Rời quân ngũ năm 1975, ông Nguyễn Xuân Thuần trở về miền Bắc và tiếp tục việc học hành còn dang dở tại trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Sau đó, ông công tác ngay tại ngôi trường mình theo học cho đến khi nghỉ hưu. Sau 43 năm luôn cất giữ cuốn sổ nhật ký cùng những kỷ vật thời lính trẻ, ông Thuần quyết định trao tặng lại những kỷ vật đó cho Bảo tàng Hà Nội.

Cán bộ sưu tầm tại Bảo tàng Hà Nội - Thạc sĩ Kiều Tuấn Đạt - người tiếp nhận kỷ vật của ông Thuần chia sẻ: “Mỗi hiện vật, kỷ vật đều có câu chuyện, kỷ niệm, ký ức riêng. Cuốn nhật ký đã gắn bó với ông Thuần như người bạn đường, người tri kỷ. Đó là nơi người lính trẻ năm xưa bộc bạch nỗi niềm cảm xúc cũng như ghi lại những kỷ niệm nơi chiến trường khốc liệt để các thế hệ sau hiểu cha, ông mình đã sống và chiến đấu như thế nào”.

“Cuốn nhật ký chiến trường Quảng Trị cùng những kỷ vật khác của ông Thuần sẽ chính thức được bảo tàng Hà Nội nghiên cứu đưa vào trưng bày, giới thiệu tới khách tham quan trong nước và quốc tế vào năm 2021. Những câu chuyện nhỏ trong nhật ký là tài liệu quý giá đối với người trẻ hôm nay - thế hệ chưa từng trải qua chiến tranh và đang tìm hiểu về cội nguồn”.

Phong Linh - Bá Di

Người cựu chiến binh chạy xe ôm đi tìm kỷ vật chiến tranh tặng bảo tàng

Thứ 6, 27/07/2018 | 11:36
Đã dành một phần cuộc đời mình cho chặng đường kháng chiến nhiều gian khổ, khi trở về cuộc sống hòa bình, cựu chiến binh Mai Văn Đề vẫn ngày ngày sưu tầm kỷ vật thời chiến, tặng cho bảo tàng.

Người cựu chiến binh “tiếp lửa” cho thế hệ trẻ bằng những kỷ vật

Chủ nhật, 20/05/2018 | 18:15
Có một người cựu chiến binh già vẫn luôn đau đáu những kỷ niệm về đồng đội và những năm tháng ngục tù đã qua. Với nỗi niềm trăn trở, ông đã lên đường tìm lại những kỷ vật còn sót lại của đồng đội để thắp lên ngọn lửa tri ân với những người đã nằm xuống…

Hơn 60 năm giữ kỷ vật của cha từ chiến trường Điện Biên Phủ

Thứ 2, 07/05/2018 | 18:55
Đã hơn 60 năm nay, chiếc bồ tải gạo của cha đem về từ chiến trường Điện Biên Phủ được ông Nguyễn Cơ Sở gìn giữ cẩn thận. Với mong muốn giữ mãi cho muôn đời sau, ông Sở đã quyết định hiến tặng kỷ vật này cho bảo tàng Quân Khu IV.
Cùng tác giả

Video: Chiến sa Mỹ chặn đầu, tìm cách bao vây xe quân sự của Nga ở Syria

Thứ 6, 19/06/2020 | 20:47
Căng thẳng giữa lực lượng quân sự của Mỹ và Nga tiếp tục leo thang ở khu vực Đông Bắc Syria. Xe quân sự của 2 bên liên tục có các hành vi chặn đường, khiêu khích lẫn nhau.

Video: Chiêm ngưỡng quy trình máy bay chiến đấu nạp nhiên liệu trên không

Thứ 6, 19/06/2020 | 09:41
Trong trường hợp máy bay chiến đấu hết nhiên liệu, không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, một máy bay khác sẽ được điều động đến hỗ trợ, nạp nhiên liệu trực tiếp cho máy bay chiến đấu ngay trên không.

Video: Máy bay ném bom Tu-95 của Nga "chạm mặt" F-22 khi bay lượn gần biên giới Mỹ

Thứ 7, 13/06/2020 | 20:00
Bộ chỉ huy không quân Mỹ đã lập tức điều động chiến đấu cơ F-22 đến vùng biển Alaska khi phát hiện máy bay ném bom Tu-95 xuất hiện gần biên giới nước này.

Video: Cận cảnh xe tuần tra của Nga đụng độ "nóng" chiến sa của Mỹ trên đất Syria

Thứ 6, 12/06/2020 | 21:33
Đoạn video ngắn ghi lại quá trình đối đầu căng thẳng giữa đoàn tuần tra của Nga và xe quân sự của quân đội Mỹ ở khu vực Đông Bắc Syria.

Chồng Tây của siêu mẫu Hà Anh: Người cùng một nền văn hóa còn khác biệt, nói gì Tây và Việt

Thứ 5, 11/06/2020 | 09:03
Xuất thân từ xứ sở sương mù, chàng trai đam mê phiêu lưu bỗng một ngày bén duyên với đất nước hình chữ S. Chàng trai này quyết định dừng chân nơi đây khi lỡ sa vào ánh mắt của người con gái Việt Nam. Xây dựng gia đình mới ở chốn xa lạ, chàng rể Tây nhận ra chẳng tiêu chuẩn nào từ phía Đông hay Tây thực sự quan trọng.
Cùng chuyên mục

“Ku Bi” con trai Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dancesport thế giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:40
“Cậu cả” nhà Khánh Thi - Phan Hiển khiến bố mẹ “nở mày nở mặt” khi tiếp tục giành thành tích cao nhất tại một cuộc thi khiêu vũ quốc tế dành cho thiếu nhi.

Hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT; Sẵn sàng cấp cứu khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5...

Lương Bích Hữu lấn sân điện ảnh, "ngộp thở" trong Án mạng lầu 4

Thứ 3, 23/04/2024 | 16:21
Gương mặt "thân quen" Trương Thế Vinh và “tân binh điện ảnh” Lương Bích Hữu lần đầu kết hợp màn ảnh rộng trong dự án Án mạng lầu 4 của đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn.

Sở hữu khối tài sản hơn 300 tỷ, cuộc sống hiện tại của "Đường Tăng nhí thả cá" Thái Viễn Hàng thế nào?

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Lựa chọn nghỉ đóng phim để kinh doanh, Đường Tăng thuở nhỏ của Tây Du Ký 1986 Thái Viễn Hàng có một cuộc sống vô cùng viên mãn bên mỹ nhân Chân Hoàn Truyện.

Hồng Hài Nhi có thân thế ra sao mà Tôn Ngộ Không cũng phải "rén"?

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:02
Hồng Hài Nhi là con trai Ngưu Ma Vương và Thiết Phiến Công Chúa, tường tu tại Hỏa Diệm sơn 300 năm nên luyện được Tam Muội Chân Hỏa.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 23/4/2024: Hôm nay trời dịu mát hay nắng nóng?

Thứ 3, 23/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (23/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Dự báo nắng nóng gay gắt bao trùm khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ sắp tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:00
Theo chuyên gia dự báo thời tiết, nắng nóng sẽ bao trùm khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024: Hôm nay thời tiết có mát mẻ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (24/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 23/4: Đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Thứ 3, 23/04/2024 | 06:00
Đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp; Đã có 29 ca tử vong do bệnh dại tại 17 địa phương...

Hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT; Sẵn sàng cấp cứu khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5...