Hé lộ lý do Hoàng đế Pháp Napoleon mở liên minh xâm chiếm Nga như thế nào

Hé lộ lý do Hoàng đế Pháp Napoleon mở liên minh xâm chiếm Nga như thế nào

Trương Mạnh Kiên
Thứ 4, 25/03/2020 | 10:00
0
Sau khi nhiều lần bị Nga làm phật ý, bao gồm cả việc cầu hôn các công chúa Nga không thành, Hoàng đế Pháp Napoleon đã quyết định xâm chiếm Nga.
Hồ sơ - Hé lộ lý do Hoàng đế Pháp Napoleon mở liên minh xâm chiếm Nga như thế nào

Tranh vẽ Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte của họa sĩ Jacques-Louis David.

Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte (1769-1821) là nhân vật có tham vọng kiểm soát toàn bộ lục địa châu Âu. Sự kiểm soát này không chỉ là về mặt chính trị thông qua các chiến dịch quân sự thành công mà còn kiểm soát cả về biển và cảng biển thương mại quan trọng.

Tờ RBTH của Nga đã chỉ ra những lý do khiến Napoleon muốn xâm chiếm nước Nga trong kế hoạch của mình.

Napoleon muốn “nghiền nát” nước Nga lúc đó

Năm 1807, Hoàng đế Alexander I của Nga và Napoleon đã ký Hiệp ước Tilsit, chấm dứt Chiến tranh Liên minh thứ tư (Nga, Phổ, Saxony, Thụy Điển và Anh chống lại Đế quốc Pháp) với chiến thắng dành cho Pháp.

Theo Hiệp ước Tilsit được ký giữa Pháp và Phổ, nhà vua Phổ đã nhượng lại gần một nửa lãnh thổ trước chiến tranh của mình cho Napoleon. Trên các lãnh thổ này, Napoleon đã tạo ra Vương quốc Westphalia, Công quốc Warsaw và Thành phố tự do Danzig; các lãnh thổ nhượng lại khác đã được trao cho các quốc gia đối tác của Pháp và cho Nga.

Hiệp ước Tilsit giữa Nga và Pháp đã tạo thành liên minh hai đế chế vĩ đại chống lại Vương quốc Anh và Thụy Điển. Diễn biến này đã dẫn đến những bước phát triển mới vào năm 1809, dẫn đến Chiến tranh Liên minh thứ năm - một liên minh của Đế quốc Áo và Vương quốc Anh chống lại Pháp của Napoleon và các quốc gia đồng minh.

Phổ và Nga đã không tham gia vào cuộc chiến này, nhưng Nga sau đó vẫn trở thành mục tiêu tiếp theo nằm trong danh sách của Napoleon.

Năm 1811, Napoleon nói với Dominique Dufour de Pradt, đại sứ Pháp tại Warsaw: “Trong năm năm tới, tôi sẽ là chủ nhân của thế giới, Nga là nước còn lại, nhưng tôi sẽ nghiền nát họ. Tôi cũng sẽ là chủ nhân của biển cả, và tất nhiên thương mại phải qua tay tôi”.

Mối giao hảo giữa hai vị hoàng đế Nga-Pháp ít nhất đã trở nên lung lay kể từ sau câu nói này.

Nga không tham gia phong tỏa lục địa Anh

Theo Hiệp ước Tilsit, Nga đã tham gia phong tỏa thương mại đường biển của Anh tới lục địa. Theo đó, Anh sẽ bị cấm xuất khẩu hàng hóa sang lục địa châu Âu.

Ở thời điểm ấy, Anh chủ yếu xuất khẩu sắt và vải vóc - những nguyên liệu cơ bản cho bất kỳ quân đội nào cần súng ống và đồng phục.

Vì vậy, với việc phong tỏa nói trên, Napoleon cũng muốn tước bỏ nguồn cung cho quân đội của các nước châu Âu, bao gồm cả Nga. Ngoài ra, theo nhà sử học Nga Lubomir Beskrovnyi, do phong tỏa, xuất khẩu ngũ cốc của Nga đã giảm bốn lần.

Lệnh phong tỏa rõ ràng trái ngược với những gì Nga – một cường quốc chính trị muốn và cần - giống như các quốc gia châu Âu khác.

Năm 1810, Nga tiếp tục buôn bán với Vương quốc Anh, thậm chí còn nhiều hơn so với trước, đồng thời tăng thuế đối với hàng hóa của Pháp. Đây được coi là một hành động đối đầu với Pháp.

Hai lần Napoleon bị từ chối lời cầu hôn

Hồ sơ - Hé lộ lý do Hoàng đế Pháp Napoleon mở liên minh xâm chiếm Nga như thế nào (Hình 2).

Tranh vẽ Đại công tước Catherine Pavlovna.

Hoàng đế Pháp Napoleon không phải là người có xuất thân hoàng gia, chính vì vậy ông muốn kết hôn với những nhân vật có gốc gác hoàng tộc. Hai lần ông đã gửi lời cầu hôn đến các công chúa Nga. Bằng cách đó, ông cũng hy vọng có được ảnh hưởng chính trị ở Nga.

Năm 1808, ngay sau Hiệp ước Tilsit, Ngoại trưởng Pháp Charles-Maurice de Talleyrand đã đích thân chuyển lời cầu hôn của Napoleon cho Đại công tước Catherine Pavlovna (1788-1819), em gái của Hoàng đế Alexander I của Nga. Lời đề nghị đã bị từ chối - theo phong cách đặc trưng của hoàng đế Nga – đó là không nói gì.

Năm 1810, Napoleon cầu hôn lần nữa, lần này là Anna Pavlovna 14 tuổi (1795-1865), người sau này là Nữ hoàng Hà Lan, cũng là em gái của Hoàng đế Alexander I.

Sau khi lời đề nghị này cũng bị từ chối, Napoleon đã nhanh chóng kết hôn với Marie Louise (1791-1847), con gái của Francis I (1768-1835), Hoàng đế Áo.

Đây được coi là một động thái khá rõ ràng: Napoleon cần liên minh với Áo nếu muốn chiến tranh với Nga, vì vậy cuộc hôn nhân của ông đã làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa hai nước.

Nga liên minh với Thụy Điển

Ở thời điểm đó, Napoleon đang tập hợp một đội quân đồng minh quốc tế ở châu Âu. Chỉ có một quốc gia từ chối, đó là Thụy Điển, đứng đầu là bởi Jean-Baptiste Bernadotte (1763-1844), một cựu Thống chế của Đế quốc Pháp – người đã giành quyền lực thông qua những mưu đồ chính trị khôn ngoan của mình.

Với định hướng theo chủ quyền độc lập, Bernadotte không cảm thấy phù hợp với hệ thống của Napoleon và họ trở thành kẻ thù.

Vào tháng 1/1812, Napoleon chiếm Pomerania của Thụy Điển. Vào tháng 3, Bernadotte đã thiết lập liên minh Thụy Điển với Nga. Hoàng đế Alexander I hứa với Bernadotte sẽ giúp ông trở thành Quốc vương Na Uy (điều sau đó thực sự đã xảy ra).

Liên minh với Thụy Điển có ý nghĩa quyết định đối với Nga. Không lâu sau, vào ngày 28/5/1812, Nga ký Hiệp ước Bucharest với Đế chế Ottoman, kết thúc cuộc chiến kéo dài sáu năm.

Người Ottoman cũng cam kết rút khỏi liên minh với Pháp. Hiệp ước, được ký bởi chỉ huy Nga Mikhail Kutuzov, đã được Hoàng đế Alexander I phê chuẩn 13 ngày trước khi Napoleon xâm chiếm Nga.

Vì điều này nhiều người đã lầm tưởng về chiều cao của Hoàng đế Napoleon

Thứ 6, 19/04/2019 | 12:30
Trên phim ảnh, thiên tài quân sự Napoleon thường được khắc họa là một chàng lùn lạch bạch. Tuy nhiên, nhiều tài liệu của Pháp ghi lại rằng Napoleon không hề thấp bé.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.