Hệ thống HIMARS "thay đổi cuộc chơi" ở Ukraine thực chất là bệ phóng tên lửa?

Thứ 5, 15/09/2022 13:10

Sự xuất hiện của hệ thống HIMARS trong xung đột ở Ukraine đã xóa nhòa ranh giới giữa rocket và tên lửa tầm xa.

img

HIMARS giống bệ phóng tên lửa tầm xa hơn là rocket.

Kể từ tháng 6, các hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS được Mỹ chuyển cho Ukraine, được cho là đã tạo ra yếu tố "thay đổi cuộc chơi" trong cuộc xung đột với Nga.

Đây là bệ phóng đặt trên khung gầm xe tải nặng 5 tấn, với 6 ống phóng rocket dẫn đường bằng GPS (GMLRS) và hoặc một tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS (tầm bắn 300km).

Quân đội Ukraine hiện sở hữu 26 bệ phóng pháo phản lực hiện đại có nguồn gốc từ Mỹ, bao gồm 16 hệ thống HIMARS của Mỹ và 10 bệ phóng M270 cũ hơn do Mỹ sản xuất, được Anh và Đức cung cấp.  

Tuần trước, đại tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nói các hệ thống HIMARS tính đến ngày 8/9 đã đánh trúng hơn 400 mục tiêu quân sự Nga, đặc biệt là sở chỉ huy và kho đạn.

Mỹ hiện chỉ cung cấp cho Ukraine đạn rocket dẫn đường GMLRS với tầm bắn xa 80km và độ chính xác gần như tuyệt đối. GMLRS là tên đầy đủ của hệ thống rocket phóng loạt dẫn đường.

Thời gian gần đây, có những tranh cãi về việc gọi hệ thống HIMARS là bệ phóng rocket phóng loạt hay bệ phóng tên lửa. Theo New York Times, rocket và tên lửa là loại vũ khí rất dễ gây nhầm lẫn.

img

Mỗi xe phóng HIMARS được trang bị 6 quả đạn dẫn đường GMLRS.

Rocket thường được dùng để chỉ các vũ khí tầm xa giá rẻ không dẫn đường, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn. Trong khi đó, tên lửa là vũ khí tầm xa dẫn đường, đắt tiền hơn rất nhiều, tầm bắn xa hơn và có khả năng tự định hướng để lao tới mục tiêu.

Các vũ khí được coi là rocket mà Mỹ chuyển cho Ukraine bao gồm súng chống tăng AT-4. Trong khi đó, vũ khí chống tăng Javelin được liệt kê là tên lửa dẫn đường.

Sự xuất hiện của hệ thống HIMARS đang xóa nhòa khoảng cách giữa rocket và tên lửa. Đạn GMLRS sử dụng cho hệ thống HIMARS được gọi là rocket dẫn đường, nhưng cũng có thể gọi là tên lửa.

Mỗi quả đạn GMRLS ước tính có giá tới 60.000 USD, đắt hơn rất nhiều so với đạn rocket thông thường. Nhưng vẫn rẻ hơn các tên lửa tầm xa thường có giá từ 250.000 USD đến hơn 1 triệu USD/quả.

Theo News York Times, hệ thống HIMARS bắn đạn GMLRS tạo ra hỏa lực tương tự như một đợt không kích. Nhưng lại vận hành cực kỳ cơ động.

img

Đòn tấn công từ HIMARS có sức mạnh tương đương một cuộc không kích.

Mỗi quả đạn M31 GMLRS chứa 90kg thuốc nổ trong khi đạn pháo 155mm bắn từ lựu pháo M777 chỉ chứa 8kg thuốc nổ. Lựu pháo M777 có tốc độ bắn 2-3 phát/phút, trong khi HIMARS có thể phóng toàn bộ 6 quả đạn GMLRS chỉ trong vài giây, không khác gì chiến đấu cơ phóng tên lửa hoặc ném bom dẫn đường.

Những năm 1970, quân đội Mỹ đã phát triển M270 - mẫu pháo phản lực phóng loạt đầu tiên để cạnh tranh sức mạnh với Liên Xô. M270 có 12 ống phóng rocket và bệ phóng được đặt trên khung gầm bánh xích.

Trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, quân đội Mỹ đã phóng 17.200 đạn rocket không dẫn đường và 32 tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS từ hệ thống M270.

Năm 2005, Mỹ lần đầu phóng rocket dẫn đường (GMLRS) trong cuộc chiến tranh Iraq. Kể từ đó, Mỹ chỉ sử dụng GMLRS trên các hệ thống pháo phản lực phóng loạt như M270 và HIMARS.

Trong cuộc xung đột ở Ukrane, quân đội Nga sử dụng cả pháo phản lực thông thường và pháo phản lực bắn đạn rocket dẫn đường hay còn gọi là tên lửa.

Pháo phản lực Tornado-S có khả năng bắn đạn rocket với đầu đạn nổ nặng 250kg, dẫn đường bằng vệ tinh GLONASS và tầm bắn xa tối đa 120km.

Đăng Nguyễn - New York Times

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.