Hiểm họa mầm bệnh từ giấy vệ sinh

Hiểm họa mầm bệnh từ giấy vệ sinh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
0
Theo một kết quả nghiên cứu của Đại học Laval ở thành phố Quebec (Canada) đưa ra gần đây có ít nhất 17 loại vi khuẩn được phát hiện trên các khăn giấy, phổ biến nhất là vi khuẩn Bacillus gây ngộ độc thực phẩm.

Nguyên cứu đầu tiên về nhiễm khuẩn từ giấy

Các nhà khoa học cho biết dòng vi khuẩn Bacillus được phát hiện tại nhiều nhà máy sản xuất giấy.

Nhờ sức kháng cự tốt trước các tác nhân hóa học và vật lý, các bào tử vi khuẩn Bacillus có thể sống sót qua nhiều quy trình sản xuất giấy.

“Vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển trên các sản phẩm giấy, ngay cả khăn giấy sạch chưa sử dụng.” - Công bố được đăng trên tạp chí Kiểm soát nhiễm trùng Mỹ.

Do đó, một số vi khuẩn có thể lây cho con người sau khi họ lau tay bằng khăn giấy.

Xã hội - Hiểm họa mầm bệnh từ giấy vệ sinh

Khăn giấy, giấy ăn, giấy vệ sinh,... được dùng phổ biến trong thời hiện đại là một tác nhân có thể gây bệnh.

Nghiên cứu được tiến hành đối với sáu nhãn hiệu khăn giấy có bán ở Canada. Kết quả cho thấy tất cả đều có vi khuẩn. Có ít nhất 17 loại vi khuẩn được phát hiện trên các khăn giấy, phổ biến nhất là vi khuẩn Bacillus có thể lây nhiễm qua người và gây ngộ độc thực phẩm khi họ sử dụng khăn giấy.

Nguyên cứu cũng cho biết, khăn giấy làm từ giấy tái chế thường bị nhiễm khuẩn nặng nhất, gấp 100-1000 lần so với khăn giấy làm bằng bột gỗ nguyên chất. Lý do là vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở trên giấy tái chế là nhờ vào nguồn thức ăn tinh bột giấy.

Các nhà khoa học lưu ý rằng công trình của họ không nhằm khẳng định khăn giấy không an toàn mà chỉ lưu ý rằng trong một số môi trường nhất định, khăn giấy có thể trở thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn không mong muốn.

Chẳng hạn, nghiên cứu chỉ ra rằng khăn giấy có thể nguy hiểm trong các môi trường công nghiệp, phòng khám hay đối với những người bị rối loạn hệ miễn dịch.

Đã đến lúc cần kiểm soát quy trình sản xuất giấy

Gần đây, ở Việt Nam cũng ghi nhận các trường hợp bị nổi chàm, ngứa ngáy do giấy vệ sinh.

Theo tư liệu đăng trên báo VNE, cuối năm 2010, chị Hoa nhà Đồng Nai đến bệnh viện khám trong tình trạng da cổ, mép môi và mi mắt bị ngứa ngáy và nổi đỏ. Qua thăm khám và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh, thủ phạm được xác định là do giấy vệ sinh đã gây phản ứng với da.

Bác sĩ Ngô Kim Thanh, chuyên khoa da liễu và tiêu hóa Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM cho biết, cứ 10 bệnh nhân mắc chứng viêm kết mạc, thì có đến khoảng 8 người được xác định có liên quan đến giấy lau. Trong đó, không ít phụ nữ còn bị các khu vực nhạy cảm như viêm âm hộ, âm đạo, viêm quanh hậu môn.

Cũng theo bà Thanh, hầu hết bệnh nhân bị cùng chứng ngứa, nổi chàm và sau khi ngưng dùng giấy lau thì khỏi bệnh.

Xã hội - Hiểm họa mầm bệnh từ giấy vệ sinh (Hình 2).Giấy ăn có hầu hết trên các bàn ăn của quán hàng nhưng chưa có một tiêu chuẩn nào để đo lường về chất lượng của giấy.

Các loại giấy dành cho khách lau miệng, lau đũa tại các quán ăn bình dân thường có màu trắng đục, xanh đỏ, lẫn các chấm đen bẩn. Khi lau, giấy bở tơi và dễ rách, thậm chí bay bụi. Chính vì vậy, người đi ăn quán hàng đang có xu hướng ít dùng giấy ăn để lau bát đũa.

Được biết hiện nay chưa có một tiêu chuẩn nào để đo lường về chất lượng của giấy vệ sinh, thường thì nó được sản xuất theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đề ra thôi, chúng ta chưa hề biết trong các loại giấy vệ sinh hiện nay trên thị trường được sản xuất tràn lan trong đó có rất nhiều tạp chất từ phế liệu, chưa nói đến việc sử dụng hóa chất để xử lý.

"Đã đến lúc chúng ta cần có những quy định số lượng vi sinh, yếu tố hóa lý đối với mặt hàng này cụ thể, bởi với giấy lụa, ngoài độ mềm, mỏng, khả năng thấm hút thì các yếu tố vi sinh, hóa lý cũng cần phải bảo đảm bởi các chỉ tiêu này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến da người dùng, đặc biệt là trẻ em", ông Lê Văn Nhân, phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM (Sở Y tế TP HCM) nói.

T.T (tổng hợp)