Hoá đơn tiền điện “đến hẹn lại tăng”, vì sao kế hoạch điều chỉnh giá điện vẫn phải... chờ?

Hoá đơn tiền điện “đến hẹn lại tăng”, vì sao kế hoạch điều chỉnh giá điện vẫn phải... chờ?

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 23/06/2021 | 16:43
0
Thời tiết nắng nóng cùng với việc phải ở nhà do giãn cách phòng chống dịch Covid-19 khiến tiền điện tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba các tháng trước.

Hoá đơn tiền điện "nóng" theo thời tiết

Vào mùa nắng nóng, câu chuyện hóa đơn tiền điện tăng cao lại nóng theo. Theo chia sẻ của nhiều hộ gia đình, hoá đơn tiền điện tháng 5 và tháng 6 vừa qua đều tăng cao, gấp 2 - 4 lần so với tháng trước đó.

Chị Hà An sống cùng em gái trong một căn hộ tại quận Đống Đa, Hà Nội. Trung bình mỗi tháng, hai chị em thường sử dụng hết 60 kWh, với cách tính giá điện từ bậc 2 (51-100 kWh), chị An phải chi trả hơn 100.000 đồng/tháng tiền điện sinh hoạt.

Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, chị An cùng em gái đều phải làm việc online từ xa, điều này khiến việc tiêu thụ điện tăng cao. Tháng 5, chỉ số điện gia đình chị An tăng gấp 3 lần, lên tới 207 kWh, số tiền chị phải trả lên 525.000 đồng/tháng.

Tương tự, chị Nguyễn Nhung (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, gia đình chị có 4 người, thời điểm tháng 5, tháng 6, hai vợ chồng đều phải làm việc ở nhà, hai người con đều được nghỉ hè, điều này khiến nhu cầu sử dụng các thiết bị điện như ti vi, điều hoà, máy lạnh… cũng tăng, kèm theo tiết trời nắng nóng khiến hoá đơn tiền điện tăng cao.

Tiêu dùng & Dư luận - Hoá đơn tiền điện “đến hẹn lại tăng”, vì sao kế hoạch điều chỉnh giá điện vẫn phải... chờ?

Hoá đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng vọt trong tháng 5, tháng 6.

Theo chị Nhung, trung bình mỗi tháng, gia đình chị sử dụng khoảng 200 kWh, tiền điện rơi vào khoảng 450.000 đồng. Đến tháng 5, tiền điện tăng lên gần 600.000 đồng; đến tháng 6, gia đình chị dùng gần 700 kWh, hoá đơn tiền điện tăng vọt lên gần 1,9 triệu đồng.

“Vì các con không phải đi học, hai vợ chồng lại phải làm việc ở nhà nên hầu hết mọi sinh hoạt đều dùng đến thiết bị điện. Thời tiết nắng 40 độ C thì chuyện dùng điều hoà cả ngày khi ở nhà là bắt buộc, dẫu vậy, khi nhận hoá đơn tiền điện tôi thấy sốc. Thu nhập của hai vợ chồng đều giảm do công ty cắt giảm năng suất, trong khi các chi phí như điện, ăn uống, tiền thuê nhà lại không giảm”, chị Nhung thở dài.

Không chỉ gia đình chị An hay chị Nhung, mà hầu hết các hộ gia đình tại Hà Nội đều có hoá đơn tiền địện tăng vọt trong tháng 5, tháng 6. Nguyên nhân khiến tiền điện tăng cao hầu hết đến từ nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát như điều hoà, máy lạnh chiếm từ 28 - 64%, có khi đến 80% chi phí điện của cả gia đình vào thời điểm nắng nóng kéo dài.

Tiêu dùng & Dư luận - Hoá đơn tiền điện “đến hẹn lại tăng”, vì sao kế hoạch điều chỉnh giá điện vẫn phải... chờ? (Hình 2).

Công suất tiêu thụ điện toàn quốc ghi nhận ngày 21/6 đã  thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới với con số là 42.146 MW.

Cùng với tiết trời nắng nóng, cách giá điện tính theo bậc thang hiện hành cũng là nguyên nhân khiến cho tiền điện của người dân càng tăng cao.

Trao đổi với Người Đưa Tin Pháp Luật, đại điện tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, mỗi năm, vào cao điểm mùa nắng nóng sẽ khiến mức độ tiêu thụ điện tăng cao. Cùng với đó, chỉ số điện nhảy bậc sang các bậc thang giá cao hơn cũng dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng.

Vị này cho biết, việc xây dựng và ban hành biểu giá điện bán lẻ thuộc thẩm quyền của bộ Công Thương. Bộ đã xây dựng các phương án điều chỉnh, lấy ý kiến rộng rãi từ 2020, song do dịch Covid-19 nên tạm lùi thời gian báo cáo phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Trước mắt, việc tính giá điện vẫn phải duy trì biểu giá điện bán lẻ điện sinh hoạt theo 6 bậc hiện hành.

Theo thống kế của EVN, số lượng khách hàng dùng dưới 200kWh/tháng (từ bậc 1 đến bậc 3) chiếm đến 67%, còn số lượng người dân dùng trên 200kWh/tháng (bậc 3 đến bậc 6) chỉ chiếm 33%, tức chỉ bằng 1/3 trên tổng số 28 triệu khách hàng của tập đoàn này.

Phải nhanh chóng giảm số bậc thang lũy tiến

Hồi tháng 8/2020, bộ Công Thương đã đề xuất điều chỉnh biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng giảm số bậc hoặc áp dụng còn 5 bậc (thay vì 6 bậc như hiện hành, song đến nay các đề xuất này vẫn chưa có tiến triển.

Cụ thể, điện bậc 1 (cho 0 - 100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành; bậc 2 mới từ 101- 200 kWh; bậc 3 mới từ 201- 400 kWh; bậc 4 mới từ 401-700 kWh; bậc 5 từ 701 kWh trở lên.

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 của bộ Công Thương mới đây, khi được hỏi về lý do vì sao chậm sửa đổi biểu giá bán lẻ điện dù đã được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ tháng 8/2020 và dự kiến áp dụng từ năm 2021 để thay thế cho biểu giá điện 6 bậc hiện nay, Thứ trưởng bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện cho các cơ sở lưu trú du lịch từ giá bán lẻ trong kinh doanh sang sản xuất sẽ làm tăng giá bán cho ngành sản xuất.

Bên cạnh đó, việc cải tiến điều chỉnh số bậc thang của khách hàng sinh hoạt sẽ làm tăng giá của một nhóm khách hàng sinh hoạt để đảm bảo cân đối giá bán lẻ điện bình quân chung.

Tiêu dùng & Dư luận - Hoá đơn tiền điện “đến hẹn lại tăng”, vì sao kế hoạch điều chỉnh giá điện vẫn phải... chờ? (Hình 3).

Giá điện hiện đang được tính theo 6 bậc hiện hành.

Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu bộ Công Thương chủ trì phối hợp với bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Quyết định 28. Sau đó, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tại thời điểm phù hợp trong năm 2021, khi tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát và nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi.

“Bộ Công Thương đã chỉ đạo tập đoàn Điện lực hoàn thiện đề án, đồng thời đề xuất phương án phân bổ chi phí cho các nhóm khách hàng, đánh giá tác động của phương án đến các nhóm khách hàng tiêu thụ điện so với biểu giá bán lẻ điện hiện hành”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Người Đưa Tin Pháp Luật, ông Trần Đình Long – Phó Chủ tịch hội Điện lực Việt Nam nhìn nhận, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện từ trước đền giờ đã nói nhiều nhưng chưa điều chỉnh được.

Tiêu dùng & Dư luận - Hoá đơn tiền điện “đến hẹn lại tăng”, vì sao kế hoạch điều chỉnh giá điện vẫn phải... chờ? (Hình 4).

Ông Trần Đình Long – Phó Chủ tịch hội Điện lực Việt Nam cho rằng, bộ Công Thương cần điều chỉnh biểu giá điện để giá điện “có tăng, có giảm”.

Theo ông Long, biểu giá bán lẻ điện hiện tại đã quá lỗi thời khi mức sử dụng điện của các hộ dân ngày càng tăng lên. Nếu tính như hiện tại, chỉ cần mức sử dụng tăng lên 1-2 bậc, thì mức tiền điện phải trả tăng cao hơn. Việc giảm bậc thang giá điện sinh hoạt là thực sự cần thiết, nhất là vào thời điểm mọi người đều gặp khó khăn về kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Với đề xuất điện 5 bậc của bộ Công Thương, ông Long cho rằng đề xuất không thay đổi gì nhiều. Do đó, ông Long đề xuất chỉ duy trì 3 bậc với tiêu chí tổng doanh thu của EVN về điện thương phẩm không thay đổi.

Ông Long cũng chia sẻ thêm, các chuyên gia tâm huyết rất nhiều lần đề xuất cần định kỳ 6 tháng xem xét lại giá điện để điều chỉnh và rất mong bộ Công Thương “lắng nghe” để giá điện “có tăng, có giảm”.

Tiêu thụ điện lập đỉnh

Số liệu thống kê của EVN cho thấy, diễn biến thời tiết nắng nóng cực đoan diện rộng ở miền Bắc và miền Trung từ ngày 16/6 trở lại đây đã làm tiêu thụ điện của miền Bắc nói riêng và toàn quốc nói chung không ngừng tăng lên.

Cụ thể, theo số liệu từ trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, vào trưa 21/6, công suất tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 42.000 MW và thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới với con số là 42.146 MW. Riêng khu vực miền Bắc và riêng TP Hà Nội cũng đã lập mức đỉnh kỷ lục mới, với công suất đỉnh mới của miền Bắc là 18.700 MW và của TP.Hà Nội là 4.700 MW.

Để hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố cục bộ trên lưới điện cũng như trong gia đình, EVN tiếp tục khuyến cáo người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối, cụ thể là buổi trưa từ 11h30-15h, buổi tối từ 20-23h. Đồng thời sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ (đặt ở mức 26-27 độ C trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn.

Lần đầu tiêu thụ điện vượt 42.000 MW, nhiều nơi phải cắt điện

Thứ 2, 21/06/2021 | 18:37
Trưa 21/6, công suất tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 42.000MW và thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới với con số là 42.146 MW.

Bộ Công Thương lại "lỡ hẹn" trình Đề án Quy hoạch điện VIII

Thứ 5, 17/06/2021 | 18:45
Theo kế hoạch, bộ Công Thương phải trình Đề án quy hoạch điện VIII lên Chính phủ trước ngày 15/6, song Bộ này chưa thể trình theo yêu cầu đã được đưa ra.

Chính phủ đồng ý giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3

Thứ 4, 02/06/2021 | 16:42
Chính phủ thống nhất phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 đợt 3 như đề xuất của bộ Công Thương.

Điện một giá cao nhất 2.889 đồng/kWh: Có thực sự rẻ hơn giá bậc thang?

Thứ 5, 13/08/2020 | 07:17
Bộ Công Thương chính thức đưa ra đề xuất giá bán lẻ điện một giá bên cạnh biểu giá điện 5 bậc thang để khách hàng dùng điện sinh hoạt lựa chọn. Theo đề xuất này, mức giá điện một giá sẽ cao hơn từ 145 - 155% so với giá bán lẻ điện bình quân, tức từ 2.703 - 2.889 đồng/kWh (chưa tính VAT). Với cách tính mới, người dùng nhiều điện sẽ có phần lợi hơn nếu tính tiền theo điện một giá, còn dùng ít sẽ có lợi nếu tính theo bậc thang.
Cùng tác giả

Trùng ngày nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương, giá xăng dầu được điều chỉnh sớm 1 ngày

Thứ 2, 15/04/2024 | 20:07
Do thứ Năm (ngày 18/4) là ngày nghỉ lễ nên việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 11/4 sẽ được thực hiện vào ngày thứ Tư (17/4).

Bộ trưởng KH&ĐT: Tỉnh Điện Biên phải quan tâm hạ tầng nhiều hơn nữa

Thứ 2, 15/04/2024 | 18:07
Bộ trưởng KH&ĐT gợi ý có thể xem xét các tuyến đường Sơn La-Điện Biên, Điện Biên-Lai Châu nhằm tăng khả năng liên kết vùng, phát huy hơn nữa sân bay Điện Biên.

Thủ tướng yêu cầu không để thiếu điện mùa cao điểm

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:38
Trước nguy cơ thiếu điện mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu có các giải pháp đồng bộ để bảo đảm cung ứng năm nay.

Thủ tướng: Ưu tiên ngân sách đầu tư các đoạn cao tốc chỉ có 2 làn xe

Thứ 5, 11/04/2024 | 16:19
Về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2023, Thủ tướng lưu ý cần thực hiện đúng Luật Ngân sách, có thứ tự ưu tiên, bảo đảm công khai, minh bạch.

Chủ tịch Hoà Phát nói về tranh cãi điều tra chống bán phá giá thép

Thứ 5, 11/04/2024 | 15:07
Ông Trần Đình Long nói rằng, không có nước nào trên thế giới chấp nhận tình trạng lượng thép nhập khẩu còn lớn hơn phần sản xuất trong nước.
Cùng chuyên mục

Tăng chuyến bay dịp Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:32
Các chuyến bay đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao của hành khách với nhiều lựa chọn giờ bay thuận lợi, cũng như hỗ trợ công tác tổ chức sự kiện của tỉnh Điện Biên.

Bỏ cua vào hộp nhựa thả ở ngã ba sông, sau 3 tháng đã cho thu hoạch

Thứ 3, 16/04/2024 | 08:00
Khu vực người dân xã Duy Ninh chọn để nuôi cá lồng kết hợp nuôi cua thịt là đoạn ngã ba sông, giao giữa các sông: Kiến Giang, Long Đại, Nhật Lệ.

Du lịch Sầm Sơn 2024 có gì mới?

Thứ 2, 15/04/2024 | 20:00
Ngoài những sản phẩm du lịch sẵn có, năm nay Sầm Sơn chào đón dự án công viên nước Sun World Sầm Sơn đi vào hoạt động, tạo điểm nhấn mới cho thành phố du lịch này.

Kiên Giang: Thu ngân sách hơn 5.000 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 2, 15/04/2024 | 19:31
Nhiều chỉ tiêu của tỉnh Kiên Giang đạt khá so với cùng kỳ, một số khu vực và sản phẩm có mức tăng trưởng mạnh.

Tìm đường "lên đời" cho hạt gạo Mường Thanh

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:11
Những năm vừa qua, giá trị và thương hiệu của hạt gạo Điện Biên ngày càng được nâng cao, trở thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của mảnh đất biên cương.
     
Nổi bật trong ngày

Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ 2 cho EU

Thứ 2, 15/04/2024 | 07:00
Với lượng xuất khẩu 652 nghìn tấn cà phê, giá trị đạt 1,53 tỷ EUR (1,66 tỷ USD), Việt Nam trở thành nhà cung cấp lớn thứ 2 cho EU trong năm 2023 tính theo sản lượng.

"Giải mã" cú quay đầu giảm mạnh của hồ tiêu trong tuần qua

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:24
Tuần qua giá tiêu giảm, tuy vậy, tính chung vụ thu hoạch 2024, giá hồ tiêu tăng trở lại đem đến nhiều kỳ vọng cho người trồng.

Ngăn chặn phương tiện vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu

Thứ 2, 15/04/2024 | 11:55
Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã phát hiện, thu giữ gần 700 bao thuốc lá điếu nhập lậu và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Giá vàng SJC bất ngờ tăng mạnh, chạm mốc 85,5 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 15/04/2024 | 14:32
Trưa 15/4, giá vàng miếng SJC bất ngờ nhảy vọt và lập mốc đỉnh chưa từng có trong lịch sử, lên tới 85,5 triệu đồng/lượng.

Tìm đường "lên đời" cho hạt gạo Mường Thanh

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:11
Những năm vừa qua, giá trị và thương hiệu của hạt gạo Điện Biên ngày càng được nâng cao, trở thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của mảnh đất biên cương.