Hóa đơn tiền điện đến hẹn lại... tăng: EVN làm ăn thế nào?

Hóa đơn tiền điện đến hẹn lại... tăng: EVN làm ăn thế nào?

Thứ 2, 22/06/2020 | 07:00
3
Trong kỳ thanh toán hóa đơn tiền điện tháng 6 (ghi chỉ số từ ngày 6/5 - 5/6/2020), nhiều khách hàng bất ngờ với số tiền điện tăng cao hơn bình thường, đặc biệt là tại các thành phố lớn.

“Rủ nhau” tăng đột biến

Anh Võ Văn V., khách hàng tại Hà Nội, đã đăng tải hóa đơn điện tháng 4, tháng 5 và tháng 6 của gia đình mình trên trang cá nhân với dòng trạng thái bức xúc. Anh V. cho rằng, thời điểm dịch Covid-19 xuất hiện, đồng thời thực hiện nghiêm lệnh cách ly toàn xã hội, gia đình anh mới trải qua giai đoạn cao điểm sử dụng điện. Thế nhưng, sang tháng 5 (kỳ tính hoá đơn tháng 6), cả hai vợ chồng đi làm trở lại và con đi học cả ngày, thời gian tiêu thụ điện chỉ tập trung vào buổi tối nhưng hóa đơn tăng đột biến lên gấp 3 lần.

Chung nỗi bức xúc với anh V., rất nhiều bạn bè cũng là hộ sử dụng điện tại Hà Nội cũng đã chia sẻ hóa đơn tiền điện của mình, với mức tăng từ 2 - 3 lần, thậm chí 4 lần và bày tỏ sự khó hiểu đối với cách tính tiền điện của EVN.

Thậm chí, có những bình luận hài hước kể về một bệnh nhân bất tỉnh trong phòng cấp cứu, thay vì bác sĩ phải thực hiện các biện pháp hồi sức thì chỉ cần cho họ xem hóa đơn tiền điện tháng 6, ắt hẳn bệnh nhân sẽ giật mình mà tỉnh dậy.

Lật lại thời gian, cụm từ "hóa đơn tiền điện tăng bất thường" không phải năm nay mới có, mà các năm trước, cứ đến thời điểm nắng nóng hàng năm, nhiều hộ gia đình đều phản ánh tình trạng tiền điện tăng cao so với các tháng trước dù họ cho rằng thời gian sử dụng điện không nhiều. Có những ngày, EVN cho biết họ nhận được hàng nghìn cuộc gọi của khách hàng phản ánh về cách tính hóa đơn điện và cử cán bộ đến tận nhà giải thích.

Mới đây nhất, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phát đi thông cáo báo chí chính thức, lý giải về tình trạng hóa đơn điện tháng 6 tăng cao. Thế nhưng, nhìn chung, cách lý giải của EVN không quá khác biệt so với những năm trước, trừ việc cập nhật số liệu của năm nay.

Cụ thể, theo EVN, do tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, đặc biệt đợt nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ vừa qua là đợt nóng kéo dài kỷ lục trong 27 năm qua, đã dẫn đến tình hình tiêu thụ điện tăng rất cao, chủ yếu do nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát như điều hòa không khí tăng mạnh. Khi vào mùa khô ở miền Nam và mùa nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung, nhu cầu sử dụng điện cho việc làm mát (đặc biệt là máy điều hòa nhiệt độ) là nguyên nhân chính làm cho điện tiêu thụ của các hộ gia đình tăng cao dẫn đến tiền điện tăng.

Số liệu của EVN cho thấy, đã có tới hơn 3,1 triệu khách hàng - tương đương gần 12% tổng số khách hàng sử dụng điện có mức tiêu thụ tăng cao hơn 30% so với tháng 4. Trong đó có gần 1 triệu hộ tăng mức tiêu thụ thêm 50% và cá biệt, có 215 nghìn hộ tăng mức tiêu thụ gấp 3 - 4 lần so với tháng trước.

Đáng chú ý, tháng 4/2020 cũng là tháng cao điểm sử dụng điện, và EVN cũng đã đưa ra một thông cáo báo chí lý giải do "theo quy luật thời tiết, cộng thêm việc người dân ở nhà nhiều thực hiện giãn cách xã hội nên nhu cầu điện tăng cao...".

Tài chính - Ngân hàng - Hóa đơn tiền điện đến hẹn lại... tăng: EVN làm ăn thế nào?

Hàng nghìn hộ dân phản ánh hoá đơn tiền điện tháng 6 tăng cao bất thường. Ảnh minh hoạ.

Về nghi ngờ của người dân liên quan đến cách đếm công tơ điện, EVN khẳng định: Các công tơ/điện kế đo lường lượng điện năng tiêu thụ khi được lắp đặt đều được kiểm định đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2. Các công tơ đến hạn kiểm định sẽ được các đơn vị của ngành Điện thực hiện thay thế định kỳ bằng công tơ đã được kiểm định cho khách hàng.

"Khách hàng sử dụng điện có quyền giám sát việc ghi chỉ số công tơ. Lịch ghi chỉ số công tơ được quy định trong hợp đồng mua bán điện và được Đơn vị Điện lực công khai, đảm bảo khách hàng biết, kiểm tra chỉ số công tơ và sản lượng điện tiêu thụ. Trên cơ sở lịch ghi chỉ số của từng khu vực được công bố công khai, khách hàng có thể giám sát công tác ghi chỉ số công tơ của Điện lực", EVN cho biết.

"Quy luật thời tiết", "trời nắng nóng kéo dài", dân sử dụng điều hòa nhiệt độ và thiết bị làm mát tăng cao đột biến... là những lý do thường thấy ở những lần phát ngôn của EVN để giải thích nguyên nhân giá điện tăng. Và tất nhiên, những lý giải đó phần nào không làm dịu đi sự bức xúc của dư luận vì quy luật đến hẹn lại... tăng đột biến như vậy.

Thế nên, ngoài việc thắc mắc và móc hầu bao trả phí tiền điện hàng tháng, khách hàng vẫn kỳ vọng một lời giải thích thoả đáng hơn từ phía "nhà đèn" vốn gánh nhiều thị phi như EVN.

Thu hơn 1.000 tỷ đồng mỗi ngày

Đầu năm 2019, trước thời điểm giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 8,36%, Thứ trưởng bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã từng chia sẻ với báo giới một thông tin khá sốc: "Nếu cứ tiếp tục với mức giá như thế này, thậm chí EVN có thể bị phá sản. Cứ nợ như thế mà bán dưới giá thành, đến một lúc nào đó sẽ không thể chịu được".

Vậy EVN nhiều năm qua lỗ hay lãi? Với quy mô tài sản của tập đoàn lên tới hơn 700 nghìn tỷ đồng, không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thông tin EVN gánh lỗ tới mức phá sản thực sự khiến quyết định tăng giá điện trở nên cấp bách hơn.

Báo cáo tài chính năm 2019 của EVN cho thấy, doanh thu toàn tập đoàn đạt gần 395.000 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2018 (thời điểm chưa tăng giá điện). Như vậy, tính trung bình cả năm, mỗi ngày tập đoàn này thu về hơn 1.000 tỷ đồng tiền điện của hàng triệu khách hàng.

Trong 4 năm trở lại đây, doanh thu của EVN tăng đều theo từng năm, từ mức 277.000 tỷ đồng (năm 2016) lên gần 300 tỷ đồng (năm 2017) và đạt 343.000 tỷ đồng (năm 2018).

Tuy nhiên, điểm sáng lớn nhất trong báo cáo tài chính năm 2019 của EVN lại đển từ chi phí tài chính giảm gần 6.600 tỷ đồng nhờ các khoản lỗ tỉ giá giảm mạnh. Nên biết, tính đến hết năm 2018, Tập đoàn này còn “treo” hơn 8.800 tỷ đồng lỗ tỉ giá - áp lực lớn nhất của EVN thời gian qua.

Tính chung cả năm 2019, EVN đạt lợi nhuận trước thuế ở mức 12.500 tỷ đồng - tăng đột biến 38% so với năm 2018. Từ đó cho thấy, lo ngại của vị Thứ trưởng bộ Công Thương đã không xảy ra, thậm chí diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn rất nhiều so với nguy cơ phá sản.

Hiểu Minh

Nặng nợ Vinachem

Chủ nhật, 21/06/2020 | 14:00
Vinachem là một trong những tập đoàn kinh tế chủ lực của đất nước, sở hữu nhiều doanh nghiệp lớn, vốn làm ăn có hiệu quả nhưng hiện đang phải chịu những khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng bởi các dự án sa lầy chưa tìm ra lối thoát.

EVN lý giải tiền điện tăng cao kỷ lục

Thứ 7, 20/06/2020 | 08:00
EVN đưa ra số liệu hiện có tới hơn 3,1 triệu khách hàng sinh hoạt có mức tiêu thụ điện tháng 5 cao hơn 30% so với tháng 4/2020.

Thế chấp hai dự án 'trên giấy', nhóm doanh nghiệp của đại gia Cao Minh Sơn dính nợ xấu nghìn tỷ

Thứ 6, 19/06/2020 | 12:00
Ba khoản nợ xấu hơn 1.500 tỷ đồng đều liên quan tới ông Cao Minh Sơn - một đại gia nổi tiếng với các thương vụ thâu tóm đất có nguồn gốc công sản từ Nam ra Bắc.

Công ty mẹ Vinachem ngập trong thua lỗ vì gánh 4 "cục nợ"

Thứ 6, 19/06/2020 | 10:46
Đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào 4 dự án thua lỗ, yếu kém, năm 2019, công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lỗ tới 1.170 tỷ đồng.

EVN nói gì về thông tin tiền lương sếp tăng 37%, người lao động tăng 4%?

Thứ 5, 28/05/2020 | 16:26
Mức lương bình quân của người quản lý tại EVN năm 2020 theo đề xuất tăng 37% so với mức thực hiện năm 2019, trong khi mức tiền lương bình quân của người lao động tại Công ty mẹ EVN chỉ tăng khoảng 4%.

EVN bác bỏ tin đồn tăng giá điện trong dịch Covid-19

Thứ 7, 21/03/2020 | 17:04
Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều lĩnh vực công nghiệp, thương mại đã chậm lại. Do đó, EVN sẽ không tăng giá điện.
Cùng tác giả

Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND

Thứ 4, 26/10/2022 | 09:20
VND là mã đại chúng có mức tăng mạnh nhất trong 2 năm vừa qua, xen giữa là các đợt tăng vốn liên tục, với biên độ cũng nằm trong Top đầu.

Động thái tái cơ cấu của Him Lam ở Postef

Thứ 3, 26/04/2022 | 08:25
Theo đuổi suốt 11 năm và bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng, Him Lam Group có nhiều động lực để phát triển tổ hợp 61 Trần Phú, đồng thời duy trì, tăng tỉ lệ sở hữu tại Postef.

"Thế kẹt" của Thành Công Group ở Eximbank

Thứ 6, 18/02/2022 | 11:11
Động thái chấp thuận bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch Eximbank của nhóm Thành Công - Âu Lạc ít nhiều mang tới những kỳ vọng về tầm nhìn chung giữa các nhóm cổ đông.

Làm dâu ngày Tết

Thứ 4, 02/02/2022 | 13:25
Tôi từng líu ríu tay chân, sợ bình hoa đặt sai chỗ, sợ món ăn không hợp khẩu vị nhà chồng... Rồi tôi nhận ra, mâm cỗ nào cũng sẽ ngon, nếu Tết có hương vị đoàn viên.

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại

Thứ 2, 04/10/2021 | 10:19
Nếu chọn thu lợi 1.000 tỷ đồng từ 25 triệu kit test nhanh Covid-19 hay đánh đổi chữ Tín của một tập đoàn sở hữu khối tài sản 420.000 tỷ đồng, bạn sẽ chọn cách nào?
Cùng chuyên mục

Áp lực bán dâng cao, thị trường lại "dò đáy"

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:39
Lực bán áp đảo khiến VN-Index có lúc rơi về sát mốc 1.170 điểm trước khi thu hẹp đà giảm về cuối phiên. Thành quả tăng điểm của phiên đầu tuần gần như bị “bay sạch”.

Hà Nội: Rà soát truy thu thuế người có thu nhập từ thương mại điện tử

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:31
Cục Thuế TP Hà Nội vừa có thư ngỏ gửi các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên nền tảng số (kinh doanh thương mại điện tử).

Lãnh đạo MSB nói gì về trường hợp mất tiền gửi tại ngân hàng?

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:30
Theo Tổng Giám đốc MSB Nguyễn Hoàng Linh, ngân hàng luôn tôn trọng quyền phán quyết của cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi khách hàng.

Lãi suất ngân hàng 23/4: Tăng mạnh, kỳ hạn 24 tháng lập đỉnh mới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:23
Lãi suất các kỳ hạn 3, 6, 12 và 24 tháng của OceanBank sáng nay 23/4 tăng mạnh. Hiện OceanBank là ngân hàng có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 24 tháng.

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng SJC

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:56
Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Loại vàng miếng là vàng miếng SJC được NHNN tổ chức sản xuất. Tỉ lệ đặt cọc là 10%.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội: Rà soát truy thu thuế người có thu nhập từ thương mại điện tử

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:31
Cục Thuế TP Hà Nội vừa có thư ngỏ gửi các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên nền tảng số (kinh doanh thương mại điện tử).

Lăng kính chứng khoán 23/4: Nhịp giảm đã kết thúc?

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Thị trường hồi phục mang tính kỹ thuật và nhịp giảm có thể chưa kết thúc, NĐT nên tiếp tục thận trọng, tranh thủ nhịp phục hồi để cơ cấu danh mục về mức an toàn.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Chủ tịch TPBank: Phấn đấu chia cổ tức bằng tiền mặt từ năm 2024

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:25
Trong năm 2023, TPBank đã bỏ ra gần 4.000 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỉ lệ 15%. Đồng thời chia cổ phiếu thưởng với tỉ lệ hơn 39,19%.

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng SJC

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:56
Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Loại vàng miếng là vàng miếng SJC được NHNN tổ chức sản xuất. Tỉ lệ đặt cọc là 10%.