Hoài niệm về cầu Ghềnh - chứng nhân lịch sử trên 100 tuổi

Hoài niệm về cầu Ghềnh - chứng nhân lịch sử trên 100 tuổi

Thứ 3, 22/03/2016 20:04

Với người dân Đồng Nai thì cầu Ghềnh (cầu Gành) luôn là một hoài niệm, là niềm tự hào,…

Theo sử xưa ghi lại thì cầu Ghềnh được Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901. Đó là thời điểm đường sắt Sài Gòn - Nha Trang chạy qua tỉnh Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai ngày nay) cũng được xây dựng.

Xã hội - Hoài niệm về cầu Ghềnh - chứng nhân lịch sử trên 100 tuổi

Cầu Ghềnh xưa (Hình tư liệu)

Theo Địa chí Đồng Nai (NXB Tổng Hợp Đồng Nai 2001), từ khi cầu Gành đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đã được thông tuyến với các tuyến Sài Gòn - Biên Hòa (1904, dài 71km), Sài Gòn - Xuân Lộc (1904, dài 81km), Xuân Lộc - Gia Ray (1905, dài 18km), Gia Ray - Mường Mán (1910, dài 77km) và Sài Gòn - Nha Trang (1913, dài 408km).

Xã hội - Hoài niệm về cầu Ghềnh - chứng nhân lịch sử trên 100 tuổi (Hình 2).

Xã hội - Hoài niệm về cầu Ghềnh - chứng nhân lịch sử trên 100 tuổi (Hình 3).

Đối với dân Đồng Nai, cầu Ghềnh như "người thân" của họ, họ đau đớn xót xa khi cây cầu trăm tuổi bị sập (Hình tư liệu)

Cầu Ghềnh dài 223 m, được xây dựng theo kiểu kiến trúc Gothic trang nhã bằng thép rất kiên cố, bắc qua sông Đồng Nai dẫn vào Cù lao Phố có mục đích phục vụ tàu hỏa và các phương tiện cơ giới đường bộ khác vì có hai làn đường dành cho đường bộ.

Có tài liệu khác lại cho rằng cầu được xây dựng vào năm 1909, và được thiết kế bởi kiến trúc sư Gustave Eiffel (1832 - 1923, người thiết kế tháp Eiffel), cùng với 2 công trình kiến trúc khác ở Việt Nam là cầu Long Biên (Hà Nội) và cầu Tràng Tiền (Huế). Người dân Cù Lao thường gọi cầu Ghềnh là cầu Gành.

Xã hội - Hoài niệm về cầu Ghềnh - chứng nhân lịch sử trên 100 tuổi (Hình 4).

Xã hội - Hoài niệm về cầu Ghềnh - chứng nhân lịch sử trên 100 tuổi (Hình 5).

Cầu Ghềnh đón liên tục những chuyến tàu Bắc Nam và ngược lại mỗi năm

Hệ thống cầu Ghềnh được nâng đỡ bởi ba trụ xây bằng đá rất lớn băng qua một khoảng sông rộng, ba trụ móng này nâng một khối lượng sắt khá lớn. Những nhịp cầu được làm hình vòng cung, gồm có bốn vòng nên ngư

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.