Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Không chỉ là những tuyên bố suông?

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Không chỉ là những tuyên bố suông?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 08/09/2017 10:57

Ngay cả những cơn mưa rầu rĩ kéo dài cũng không làm giảm đi sự lạc quan trong suốt 5 ngày diễn ra hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại thành phố biển Hạ Môn đẹp như tranh vẽ của Trung Quốc.

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 9 đã diễn ra vào cuối tuần trước tại Hạ Môn, Trung Quốc.

Đây là nơi quy tụ các nhà lãnh đạo của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi trong một sân khấu tập trung quyền lực và tiếng nói của các nền kinh tế mới nổi trên thế giới.

Những diễn biến và nội dung liên quan trong Hội nghị này thu hút sự quan tâm của cả thế giới…

Ngay cả những cơn mưa rầu rĩ liên tục cũng không làm giảm đi trạng thái tích cực trong suốt 5 ngày diễn ra hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại thành phố biển Hạ Môn đẹp như tranh vẽ của Trung Quốc.

Đặc biệt, đây còn là địa điểm gián tiếp giúp hàn gắn lại quan hệ giữa Trung Quốc và nước láng giềng Ấn Độ, sau những căng thẳng biên giới gần đây.

Tiêu điểm - Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Không chỉ là những tuyên bố suông?

BRICS được kỳ vọng sẽ cùng với G20 thúc đẩy triển vọng kinh tế thế giới.

Các chuyên gia tin rằng "sự lạc quan" và "niềm tin" bao trùm hội nghị xuất phát từ hai yếu tố chính: Tình hình kinh tế cải thiện của một số thành viên BRICS và việc Trung Quốc đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh càng làm tăng thêm sự chú ý đối với quốc tế.

Những bất đồng cơ bản giữa các nước BRICS cũng được gác lại một bên, khi  giới quan sát đánh giá những gì Hội nghị mang lại sẽ khiến các nước hào hứng hơn là việc tiếp tục cạnh tranh nhau.

"Mâu thuẫn Trung Quốc-Ấn Độ đã được cẩn thận đặt sang một bên để không làm ảnh hưởng đến hợp tác đa phương của cả hai”, chuyên gia Swaran Singh từ trường Nghiên cứu Quốc tế tại đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ, nhận xét.

Trở lại năm 2001, cựu chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs, Jim O'Neill đặt ra thuật ngữ "BRIC" để chỉ những nước có nền kinh tế đang trỗi dậy bao gồm Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India) và Trung Quốc (China), với sự bổ sung của Nam Phi (South Africa) một thập niên sau đó. Từ đó, thuật ngữ BRICS ra đời.

Nhưng với việc Nga và Brazil đang gặp khó khăn trong những năm gần đây vì nhiều lý do khách quan, O'Neill cho rằng, nhóm các quốc gia này dường như đã lỗi thời. Trong năm 2015, Goldman Sachs thậm chí đã đóng cửa các quỹ đầu tư dành cho BRICS sau nhiều năm thua lỗ, đánh dấu những gì mà tờ Bloomberg gọi là “sự kết thúc của một thời đại”.

Tuy nhiên, với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông lại nghĩ khác. Thay vì tuyên bố giải tán BRICS, ông kêu gọi mở rộng hơn nữa sân khấu của các quốc gia mới nổi bằng khái niệm “BRICS Plus”.

Trong đó Bắc Kinh kêu gọi hợp tác kinh tế mở rộng ngoài khối năm thành viên, bao gồm việc mời các quốc gia như Mexico và Thái Lan để tham gia các cuộc thảo luận bên lề hội nghị thượng đỉnh năm nay.

“BRICS Plus” là kế hoạch mới nhất trong những nỗ lực của ông Tập Cận Bình để nâng cao hơn nữa vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, lấp đầy chỗ trống của Washington sau khi Tổng thống Donald Trump quyết đi theo chính sách ưu tiên nước Mỹ, thay vì tiếp tục các chương trình toàn cầu.

Tiêu điểm - Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Không chỉ là những tuyên bố suông? (Hình 2).

Với Trung Quốc, BRICS là bàn đạp vươn xa hơn trên toàn cầu.

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos vào đầu năm nay, ông Tập đã ngụ ý phàn nàn người đồng cấp Trump vì điều này. Tại BRICS năm nay, ông tiếp tục nhấn mạnh thêm lần nữa.

“Một số nước đang ngày càng trở nên hướng nội và trách nhiệm của họ với các vấn đề toàn cầu đã giảm”, Reuters dẫn tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Không chỉ là những tuyên bố suông, Bắc Kinh đang thể hiện vai trò đầu tàu của mình bằng việc công bố kế hoạch đầu tư 76 triệu USD để thiết lập một chương trình hợp tác kinh tế, công nghệ cho các nước BRICS, bên cạnh khoản đầu tư 4 triệu USD cho Ngân hàng Phát triển Mới, như một giải pháp thay thế cho các tổ chức do phương Tây lãnh đạo như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ IMF.

Ông Tập Cận Bình cũng cam kết sẽ cung cấp 500 triệu USD cho các quỹ hỗ trợ trao đổi về kinh tế giữa các quốc gia đang phát triển.

Tuy nhiên, với việc tập trung quá nhiều vào các dự án lớn, đặc biệt là đổ nhiều nguồn lực, tiền bạc vào sáng kiến “Vành đai và Con đường” trong thời gian gần đây, mục đích của Trung Quốc trong việc sử dụng các tổ chức liên kết quốc tế làm đòn bẩy nâng cao vị thế toàn cầu được cho là còn nhiều khó khăn chồng chất.

Dẫu vậy, về cơ bản BRICS vẫn được đánh giá là điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang trì trệ trong thời gian gần đây.

"BRICS có lẽ là nhóm duy nhất, cùng với G20, có thể thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu bùng nổ trở lại", chuyên gia Swaran Singh nói trên tờ The Hindu.

Ông này tin rằng, BRICS có thể giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của toàn cầu hóa, đặc biệt là khi một số quốc gia đang quay trở lại với chính sách bảo hộ như Mỹ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.