Buổi hội thảo có sự tham dự của GS. TSKH Đào Trí Úc – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viên Chính sách công và Pháp luật; TS. Nguyễn Văn Hương – Phó bộ môn Luật hình sự, Khoa pháp luật hình sự, Đại học Luật Hà Nội; LS. Nguyễn Văn Chiến – Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Trung tướng, PGS.TS. Trần Văn Độ - Phó Chánh án TAND tối cao, Chánh án Tòa án quân sự TƯ, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội; Thiếu tá Ngô Đức Thắng - Trưởng phòng V19, Cục pháp chế và cải cách thủ tục hành chính tư pháp, Bộ Công an cùng đông đảo các luật sư, luật gia, các đơn vị thông tấn báo chí.
Mở đầu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hội Luật gia VN bày tỏ hi vọng, những nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn sẽ đưa ra những nhận xét, đóng góp ý kiến xác đáng.
Trên cơ sở đó, hiểu đúng để có thể kiến nghị đưa vào bộ luật tố tụng hình sự vấn đề về quyền im lặng, ghi âm, ghi hình khi hỏi cung hiện đang được nhiều người quan tâm.
Buổi hội thảo diễn ra với sự thảo luận rất sôi nổi từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Mở màn buổi thảo luận, GS.TSKH Đào Trí Úc chia sẻ quan điểm, quyền im lặng không phải khái niệm pháp lý, thực chất của nó là quyền của người bị buộc tội không khai báo chống lại mình; quyền được cảnh báo để tự bảo vệ mình và chúng đều xuất phát từ quyền tự do con người, nhằm bảo đảm an toàn cá nhân, an toàn tự do cho người bị buộc tội.
Ngoài ra, GS.TSKH Đào Trí Úc cũng cho rằng, khi bàn về quyền im lặng trong tố tụng hình sự sẽ có rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Và tranh luận xảy ra vì không xác định được mục đích của tố tụng hình sự.
Thảo luận về vấn đề này, Trung tướng, PGS. TS Trần Văn Độ - Phó chánh án TAND Tối cao, Chánh án TAQS TW, Ủy viên UBPL Quốc hội cho rằng, quyền im lặng còn gọi là quy tắc Miranda, là quyền con người được ghi nhận đầu tiên trong