Hòn đảo nhỏ của Italy tăng gấp đôi cư dân trong vòng 24 giờ

Hòn đảo nhỏ của Italy tăng gấp đôi cư dân trong vòng 24 giờ

Thứ 6, 15/09/2023 | 15:57
1
Cuộc khủng hoảng di cư không có hồi kết đặt ra thử thách nghiêm trọng cho Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, người đã cam kết ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp.

Nằm cách bờ biển Tunisia chỉ 145 km, hòn đảo nhỏ Lampedusa ở miền Nam Italy là một trong những điểm dừng chân đầu tiên của những người di cư băng qua Địa Trung Hải trên những con thuyền mỏng manh chở quá tải.

Cao trào mới nhất của cuộc khủng hoảng bắt đầu từ sáng sớm hôm 13/9, và chỉ trong vòng 24 giờ sau đó, tức sáng ngày 14/9, khoảng 6.800 người di cư đã đổ bộ lên hòn đảo. Con số trên thậm chí còn nhiều hơn vài trăm người so với dân số thường cư của hòn đảo.

Theo các nhà chức trách Italy, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đột biến số lượng người di cư đến cùng một lúc là do tình trạng tắc nghẽn tại các cảng của Tunisia trong nhiều ngày do biển động, khiến những kẻ buôn người không thể cho thuyền hạ thủy ra khơi.

Nơi cư trú duy nhất trên đảo dành cho người di cư chỉ có sức chứa khoảng 450 giường. Chính quyền địa phương đã chạy đua để chuyển những người di cư bằng phà thương mại hoặc tàu bảo vệ bờ biển đến Sicily, hoặc Calabria ở phía Nam đất liền Italy.

Theo Bộ Nội vụ Italy, hơn 120.000 người di cư đã đến quốc gia Nam Âu trong năm nay bằng đường biển, trong số đó có hơn 11.000 trẻ vị thành niên không có người lớn đi cùng. Hầu hết họ băng qua Italy bằng cách đi bộ, xe buýt và tàu hỏa khi cố gắng hướng tới miền Bắc đất nước.

Ông Andrea Costa, Chủ tịch Baobab Experience, một hiệp hội phi lợi nhuận giúp đỡ những người di cư quá cảnh ở Rome, cho biết họ đã chứng kiến sự gia tăng đột biến về lượng người di cư đến từ Nam Sudan, Sudan và Eritrea trong mùa hè này.

Các tình nguyện viên làm việc với Baobab cung cấp cho người di cư bữa ăn nóng hổi vào mỗi buổi tối trên đường phố ở Rome. Hầu hết những người này dành một vài đêm ở Rome trước khi bắt xe buýt tới thị trấn Ventimiglia ở biên giới với Pháp.

Thế giới - Hòn đảo nhỏ của Italy tăng gấp đôi cư dân trong vòng 24 giờ

Những người di cư chờ lên tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy ở đảo Lampedusa, miền Nam đất nước, ngày 3/8/2022. Ảnh: Africa News

Cuộc khủng hoảng không có hồi kết đặt ra thử thách nghiêm trọng cho Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, người đã cam kết ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp.

Thêm một tầng áp lực chính trị đã được đặt lên nhà lãnh đạo cực hữu đầu tiên của Italy khi gần đây Đức và Pháp tuyên bố sẽ ngừng tiếp nhận những người di cư đến bằng đường biển trên bờ biển Italy trong khuôn khổ kế hoạch “đoàn kết tự nguyện” của châu Âu.

Chính phủ Đức hôm 13/9 đã thông báo cho Italy về quyết định hoãn tiếp nhận người di cư cho đến khi có thông báo mới.

Theo cơ chế “đoàn kết tự nguyện”, Đức dự kiến sẽ tiếp nhận 3.500 người xin tị nạn chuyển giao từ Italy sang. Nhưng mới chỉ có 1.700 người đến được nước Đức trước khi Berlin quyết định tạm dừng tiếp nhận.

Thủ tướng Italy Meloni hôm 13/9 cho biết bà không ngạc nhiên trước quyết định của Berlin, nhưng kêu gọi thêm sự giúp đỡ từ EU.

Đảng cực hữu của bà đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm ngoái nhờ lời hứa ngăn chặn tình trạng di cư ồ ạt và vào tháng 12 năm ngoái, chính phủ của bà đã tạm thời đình chỉ Hiệp ước Dublin, quy định nơi mà một người di cư đến đầu tiên là nơi xử lý các vấn đề tiếp nhận và yêu cầu tị nạn liên quan.

“Các điểm nóng tiếp nhận người tị nạn của chúng tôi đều đã đầy. Câu hỏi làm thế nào dừng dòng người di cư đổ bộ vào Italy. Tôi vẫn chưa thấy câu trả lời cụ thể nào”, bà Meloni nói.

Minh Đức (Theo Africa News, RFI)

[E] Những chuyến đi “tử thần” và điều EU còn thiếu

Thứ 2, 24/04/2023 | 11:33
Bi kịch xảy ra trong bối cảnh số lượng người xin tị nạn từ Bắc Phi và Nam Á đang cố gắng vượt Địa Trung Hải với hy vọng đến được châu Âu đã tăng mạnh kể từ năm 2022.

Hành trình tử thần nhìn từ thảm kịch chìm thuyền di cư ngoài khơi Italy

Thứ 4, 01/03/2023 | 15:22
Những kẻ buôn người đã thu gần 8.500 USD từ mỗi hành khách cho mỗi “hành trình tử thần” từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Italy, khiến ít nhất 64 người thiệt mạng.

Quyết định “không thể hiểu nổi” của Pháp, Italy và điều châu Âu cần

Thứ 7, 12/11/2022 | 20:11
Người tị nạn đến châu Âu luôn là một vấn đề “đau đầu” đối với EU và căng thẳng cho các nước thành viên của khối này, mà mới đây nhất là Pháp và Italy.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.