Đừng bắt anh ấy giải trình về các khoản mua sắm
Chưa kết hôn, tiền ai người nấy tiêu, kết hôn rồi, tiền phải góp vào ngân quỹ chung của gia đình. Kể cả khi mỗi người có một quỹ riêng thì việc mua sắm của chàng vẫn bị vợ xét nét. Khi anh ấy mua được chiếc Iphone 6, bạn nói: "Chúc mừng anh" hay “Em nghĩ, chúng ta nên để dành tiền để đi du lịch?".
Thỉnh thoảng, bạn cũng nên chiều theo sở thích mua sắm của chồng, nếu không anh ấy sẽ cảm thấy mình không hề được tôn trọng. Đương nhiên tiêu xài hoang phí cho những sở thích cá nhân không phải là điều được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu anh ấy đã mua rồi, bạn không nên khiển trách, phàn nàn. Thay vào đó, bạn có thể nói: "Điện thoại thật là tuyệt vời. Bây giờ chúng ta xem có thể tìm ra cách nào để kiếm được nhiều tiền hơn không nhỉ”.
Không phải tranh cãi về nội hay về ng≠oại
Khi kết hôn, số lượng các nghĩa vụ gia đình của chàng cũng như bạn tăng lên gấp đôi, trong khi quỹ thời gian thì vẫn eo hẹp như trước. Đây chính là cuộc chiến lựa chọn nhà nội nhà ngoại. Vì thế, đừng bao giờ lên các kế hoạch của gia đình mà không tham khảo ý kiến của anh ấy và nên tìm ra một lịch trình cân bằng hai bên trong các ngày lễ chính.
Ăn mặc thoải mái khi ra ngoài
Nếu tủ quần áo lỗi mốt của chồng khiến bạn bối rối thì vấn đề chủ yếu là ở bạn. Bạn lo sợ bị người khác đánh giá dựa trên những gì mà chồng mặc. Tốt hơn, hãy để anh ấy chọn chủ đề trang phục cho mình và cố gắng lựa chọn bộ quần áo tốt nhất trong số đó. Nếu bạn muốn chồng ăn mặc theo ý kiến của mình, hãy đưa ra lời khuyến khích hơn là ra lệnh. Hãy nói với anh ấy: "Mặc chiếc áo da lộn màu nâu trông anh thật phong độ" thay vì nói: "Anh đừng mặc chiếc áo đen ấy nữa".
Có một người phụ nữ lắng nghe các câu chuyện anh ấy kể
Thời yêu nhau, có thể bạn nuốt từng lời khi nghe chàng nói. Kết hôn rồi, bạn khó mà kiên nhẫn với những câu chuyện của chồng bạn, đặc biệt nếu như bạn đã từng biết về nó, khi bạn còn bao nhiêu việc nhà cửa, con cái phải lo lắng. Có điều, cắt ngang câu chuyện mà anh ấy kể lại sẽ làm giảm tinh thần của anh ấy. Ai cũng cảm thấy mình quan trọng khi được người khác lắng nghe, vì thế, hãy cố gắng chia sẻ với sự phấn khích của anh ấy. Hoặc bạn cũng có thể đón chồng mình khi đi làm về bằng một nụ hôn và hỏi xem ngày hôm nay của anh ấy như thế nào. Khi đó, bạn sẽ được nghe những câu chuyện mới.
Tha hồ bày bừa
Những anh chàng độc thân có thể vứt mọi thứ linh tinh ở bất cứ nơi nào mình muốn mà không phải nhận sự bực bội khó chịu từ các bà vợ. Khi bạn cằn nhằn vì thói cẩu thả bừa bộn của chồng, bạn không giống một người vợ, mà giống như mẹ của chàng. Nếu các bà vợ muốn xoay chuyển tình thế, hãy dành cho chồng một khu vực riêng để bày bừa mà không gây hậu quả. Đồng thời hãy lên danh sách và thời khóa biểu làm việc nhà cho cả hai vợ chồng để bạn không phải lúc nào cũng phải "hầu" anh ấy.
Một mình một giường
Dù chàng vẫn vô cùng yêu vợ, thích nằm sát bên vợ nhưng thỉnh thoảng chàng cũng thích một mình một giường. Chàng được thoải mái giang tay giang chân và tha hồ ngáy mà không bị ai phản đối. Ở đây, một chiếc nệm cỡ cực đại là một giải pháp thích hợp để hai vợ chồng vẫn có thể mỗi người một không gian riêng. Bạn cũng nên sắm một cái chăn to hơn cả kích cỡ cái giường để hai người không phải tranh giành chăn với nhau, mỗi người vẫn có thể quấn chăn vào người mà không khiến người kia hậm hực.
Không phải cùng vợ ngồi than vãn
Vợ mong chờ chồng tan việc để có thể kể với anh ấy về những đồng nghiệp khó chịu của mình? Điều này có thể khiến người khác cảm thấy mệt mỏi. Chàng sẽ nghĩ rằng mình có nhiệm vụ phải giải quyết vấn đề này giúp vợ. Tốt nhất hãy để cho chàng nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng đồng hồ trước khi bạn "xả". Khi kể lại những căng thẳng của mình, hãy cho chàng biết bạn đang tìm kiếm một sự cảm thông chứ không phải đang cần một cách giải quyết. Đồng thời, bạn cũng nên biết rằng, nam giới thường có xu hướng im lặng khi có điều gì làm phiền họ. Nếu chồng nhìn bạn cau có và nói rằng mình thấy mọi thứ vẫn ổn, bạn có thể nói: "Em không tin là mọi thứ đều ổn nhưng em sẽ để anh ngồi một mình. Khi nào anh muốn nói thì em luôn sẵn sàng nghe".
Tình yêu vô điều kiện của mẹ
Anh ấy yêu mẹ. Điều đó thật tuyệt vời và chứng tỏ bạn không trở thành một bà mẹ của anh ấy và không phủ kín anh ấy. Tuy nhiên, sự xuất hiện của vợ cũng khiến cho mối quan hệ của chàng và mẹ có nhiều thay đổi, do hai người phụ nữ quan trọng nhất của chàng đôi khi ghen tị và không bằng lòng với nhau.
Dù kết hôn rồi, chàng vẫn luôn mong muốn được mẹ che chở và bao bọc. Bạn đừng cố gắng thay thế mẹ chàng, thay vào đó, hãy khuyến khích chàng về thăm mẹ và gọi điện cho mẹ, sắp xếp những chuyến đi chơi cùng mẹ. Hãy cho chàng thấy bạn cũng coi trọng mẹ chàng. Thỉnh thoảng bạn cũng nên đi với bà dù bà không phải là mẫu người bạn ưa thích, hãy hỏi bà cách làm món ăn mà chàng thích.
Ra những quyết định nhỏ
Đàn ông thường chiều theo sở thích của vợ sau khi kết hôn vì đó là một cách dễ dàng để vợ chồng hòa hợp với nhau. Tuy nhiên, nếu bạn giành quyền từ chọn các đĩa nhạc trong xe hơi đến các bức tranh treo trên tường và tất cả mọi thứ khác, anh ấy sẽ dễ dàng có cảm giác mình như người thừa, không có tiếng nói gì.
Thay vì luôn luôn nói: "Chúng ta hãy xem bộ phim này", thỉnh thoảng bạn hãy hỏi, "Anh muốn xem phim gì?". Nếu bạn thực sự không thể chịu được gu của chồng với một số thứ tồn tại lâu dài như đồ gỗ nội thất, cả hai nên đi mua sắm cùng nhau để cùng bàn bạc.
Công khai trêu đùa phụ nữ khác
Đàn ông là những sinh vật trực quan, gặp một người phụ nữ đẹp hay ăn mặc gợi cảm, chàng không thể ngồi yên. Nếu bạn khó chịu về điều đó, anh ấy sẽ cảm thấy mắc lỗi và sẽ giấu bạn. Chàng liếc nhìn một phụ nữ đẹp không có nghĩa là chàng muốn lên giường với họ. Cố gắng bỏ qua miễn là chàng không tán tỉnh họ. Bạn thậm chí có thể nói: "Cô ấy thật nóng bỏng", và nếu chàng bảo "Làm sao bằng được em", chắc hẳn bạn sẽ tha thứ cho chàng.
Theo Woman's Day